Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao, bồi dưỡng nhân...

Quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao, bồi dưỡng nhân tài đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú


Ngày 17/6, góp ý tại phiên thảo luận về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị phải tiếp tục quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao, bồi dưỡng nhân tài đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú.

Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Trương Xuân Cừ – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội – cho rằng, hiện nay, hệ thống giáo dục vùng dân tộc, vùng cao đã có nhiều chính sách ưu tiên của Đảng, thông qua các hệ thống trường chuyên biệt, các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú.

Tuy nhiên, vấn đề bồi dưỡng nhân tài đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú và đối với học sinh dân tộc nội trú vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn.

Theo đại biểu, hiện nay, tỷ lệ người dân tộc thiểu số học ở hệ thống các trường chuyên và các trường đại học trên toàn quốc là rất ít, rất thấp. Vì vậy, đại biểu đề nghị, cần phải lấy trường chuyên của tỉnh, lấy trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh là hệ chuyên cấp 3 đối với các học sinh dân tộc thiểu số.

Đại biểu nhấn mạnh, nếu chúng ta có một hệ thống từ xã trở lên, từ các cụm trường trở lên thì chắc chắn trường chuyên học sinh nội trú cũng sẽ chọn được những em có tố chất, có năng khiếu để hội nhập.

Theo đại biểu, trong đầu tư, những em học sinh có năng khiếu thật sự, bằng ngân sách có thể hợp đồng đào tạo với các trường đại học, chẳng hạn như các trường chuyên của Đại học Quốc gia, trường chuyên của Đại học Sư phạm Hà Nội 1 và tất cả các trường chuyên khác…

“Cả nước chúng ta hội nhập quốc tế thì đồng bào dân tộc thiểu số cũng phải hội nhập quốc gia. Và việc đó phải bắt đầu từ giáo dục. Theo tôi chú trọng đến nhân tài người dân tộc thiểu số mới hội nhập được” – ông Trương Xuân Cừ nhấn mạnh.

Tiếp đó, theo đại biểu Cừ, cũng cần phải nghiên cứu hội nhập quốc tế ở các tỉnh biên giới. Theo đó, bằng vốn ngân sách, chúng ta có thể cử những em học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc sang học các nước có biên giới với các tỉnh.

Quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao, bồi dưỡng nhân tài đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú- Ảnh 1.

Phiên thảo luận tại hội trường ngày 17/6 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Đại biểu Cừ dẫn chứng: “Năm 2007, với cương vị công tác của mình, tôi đã tham mưu đối với tỉnh Điện Biên và cử được 10 em học sinh giỏi dân tộc sang Trung Quốc học bằng nguồn ngân sách, bây giờ về nước các em phát triển rất tốt”.

Đại biểu Cừ nhấn mạnh: “Tôi muốn đi vào chiều sâu, dành nguồn ngân sách đầu tư chính đáng để đào tạo những người dân tộc có năng khiếu, có tố chất để chúng ta có cơ hội để hội nhập quốc gia”.

Cũng liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đại biểu Hà Sỹ Huân – ĐBQH tỉnh Bắc Kạn – cho biết, đối với Chương trình nông thôn mới, các xã khu vực 2, khu vực 3 khi hoàn thành nông thôn mới, sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ như giáo dục, y tế, bảo hiểm, tín dụng, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng như các xã khu vực 2, khu vực 3. Do đó, đại biểu đề nghị, đối với các xã đã đạt nông thôn mới cần tiếp tục được hưởng chính sách như đối với các xã khu vực 2, khu vực 3 đến hết giai đoạn. Học sinh THCS hiện đang sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn đi học ở các trường thuộc địa bàn khu vực 1 cũng được hưởng chính sách tiền ăn, hỗ trợ nhà ở, tiền hỗ trợ gạo theo quy định như học sinh tiểu học, THCS đang sinh sống tại thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn. Đây mới là chính sách phù hợp đối với đồng bào dân tộc, nhất là các xã có con em khi đã hoàn thành nông thôn mới.

Quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng cao, bồi dưỡng nhân tài đối với hệ thống các trường dân tộc nội trú- Ảnh 2.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Thay mặt Chính phủ và được thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cảm ơn Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, ban hành nhiều nghị quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian qua.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cũng giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm về điều chỉnh nguồn vốn của chương trình, về phạm vi và đối tượng của chương trình, về tiến độ thực hiện chương trình…



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dat-nuoc-hoi-nhap-quoc-te-thi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-cung-phai-hoi-nhap-quoc-gia-20240617162415508.htm

Cùng chủ đề

Chung sức, chung lòng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các ĐBQH, cán bộ, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội nỗ lực phấn đấu nhân đôi thành tích của năm 2024 ...

Chuyện chưa kể về hai nữ sinh sản xuất thuốc trị rôm đoạt giải khởi nghiệp

(Dân trí) - Hà Hương Trà, người Tày, và Mạc Phương Dung, người Sán Dìu, đang học lớp 11 Trường THPT Phủ Thông, Bắc Kạn đã giành giải ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc với sản phẩm thuốc trị rôm từ thảo dược vườn nhà. Mạc Phương Dung và Hà Hương Trà là hai tác giả của dự án "Chuỗi cung ứng và kinh doanh sản phẩm phòng và trị rôm cho trẻ từ thảo dược vườn nhà".Sản phẩm của...

Tết sum vầy của người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. ...

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VN-Index “lấy may” đầu năm, giao dịch tích cực

VN-Index phục hồi tích cực; 4 nhóm ngành tiềm năng năm 2025; Lịch trả cổ tức; Diễn biến trái chiều chuỗi bán lẻ Thế giới Di động; Thị trường chứng khoán "lấy may" đầu năm Ất Tỵ. ...

Năm 2025 mở ra nhiều cơ hội cho nữ doanh nhân chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

“Với bản lĩnh kiên cường và sức sáng tạo mạnh mẽ, các nữ doanh nhân có thể trở thành những nhà lãnh đạo dẫn dắt, góp phần ghi dấu ấn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”,...

Những điều nhân ái giúp học sinh khó khăn không phải bỏ học

Đây là phương châm được Trường THPT Nguyễn Bình, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, thực hiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong nhiều năm qua. ...

Cách mạng 4.0 là cơ hội tốt để thúc đẩy bình đẳng giới

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo PNVN, bà Nguyễn Thị Kiều Quyên, Đại sứ Women in Tech tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên minh công nghệ số Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc...

Cơ hội định cư tại châu Âu có thật sự dễ dàng?

Những năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu về kế hoạch "Định cư tại châu Âu" của nhiều bạn trẻ tại các thành phố lớn ngày càng nhiều. Hãy lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia dưới...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Trường Đại học Thủ Dầu Một thu sai quy định của sinh viên 37 tỷ đồng

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước xác định trường Đại học Thủ Dầu Một đã thu học phí của sinh viên cao hơn mức trần quy định. Cụ thể, năm học 2020-2021 và 2021-2022, Trường Đại học Thủ Dầu Một chưa tự chủ tài chính, do đó mức thu học phí được thực hiện theo quy định của Nhà nước là Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, trường lại thu...

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Mới nhất

Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết

Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh...

Tối 3-2, giá vàng miếng SJC nhảy vọt tiếp sát 90 triệu đồng

(NLĐO) - Giá vàng trong nước chưa ngừng đà tăng vào cuối ngày, vàng miếng SJC lên mức cao nhất trong 3 tháng qua. ...

Indonesia tiếp tục nhập tịch cầu thủ, tham vọng dự World Cup 2 lần liên tiếp

"Đối với đội tuyển Indonesia, đương nhiên chúng tôi muốn dự World Cup liên tục", Chủ tịch LĐBĐ Indonesia Erick Thohir tuyên bố trong một buổi phỏng vấn mới đây tại Hà Lan. Thành công của bóng đá Indonesia trong 2 năm qua là cơ sở để vị tỷ phú tiếp tục nuôi giấc mơ lớn.Ông Thohir nói...

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Người phụ nữ va chạm xe khách tử vong, bị kéo lê 20 m

(NLĐO) - Người phụ nữ tử vong sau va chạm với xe khách Hưng Long trên Quốc lộ 1 qua địa bàn Quảng Bình, khiến giao thông...

Mới nhất