Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Quản lý dạy thêm, phải trị bệnh tại căn

Thông tư số 29/2024 tập trung các biện pháp hành chính như kiểm soát số lượng giờ dạy thêm, yêu cầu giáo viên đăng ký lớp học thêm với cơ quan chức năng, cấm việc dạy thêm trong một số trường hợp…

Quản lý dạy thêm: Phải trị bệnh tại căn - Ảnh 1.

Học sinh đi học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Tuy nhiên những biện pháp này dường như chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề, chứ chưa thực sự đi vào phần gốc rễ.

Để thực sự giảm thiểu những tác động tiêu cực của dạy thêm, cần một tư duy mang tính hệ thống, thay đổi cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục thay vì chỉ đơn thuần quản lý hiện tượng này.

Nhiều hệ lụy dạy thêm, học thêm

Dạy thêm và học thêm là một hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt tại Đông Á, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế dạy thêm và học thêm mang lại một số tác động tích cực như nâng cao thành tích thi cử của học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập bổ sung của một số đối tượng và tạo nguồn thu nhập thêm cho nhiều giáo viên.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó, dạy thêm và học thêm cũng gây ra các hệ lụy tiêu cực như gia tăng bất bình đẳng giáo dục, gây áp lực tài chính lên các gia đình nghèo, tạo sức ép tâm lý lên học sinh, và biến nhà trường thành “đấu trường” trong cuộc đua thành tích nặng về “học để thi” hơn là xây dựng năng lực tư duy và sự phát triển toàn diện.

Như Albert Einstein nói đại ý: “Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề với cùng một suy nghĩ mà chúng ta đã sử dụng để tạo ra chúng”, vấn đề dạy thêm không chỉ là câu chuyện về việc học thêm ngoài giờ, mà còn là biểu hiện của những vấn đề sâu xa trong hệ thống giáo dục hiện tại.

Dạy thêm tồn tại và phát triển mạnh mẽ vì nó đáp ứng một nhu cầu thiết yếu mà hệ thống giáo dục chính quy chưa giải quyết được.

Một hệ thống giáo dục dựa quá nhiều vào thành tích thi cử, đặt nặng các kỳ thi quyết định như thi vào lớp 10 công lập hoặc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, vô tình tạo ra áp lực cho học sinh và phụ huynh, khiến học thêm như một cứu cánh.

Việc này càng trầm trọng hơn trong bối cảnh số lượng trường lớp công lập ở thành phố không đủ để đáp ứng nhu cầu của học sinh, trường tư học phí cao, còn hệ thống trường nghề lại chưa đủ sức hút để trở thành con đường thay thế hấp dẫn.

Xã hội cần nhìn nhận rằng mỗi học sinh có một con đường phát triển riêng, bằng tốt nghiệp cấp trung học đều có giá trị sử dụng và có giá trị tương đương để học liên thông và thành công không chỉ nằm ở việc vào đại học hay đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Thay đổi cách thiết kế hệ thống giáo dục

Một giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề dạy thêm phải bắt đầu từ việc đặt câu hỏi: Tại sao học sinh lại cần học thêm? Câu trả lời thường xoay quanh áp lực thi cử, sự thiếu tự tin vào hệ thống giáo dục chính quy, và kỳ vọng xã hội về việc đạt điểm cao hoặc vào các trường danh tiếng.

Như vậy trọng tâm của giải pháp không phải chỉ nằm ở việc kiểm soát dạy thêm, mà cần thay đổi cách thiết kế hệ thống giáo dục để giảm thiểu áp lực này – trách nhiệm này thuộc ngành giáo dục cấp trung ương và địa phương. Trong đó cần tập trung cải cách các kỳ thi, chuyển đổi cách đánh giá học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học.

Để thay đổi, ngoài việc phải mở rộng quy mô, số lượng trường THPT công lập và tư thục còn cần xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện hơn, không chỉ dựa vào các bài kiểm tra kiến thức mà còn đánh giá kỹ năng mềm, khả năng tư duy và thành tích trong các hoạt động thực tế.

Các kỳ thi sáng tạo, bài kiểm tra dự án, hoặc đánh giá năng lực theo quá trình có thể là những bước tiến quan trọng để giảm bớt áp lực từ các kỳ thi truyền thống. Đặc biệt cải tiến cách đánh giá xét tuyển vào đại học.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào hệ thống giáo dục nghề và các lựa chọn thay thế cho con đường học vấn phổ thông truyền thống là một yếu tố then chốt. Hiện nay, tại Việt Nam, tâm lý chuộng bằng cấp và coi thường học nghề vẫn rất phổ biến. Tâm lý phân biệt giá trị bằng THPT và bằng trung cấp nghề còn phổ biến trong xã hội.

Vì vậy rất cần thay đổi thể chế để chỉ còn một loại bằng trung học có giá trị tùy theo nhu cầu sử dụng như hầu hết các quốc gia khác. Để khuyến khích học sinh và phụ huynh lựa chọn con đường học nghề cần nâng cao chất lượng đào tạo, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và tạo điều kiện để học sinh học liên thông.

Khi hệ thống giáo dục nghề trở nên hấp dẫn hơn, áp lực dồn lên hệ thống trường công lập phổ thông sẽ giảm, từ đó giảm bớt nhu cầu học thêm để cạnh tranh vào học các lớp 10 công lập.

Cuối cùng, sự khác biệt giữa trường công lập và tư thục cũng cần được thu hẹp. Ở Việt Nam, các trường công lập thường được coi là lựa chọn hàng đầu, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu học thêm gia tăng. Trong khi đó, các trường tư thục hoặc dân lập chưa được đầu tư đủ để trở thành những lựa chọn thay thế đáng tin cậy do học phí khá cao và chất lượng chưa hẳn tốt.

Vấn đề dạy thêm không thể được giải quyết một cách triệt để nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc quản lý hiện tượng này. Thay vào đó cần một tư duy mang tính hệ thống, nhìn nhận dạy thêm như một biểu hiện của những bất cập lớn hơn trong hệ thống giáo dục.

Những cải cách sâu rộng từ xem xét lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chính sách thi cử, đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp, thay đổi nhận thức xã hội và nâng cao chất lượng, phát triển trường trung học, đổi mới thể chế giáo dục là chìa khóa để giải quyết tận gốc vấn đề.

Văn hóa “học để thi”

Một trong những vấn đề cốt lõi là cách thi cử hiện nay. Các kỳ thi mang tính quyết định, như thi vào lớp 10 công lập hay kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đặt nặng sự cạnh tranh và biến điểm số thành mục tiêu cuối cùng của giáo dục. Điều này không chỉ khiến học sinh căng thẳng mà còn thúc đẩy văn hóa “học để thi” và “dạy để thi”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/quan-ly-day-them-phai-tri-benh-tai-can-20250111081023652.htm

Cùng chủ đề

Xuân người tha hương: Tết đến, mẹ luôn chờ con về gây xúc động

Có nhiều sản phẩm âm nhạc mừng năm mới nhưng Xuân người tha hương của Tuấn Cường lại khác biệt vì đây là ca khúc bolero hiếm hoi dịp này. Còn diễn viên Ngọc Tản tâm sự các bà mẹ xa con luôn mong...

60 nghệ sĩ hòa tấu chào năm mới dưới Cột cờ Hà Nội

Nhiều bản nhạc xuân quen thuộc sẽ được vang lên ngay dưới Cột cờ Hà Nội, trong chương trình Hòa tấu Chào năm mới. Mở màn với Việt Nam quê hương tôi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Hòa tấu Chào năm mới 2025 dẫn...

Người tăng huyết áp cần chú ý gì ngày Tết?

Tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp, cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Nếu tăng huyết áp, ngoài chế độ sinh hoạt, chúng ta cần chú ý những món ăn gì trong ngày Tết để kiểm soát bệnh? ...

Sẽ thí điểm tuyển giáo viên trình độ cao đẳng dạy một số môn phổ thông

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đa số các trường trung học phổ thông chưa có giáo viên môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) để học sinh lựa chọn môn học. Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 16/NQ-CP về đề...

3 giọng hát hay Thanh Lam, Mai Hoa, Mỹ Linh hát dưới trời đêm mừng năm mới

Thanh Lam, Mai Hoa, Mỹ Linh - ba giọng hát hay của thủ đô - cùng hội ngộ trong chương trình Khúc xuân Hà Nội lên sóng Đài Hà Nội lúc 20h ngày 29-1, tức mùng 1 Tết. Ê kíp cũng đầu tư dựng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tết đến rồi, bao lì xì nhẹ thôi!

Nổi lên trong Tết này có vẻ nhiều bạn trẻ đang tìm về những giá trị giản dị, từ mái tóc đen tự nhiên, bộ đồ chân phương đến thói quen săn đồ "si" (hàng cũ) và giản lược luôn chuyện lì xì, quà cáp. ...

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Làn sóng ‘sa thải âm thầm’ tăng cao dịp cuối năm

Không những lao động gen Z mà nhiều lao động 'cứng cựa' cũng chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về việc bị sếp "đì", liên tục gây khó dễ vào dịp cuối năm, buộc phải tự 'sa thải'. Sa thải âm thầm: Vì sao...

Hơn 10.000 sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một đã được hoàn trả tiền học phí thu sai

Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành thủ tục hoàn trả cho hơn 10.000 sinh viên, học viên trong vụ thu sai 37 tỉ đồng học phí. Ngày 24-1, nhiều sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Trường Đại học Thủ Dầu Một hoàn trả 21 tỷ đồng học phí thu sai

Trường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng. Hôm nay (24/1), Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho biết đã hoàn tất các thủ tục và xác định danh sách sinh viên được hoàn trả phần học phí thu vượt liên quan đến tín chỉ thực hành. Theo nhà trường, đến nay hơn...

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khi nào học sinh được nghỉ học vào ngày thứ bảy?

Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản đề nghị UBND tỉnh này cho phép được thực hiện triển khai dạy và học 5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy, chủ nhật trong thời gian tới. ...

Hơn 10.000 sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một đã được hoàn trả tiền học phí thu sai

Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành thủ tục hoàn trả cho hơn 10.000 sinh viên, học viên trong vụ thu sai 37 tỉ đồng học phí. Ngày 24-1, nhiều sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh...

Mới nhất

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. ...

Mới nhất