Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcQuản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc'

Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp ‘gốc’

Thay vì chỉ tập trung siết chặt dạy thêm, điều quan trọng là phải nhìn nhận đúng bản chất của cung – cầu trong học thêm và có các giải pháp đồng bộ để vừa hợp pháp hóa, quản lý hiệu quả vừa giảm dần nhu cầu học thêm trong tương lai.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc' - Ảnh 1.

Nội dung dạy thêm, học thêm thu hút sự quan tâm theo dõi của bạn đọc Tuổi Trẻ – Ảnh chụp trang báo

Học thêm, dạy thêm từ lâu đã trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong bối cảnh nền giáo dục đặt nặng thi cử và cạnh tranh, học thêm dường như trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh.

Hợp pháp hóa dạy thêm

Trước hết cần thừa nhận rằng học thêm xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh và phụ huynh, không đơn thuần là kết quả của việc giáo viên lạm dụng quyền lực để ép buộc. Học thêm có thể xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau: học sinh yếu kém cần bổ sung kiến thức, học sinh khá giỏi muốn nâng cao để thi cử hoặc đơn giản là do áp lực từ gia đình mong muốn con em đạt thành tích tốt hơn.

Ngoài ra chính chương trình giáo dục nặng nề, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, sĩ số lớp học đông và áp lực thi cử đã tạo ra một thị trường học thêm sôi động mà dù có cấm, thị trường này vẫn sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy kèm tại nhà, trung tâm luyện thi, dạy học online hay lớp học nhóm do giáo viên tổ chức…

Trong khi đó, dạy thêm cũng là một nhu cầu có thật của giáo viên. Với mức lương hiện tại của Nhà nước, nhiều giáo viên khó có thể trang trải cuộc sống ở đô thị nếu chỉ dựa vào thu nhập chính từ trường học. Hệ quả là một số giáo viên có thể tìm cách rời bỏ trường công lập để mở lớp học thêm tư nhân hoặc những người tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội vào biên chế cũng tham gia thị trường dạy thêm. 

Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa giáo viên công lập và tư nhân, đồng thời làm cho việc cấm đoán dạy thêm trở nên thiếu thực tế bởi nhu cầu vẫn tồn tại, chỉ là dịch chuyển từ chỗ này ra chỗ kia.

Chính vì vậy, thay vì cấm đoán cứng nhắc cần có cách tiếp cận hợp lý hơn: hợp pháp hóa dạy thêm nhưng có kiểm soát theo luật pháp. Một mô hình quản lý chặt chẽ có thể giúp loại bỏ những tiêu cực trong hoạt động này mà không làm gián đoạn nhu cầu thực sự của học sinh.

Cần quy định rõ ràng về việc giáo viên công lập được phép dạy thêm nhưng không được dạy học sinh lớp mình đang phụ trách, không được ép buộc hay cắt xén nội dung giảng dạy trên lớp. Đồng thời những lớp học thêm cần được đăng ký chính thức, công khai học phí, đảm bảo không có tình trạng lạm thu hay dạy chui.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát các trung tâm luyện thi cũng phải chặt chẽ hơn, không chỉ về chất lượng giảng dạy mà còn về nội dung chương trình, tránh tình trạng nhồi nhét kiến thức một cách máy móc theo kiểu “dạy để thi”.

Giải pháp “gốc”

Tuy nhiên, hợp pháp hóa dạy thêm chỉ là một phần của giải pháp. Quan trọng hơn cả là làm sao để giảm thiểu nhu cầu học thêm về lâu dài. Điều này không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần một chiến lược tổng thể, tác động đến cả hệ thống giáo dục từ chương trình, phương pháp giảng dạy đến chính sách tuyển sinh và thu nhập của giáo viên.

Trước hết cần tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục theo hướng giảm tải và cá nhân hóa. Một trong những lý do khiến học sinh phải học thêm là vì chương trình chính khóa quá nặng nề không chỉ do nội dung chương trình mà còn do tài năng sư phạm của giáo viên khiến dạy học không hiệu quả, điều kiện cơ sở vật chất, quy mô lớp học và đặc biệt chính sách thi kiểm tra đánh giá.

Nếu chương trình học được thiết kế linh hoạt hơn, cho phép học sinh học theo năng lực riêng của mình thay vì áp đặt cùng một chuẩn mực cho tất cả, thì nhu cầu học thêm sẽ giảm đáng kể. 

Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, xây dựng các nền tảng học tập trực tuyến miễn phí hoặc giá rẻ cũng có thể giúp học sinh tự bổ sung kiến thức mà không cần phụ thuộc vào các lớp học thêm truyền thống.

Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ học sinh ngay trong trường học, đặc biệt là những em có học lực yếu. Nếu các trường tổ chức lớp phụ đạo miễn phí hoặc giá rẻ ngay trong khuôn khổ nhà trường, học sinh sẽ không phải tìm đến học thêm bên ngoài. 

Đồng thời mô hình học nhóm, học kèm giữa các học sinh cũng có thể được khuyến khích để tạo ra môi trường hỗ trợ lẫn nhau, giảm sự phụ thuộc vào giáo viên dạy thêm.

Cuối cùng, để hạn chế tình trạng giáo viên công lập bỏ việc ra ngoài dạy thêm cần cải thiện thu nhập cho đội ngũ giáo viên. Nếu giáo viên có một mức lương đủ sống, họ sẽ không còn phải tìm đến dạy thêm như một nguồn thu nhập bắt buộc. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tăng lương cơ bản hoặc mở ra các cơ hội nghề nghiệp khác trong ngành giáo dục như tham gia nghiên cứu, giảng dạy trực tuyến, làm tư vấn…

Đặc biệt phụ huynh xin cũng đừng quá bận tâm vì thành tích để ép buộc con em mình học thêm gây tổn hại về sức khỏe tâm sinh lý sau này của các cháu.

Giải pháp căn cơ vẫn phải là cải cách từ gốc: giảm tải chương trình học, đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi chính sách tuyển sinh và đảm bảo thu nhập cho giáo viên.

Khi những yếu tố này được cải thiện, nhu cầu học thêm sẽ tự nhiên giảm xuống, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi học sinh có thể phát triển đúng với khả năng của mình mà không cần đến những lớp học thêm đắt đỏ và căng thẳng.

Đổi mới chính sách tuyển sinh

Việc thay đổi chính sách tuyển sinh cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay nhu cầu học thêm phần lớn xuất phát từ áp lực thi cử, đặc biệt là vào lớp 6, lớp 10 và đại học. Nếu hệ thống tuyển sinh chỉ dựa vào một kỳ thi duy nhất, học sinh buộc phải chạy đua với nhau và phải tìm đến học thêm như một giải pháp tất yếu.

Thay vào đó có thể áp dụng các phương thức xét tuyển đa dạng hơn, kết hợp giữa điểm số, đánh giá năng lực và các tiêu chí khác như hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân. Khi áp lực thi cử được giảm bớt, nhu cầu học thêm cũng sẽ không còn căng thẳng như hiện nay.



Nguồn: https://tuoitre.vn/quan-ly-day-them-hoc-them-can-giai-phap-goc-20250220085932191.htm

Cùng chủ đề

Đại học Huế sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn, xuất sắc

Đại học Huế có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên được tuyển theo diện xuất sắc, cũng như những sinh viên có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn. Sau sự kiện lần này, Đại học Huế sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt...

Trường đại học Sư phạm TP.HCM tiếp tục sử dụng điểm học bạ xét tuyển

Chiều 21-2, Trường đại học Sư phạm TP.HCM họp chốt phương án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, trường tiếp tục sử dụng kết quả học tập 3 năm THPT để xét tuyển. Bên cạnh phương thức xét tuyển có điều chỉnh, đề thi...

Xài hộp nhựa dùng một lần, tăng nguy cơ bị suy tim

Hộp nhựa dùng một lần có thể rò rỉ hóa chất nguy hiểm vào thức ăn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo nghiên cứu mới đây. Trong thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã tìm thấy...

Trào lưu idol khuấy động năm 2025?

Những năm gần đây nhiều game show sống còn lên sóng với tham vọng tạo nên những thần tượng, idol mới trong các lĩnh vực, đặc biệt là âm nhạc. Tham gia show King of rap, rồi 2 ngày 1 đêm, Anh trai say...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất

Ngày 20-2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đến thăm, chúc mừng Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). Biểu dương những nỗ lực và thành tích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc

Ngày 21-2, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động 19,38 - 27,83%. Trong khi đó, thép HRC nhập từ Ấn Độ được...

Trốn nhập ngũ, 2 thanh niên bị phạt 125 triệu đồng

Hai thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, bị phạt vi phạm hành chính 125 triệu đồng. Ngày 21-2, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai nam thanh niên trú tại...

Đại học Huế sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn, xuất sắc

Đại học Huế có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên được tuyển theo diện xuất sắc, cũng như những sinh viên có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn. Sau sự kiện lần này, Đại học Huế sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt...

Cho phép đầu tư trường đua ngựa, đua chó có cá cược ở Lâm Đồng

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trường đua ngựa và đua chó có cá cược tại tỉnh Lâm Đồng. Đối với nhà đầu tư, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu bên cạnh việc...

Trường đại học Sư phạm TP.HCM tiếp tục sử dụng điểm học bạ xét tuyển

Chiều 21-2, Trường đại học Sư phạm TP.HCM họp chốt phương án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, trường tiếp tục sử dụng kết quả học tập 3 năm THPT để xét tuyển. Bên cạnh phương thức xét tuyển có điều chỉnh, đề thi...

Bài đọc nhiều

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Cùng chuyên mục

Đại học Huế tuyển sinh 135 ngành năm 2025

Năm 2025, Đại học Huế dự kiến tuyển sinh hơn 135 ngành học với hơn 14.000 chỉ tiêu theo 6 phương thức xét tuyển. Trong đó, điểm mới là sẽ xét điểm của 4 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và 2...

Đại học Huế sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn, xuất sắc

Đại học Huế có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên được tuyển theo diện xuất sắc, cũng như những sinh viên có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn. Sau sự kiện lần này, Đại học Huế sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt...

Học sinh THCS dùng gậy đánh bạn gãy tay, vỡ đầu

Ngày 21/2, Đại úy Bùi Ngọc Sang, Phó Trưởng Công an xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một học sinh nam bậc THCS đánh một học sinh nam bậc THPT, gây thương tích nghiêm trọng. ...

Hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức

Sáng 21/2, Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, hơn 130.000 thí sinh đã đăng ký dự thi. Đây là con số kỷ lục so với cùng đợt đăng ký các năm trước.

5 điểm đặc biệt trong kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

(NLĐO)- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM cho biết kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm nay có 5 điểm đặc biệt nhằm mang lại nhiều cơ hội cho thí sinh ...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm đường dây 500kV Lào Cai

Với những bài học trước đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu phải tính từ sớm, từ xa để dự phòng vật tư cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Chiều 21/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về tiến độ thực...

Ngành da giày, thủy sản gấp đôi lợi thế

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, không những không tạo ra rào cản mà còn mang đến nhiều thuận lợi, cơ hội lớn cho doanh nghiệp giày dép, thủy sản trong nước. Hàng Việt Nam hưởng lợi thế nhân đôi Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều...

2 tháng ‘tốc hành’ gỡ khó nhân lực cho ngành bán lẻ

Chỉ sau hơn 2 tháng từ khi nhận ý kiến từ doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã kết nối doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để có được nguồn nhân lực bán lẻ chất lượng. Nhân lực là 1 trong 3 trụ cột chính của ngành bán lẻ Chiều ngày 20/2/2025, tại...

Đầu năm 2025, lượng khách quốc tế tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng mạnh

NDO - Theo dữ liệu tổng hợp từ Google Destination Insights, lượng tìm kiếm từ quốc tế về các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam từ cuối tháng 11/2024 đến hết tháng 1/2025 tăng khoảng 15-30% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 2/2025, lượng tìm kiếm quốc...

Chính quyền Phú Quốc quyết liệt vào cuộc nếu điểm du lịch trái phép không tự tháo dỡ

Người đứng đầu chính quyền TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nói, đã nắm được điểm du lịch xây dựng trái phép The Peak trên đồi Điện Tiên mở cửa đón khách. Chính quyền sẽ xử lý nếu đến thời hạn 30 ngày người vi phạm không khắc phụ hậu quả. ...

Mới nhất