Trang chủNewsThế giớiQuan hệ Mỹ - WHO sẽ thế nào nếu ông Trump đắc...

Quan hệ Mỹ – WHO sẽ thế nào nếu ông Trump đắc cử?


Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập. Đây là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc với nhiệm vụ chủ chốt là điều phối các vấn đề y tế toàn cầu, trong đó bao gồm giúp các quốc gia ứng phó với tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng như đại dịch Covid-19. Mỹ là quốc gia tài trợ lớn nhất cho tổ chức này.

Theo thống kê, trong thập kỷ qua chi phí đóng góp của Mỹ vào WHO từ 163 triệu đến 816 triệu USD. Tuy nhiên, việc WHO chậm ứng phó với đại dịch Covid-19 đã khiến chính quyền Trump đình chỉ tài trợ và chấm dứt tư cách thành viên của Mỹ vào năm 2020. 

Trong bối cảnh Mỹ hiện đang diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống cho nhiệm kỳ sắp tới, các chuyên gia đang đặt giả thuyết, liệu mối quan hệ giữa Mỹ và WHO sẽ căng thẳng trở lại nếu ông Trump đắc cử.

Tổn thất trong đại dịch Covid-19: WHO không thể đứng ngoài cuộc

Năm 2021, Ủy ban Độc lập về Chuẩn bị và Ứng phó Đại dịch đã cáo buộc WHO chậm trễ cảnh báo và ngăn chặn đại dịch, dẫn đến bi kịch thương vong trên toàn cầu.

Báo cáo của Ủy ban cũng cho biết, mặc dù đã được thông báo về các trường hợp này từ cuối tháng 12/2019, WHO đã không triệu tập ủy ban khẩn cấp của mình cho đến ngày 22/1/2020, và sau đó tiếp tục chờ đợi đến ngày 30/1/2020 mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Cuối cùng, báo cáo kết luận rằng WHO “đã không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ như mong đợi”.

Việc WHO giải thích lý do vì sao không nâng mức cảnh báo kịp thời cũng đặt ra nghi vấn liệu tổ chức này có thật sự gắn trách nhiệm của mình đối với vấn đề đại dịch toàn cầu. Theo đó, cơ quan này chỉ thừa nhận “lỗi đánh máy” khi có sự nhầm lẫn về mức độ cảnh báo thay vì “cao” (high) thành moderate (vừa phải) chỉ sau 1 ngày công bố kết quả.

Bên cạnh Mỹ, các nước khác như Australia, Nhật Bản cũng chỉ trích WHO về vai trò trong Covid-19. Đã có nhiều nhà lãnh đạo và giới chuyên gia y tế kêu gọi Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, từ chức.

Tedros Adhanom Ghebreyesus touches his glasses during a briefing at the World Health Organisation headquarters

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO. Ảnh: Nature

Đây không phải là lần đầu, bởi trước đó WHO cũng vướng phải chỉ trích về cách ứng phó trước dịch bệnh Ebola tại Tây Phi. Vào thời điểm tháng 4/2014, dịch Ebola đã bùng phát mạnh mẽ, nhưng phải đến tháng 8/2014, WHO mới công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Sự chậm trễ này là một phần nguyên do khiến dịch bùng phát và lan rộng tại Tây Phi, gây ra cái chết của hơn 11.000 người.

Tổ chức này cũng từng bị cáo buộc đã thổi phồng cúm A/H1N1 thành đại dịch do tác động từ ngành công nghiệp dược phẩm. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn với đại dịch Covid-19.

Tương lai của WHO nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng?

Trong nhiệm kỳ trước, ông Donald Trump từng chỉ trích WHO quá phụ thuộc vào Trung Quốc, không minh bạch trong việc cung cấp thông tin về Covid-19 và không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe toàn cầu.

Ông Trump cũng cho rằng nguồn ngân sách của quốc gia này cần được sử dụng hiệu quả hơn ở nơi khác. Theo đó, ngày 14/4/2020, ông Trump quyết định ngừng cấp ngân sách và “thực hiện một cuộc đánh giá nhằm làm rõ vai trò của WHO trong việc khiến thế giới mắc sai lầm nghiêm trọng khi đối phó với Covid-19 và che đậy sự lây lan của virus nCoV”.

President Donald Trump speaks during a Coronavirus Task Force news conference at the White House in Washington, D.C., on Monday, April 6, 2020.

Ông Trump trong cuộc họp báo về tình trạng khẩn cấp của đại dịch Covid-19 tại Nhà Trắng, Washington, D.C. (Mỹ) ngày 6/4/2020. Ảnh: CNBC

Quyết định của ông Trump đã gây tranh cãi lớn. Nhiều người cho rằng việc cắt viện trợ sẽ làm suy yếu khả năng của WHO trong việc đối phó với các dịch bệnh tương lai và hỗ trợ các nước nghèo. Tuy nhiên, ông Trump vẫn giữ quan điểm, cho rằng WHO cần phải cải cách toàn diện và trở nên minh bạch hơn trong hoạt động. Điều này gây ra một cú sốc lớn cho WHO, bởi tổ chức này vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài trợ từ Mỹ để duy trì hoạt động.

Mối quan hệ của WHO với các quốc gia thành viên khác cũng là vấn đề tạo nhiều tranh luận. Mặc dù nhiều thành viên tiếp tục ủng hộ WHO và thừa nhận tầm quan trọng của tổ chức này đối với vấn đề y tế toàn cầu, nhưng nhiều quốc gia khác cũng đang kêu gọi thúc đẩy cho một cuộc cải cách trong bộ máy của WHO để giúp giải quyết những điểm yếu của tổ chức này.

Bản thân WHO cũng ủng hộ việc thực hiện cải cách trong một số lĩnh vực và đã tiến hành một số quy trình cải cách nội bộ, đồng thời triển khai “vòng đầu tư” mới và thúc đẩy các quá trình đàm phán để sửa đổi Quy định Y tế Quốc tế cũng như thiết lập một hiệp định mới liên quan các vấn đề đại dịch, trong đó mỗi thỏa thuận đều bao gồm việc cải cách các hoạt động của WHO.

Hiện các nhà chức trách trên toàn cầu cũng liệt kê các vấn đề mà tổ chức này đang phải đối diện, trong đó bao gồm tăng trưởng thấp về nguồn quỹ, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, phi tập trung và quan liêu.

Mặc dù WHO là một tổ chức về y tế và có nhiệm vụ cảnh báo các vấn đề y tế trên toàn cầu, nhưng các hoạt động của WHO hiện đang tham gia sâu vào các vấn đề chính trị, xây dựng chính sách quốc gia, cũng như đàm phán về các vấn đề y tế. Điều này, theo các chuyên gia, sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa các đảng phái, bộ ngành của các nước.

Hiện tại, vai trò của WHO đối với sức khỏe toàn cầu vẫn là dấu chấm hỏi. Tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 15/4/2020 bình luận: “Thế giới cần một tổ chức quốc tế có năng lực đưa ra các khuyến nghị minh bạch về sức khỏe cộng đồng và phối hợp ứng phó với những dịch bệnh bùng phát trên quy mô toàn cầu. Thế nhưng, WHO đã trở nên ngày càng ít tập trung hơn vào nhiệm vụ trọng tâm nhất của mình trong những thập kỷ gần đây, thay vào đó, lại lãng phí nguồn ngân quỹ vào những chiến dịch quảng bá cho chương trình chăm sóc sức khỏe do các chính phủ điều hành và tấn công các công ty thuốc lá”.

Trong nhiệm kỳ tới (2025-2029), nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử, khả năng cao những vấn đề giữa Mỹ và WHO sẽ được mổ xẻ trở lại. Rất có thể, nếu không cho thấy những cải cách để hoạt động hiệu quả hơn, tổ chức này sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì nguồn tài trợ và sự hỗ trợ từ các quốc gia thành viên, đặc biệt là Mỹ.

Điều đó buộc WHO sẽ phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác hoặc điều chỉnh hàng loạt chương trình, hoạt động của mình để phù hợp với nguồn ngân sách bị thu hẹp.

Minh Đức



Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/moi-quan-he-giua-my-va-to-chuc-y-te-the-gioi-lieu-co-quay-lai-tinh-trang-cang-thang-204240812145323071.htm

Cùng chủ đề

Donald Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tuần trước. ...

Mỹ dời chỗ khẩu đội tên lửa Typhon ở Philippines

Quân đội Mỹ đã di chuyển các bệ phóng Typhon từ sân bay Laoag đến một địa điểm khác trên đảo Luzon của Philippines. ...

Biến đổi máu sẽ giúp binh sĩ Mỹ đương đầu môi trường cực đoan?

Cơ quan Dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA), đơn vị nghiên cứu hàng đầu của Lầu Năm Góc, đang tìm cách biến đổi các tế bào hồng cầu theo cách mới để giúp quân đội Mỹ tăng khả năng kiểm...

Nga lên tiếng sau ‘tối hậu thư’ từ ông Trump đòi Moscow thỏa thuận về xung đột Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế nếu Nga không đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine, trong khi quan chức Moscow nói sẽ chờ lãnh đạo Mỹ ‘định nghĩa’ vấn đề thỏa thuận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm một cách thân thiện với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, và nếu có thể ông không muốn...

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Nga, Ukraine tấn công thủ đô lẫn nhau

Hôm nay (24.1), các hệ thống phòng không Nga đã đẩy lùi một đợt tấn công lớn của các máy bay không người lái (UAV) Ukraine nhằm vào 13 khu vực, bao gồm Moscow, trong khi Ukraine nói một số người ở Kyiv...

Thiên thạch cổ đại lớn gấp 4 lần núi Everest đã mang sự sống đến trái đất?

Một thiên thạch cổ đại có kích thước lớn gấp 4 lần núi Everest đã gây ra đợt sóng thần lớn chưa từng có trong lịch sử trái đất và khiến các đại dương sôi sùng sục, nhưng cũng chính thiên thạch này...

Mới nhất

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn...

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Mới nhất