Trang chủChính trịNgoại giaoQuan hệ ASEAN-Nhật Bản (Bài 2): Dấu ấn Việt Nam

Quan hệ ASEAN-Nhật Bản (Bài 2): Dấu ấn Việt Nam

Mặc dù không phải là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng kể từ khi tham gia vào năm 1995, Việt Nam luôn chứng tỏ là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của khối này. Đáng chú ý, Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc củng cố và nâng tầm quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản.

Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản. Ảnh Dương Giang-TTXVN (3)
Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN Nhật Bản Ảnh Dương Giang TTXVN

Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của đại gia đình ASEAN vào ngày 28/7/1995. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN và là dấu mốc mới đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á, góp phần đẩy mạnh hợp tác ở Đông Nam Á, vì sự phồn vinh của mỗi nước và cả khu vực.

Vào thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN, khối này mới có quan hệ đối tác đối thoại với Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập, quan hệ ASEAN-Nhật Bản đã không ngừng củng cố và phát triển. ASEAN và Nhật Bản đã ra “Tuyên bố Tokyo về Quan hệ Đối tác ASEAN-Nhật Bản: Năng động và Lâu dài”, xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên vào năm 2003; “Tuyên bố chung về Tăng cường Đối tác Chiến lược ASEAN-Nhật Bản vì thịnh vượng chung” vào năm 2011; và Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Nhật Bản vào tháng 9/2023.

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh: “Là một thành viên tích cực trong ASEAN, Việt Nam luôn chủ động, tích cực thúc đẩy củng cố và nâng tầm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, góp phần làm sâu sắc mối quan hệ và phát triển theo hướng hiệu quả, thực chất và cùng có lợi”.

Một trong những đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản là việc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021 – thời điểm cả ASEAN và Nhật Bản đều đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do sự bùng phát của dịch COVID-19. Mặc dù vậy, Việt Nam đã triển khai công tác điều phối một cách sáng tạo, phù hợp với bối cảnh tình hình và nhu cầu hợp tác, mang lại lợi ích thực chất cho hai bên, đặc biệt là việc Nhật Bản tuyên bố hỗ trợ 50 triệu USD để thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED) vào năm 2020 – thời điểm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN.

Khi Nhật Bản đưa ra đề xuất tổ chức Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, Việt Nam đã sớm ủng hộ và luôn tham gia đóng góp tích cực, kịp thời để cụ thể hóa những đề xuất này, bảo đảm đúng lộ trình mà ASEAN-Nhật Bản đã đề ra từ đầu năm.

Chia sẻ với các phóng viên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói: “Ngay từ khi khởi xướng, Việt Nam đã luôn ủng hộ đề xuất của Nhật Bản về tổ chức Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản. Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực, đóng góp quan trọng vào thành công chung của hội nghị, cả trong quá trình chuẩn bị, xây dựng chương trình nghị sự, cũng như trong phát biểu thảo luận tại hội nghị. Đặc biệt, các phát biểu sâu sắc, toàn diện vừa mang tính tổng hợp, đúc kết 50 năm quan hệ vừa mang tầm chiến lược trong đề xuất định hướng tương lai quan hệ được các nước đánh giá cao”.

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, tại hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba phương hướng lớn để quan hệ ASEAN-Nhật Bản trở thành hình mẫu, nhân tố tích cực, đóng vai trò quan trọng vào bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, cùng phát triển ở khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường hợp tác chiến lược, cùng xây dựng cấu trúc khu vực mở, bao trùm, dựa trên luật lệ, với ASEAN đóng vai trò trung tâm; khuyến khích Nhật Bản tiếp tục tích cực hỗ trợ các nước tiểu vùng Mekong ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống, sớm khởi động lại cơ chế hợp tác Mekong, ưu tiên thúc đẩy các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển bền vững trên tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản. Ảnh Dương Giang-TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN Nhật Bản Ảnh Dương Giang TTXVN

Thủ tướng nhấn mạnh nhu cầu đầu tư cho nhân tố con người, hoan nghênh các hoạt động trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân trong khuôn khổ “đối tác từ trái tim đến trái tim” ASEAN-Nhật Bản và đề nghị cần cụ thể hóa thành các dự án, chương trình, kế hoạch hợp tác thiết thực.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh 4 kết nối, trong đó đề nghị hai bên tăng cường kết nối về kinh tế – thương mại, đầu tư coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN – Nhật Bản; đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược; mở rộng kết nối trong các lĩnh vực mới, nhất là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và nông nghiệp thông minh…, đưa các lĩnh vực này trở thành sức sống mới cho hợp tác ASEAN-Nhật Bản; ưu tiên kết nối thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Trên tinh thần lấy tin cậy chính trị làm nền tảng, hợp tác kinh tế làm động lực và lấy giao lưu nhân dân làm trung tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng con thuyền ASEAN-Nhật Bản sẽ vượt qua mọi thách thức, tiếp tục rẽ sóng vươn xa trong 50 năm tới và xa hơn nữa./.

Trọng Kiên

Đọc thêm: Quan hệ ASEAN-Nhật Bản (Bài 1): Năm thập kỷ đồng hành

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích vì không nêu tên được nước ASEAN nào

(CLO) Ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, không thể nêu tên một nước nào trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước Mỹ....

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN mang lại sự ổn định quý giá cho khu vực và thế giới

Trung Quốc và Hàn Quốc đều đánh giá cao hợp tác với ASEAN, ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba hoạt động nổi bật về ngoại giao kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh có ba hoạt động nổi bật. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại một hội nghị của Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN Các hoạt động này bao gồm: triển khai hoạt động của Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng Thế giới (HWG); triển khai Tổ Công tác...

Ngoại giao kinh tế trong một năm đầy thách thức

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tính chung cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước ta tăng 5,05% so với năm 2022. Đây là thành quả của sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành ngoại giao có những đóng góp quan trọng. Ngoại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Các hoạt động ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, các hoạt động ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu tăng 6-7%, thu hút đầu tư FDI trên 28 tỷ USD. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh TTXVN phát Năm 2023 đánh dấu hoạt động đối ngoại sôi động và nhiều dấu ấn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Trước thềm năm mới 2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao...

Những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024

Trong các báo cáo công bố gần đây, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Fitch Ratings đều đưa ra các dự báo khá lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong hai năm tới. Đáng chú ý, cả WB và Fitch Ratings đều dự báo sau một năm chững lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,5% (WB) và...

Sắp có cơ chế gỡ khó cho các dự án điện khí LNG, điện gió ngoài khơi

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Pháp chế, trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo Chính phủ để kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ những vướng mắc đối với quy định của pháp luật hiện hành trong triển khai các dự án...

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Được Mỹ bật đèn xanh, Venezuela có thể xuất khẩu khí đốt sang Trinidad & Tobago

Venezuela và Trinidad & Tobago, cùng các công ty tham gia dự án chung ngoài khơi, đã bắt đầu đàm phán giá để xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Caracas sang đảo quốc Caribbean.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Trump đã trở lại “lợi hại hơn xưa”, ngành năng lượng hóa thạch Mỹ sẽ lại bùng nổ?

Ngành công nghiệp dầu khí đã chi một khoản tiền kỷ lục để ủng hộ ông Trump và những người thuộc đảng Cộng hòa trở lại vị trí quyền lực nhất thế giới... Và đây chính là danh sách ưu tiên mà họ mong muốn được đáp đền. Liệu ngành năng lượng Mỹ sẽ đánh dấu sự đảo ngược đáng kể từ đây, cùng với nhiều chính sách về khí hậu và năng lượng?

Khẳng định “yêu Nga”, nhưng ông Trump sẽ áp đặt thuế quan quy mô lớn, vì chuyện liên quan đến Ukraine

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt thuế quan và trừng phạt quy mô lớn đối với Nga nếu không có giải pháp cho xung đột Ukraine.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Mới nhất

Dịch vụ cho thuê mai chưng Tết hút khách ở vùng biển Tây Nam

Dịch vụ thuê mai chơi Tết trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân và doanh nghiệp hiện nay. Giá thuê mai chưng Tết có giá dao động 4-20 triệu đồng giúp nhiều người tiết kiệm chi phí và chăm sóc mai. ...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng...

Cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ Tết Ất Tỵ 2025 thêm đủ vị, hấp dẫn

GĐXH - Thịt đông là một món ăn truyền thống thường không thiếu trong mâm cỗ Tết. Dưới đây là cách làm thịt đông ngon cho mâm cỗ ngày Tết bạn có thể tham khảo. ...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, TS.BS Nguyễn Quốc Triệu - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay tại Hà Nội. ...

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi tự ý sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc. Một người đàn ông 43 tuổi đã phải trải qua ca ghép gan cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau khi...

Mới nhất

Lạ lùng bún chuối