Trang chủKinh tếNông nghiệpQuản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây...

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận


2.000 gốc cây cà chua trồng vụ hè thu năm 2024 của gia đình ông Lù Thải Tráng, xã Nghĩa Thuận (người đứng thứ 2) chuẩn bị cho thu hoạch.
2.000 gốc cây cà chua trồng vụ hè thu năm 2024 của gia đình ông Lù Thải Tráng, xã Nghĩa Thuận (người đứng thứ 2) chuẩn bị cho thu hoạch.

Thực hiện Đề án chuyển đổi từ trồng cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu có giá trị kinh tế cao hơn theo chủ trương định hướng của UBND huyện Quản Bạ, trong vụ hè thu năm 2024, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, đã tiến hành thay thế cây ngô bằng các loại cây như dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, lạc.

Ông Lù Thải Tráng, người dân thôn Na Lình thông tin: “Vụ hè thu năm nay, gia đình tôi đã tiến hành chuyển đổi hơn 1ha diện tích đất trồng ngô sang trồng cà chua và dưa chuột. Tới thời điểm hiện tại, cây dưa chuột đã cho thu hoạch hơn 1 tấn quả, tiểu thương tới tận vườn để thu mua. Giá của dưa chuột trung bình từ 10.000 đồng – 15.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất đạt 18.000 đồng/kg, cho lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với trồng ngô”.

Với anh Sân Sài Cáo sau khi tiến hành chuyển đổi 1.000 mét vuông đất ruộng trồng ngô sang trồng cây ớt ngọt đã cho những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Anh Cáo chia sẻ: Cây ớt ngọt là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương. Từ khi xuống giống khoảng 3 tháng cây sẽ bắt đầu cho quả và cho thu hoạch kéo dài 5 – 6 tháng, chăm sóc tốt có thể lên đến 1 năm. Trước khi quyết định chuyển sang trồng ớt anh rất lo lắng vì chưa nắm được kỹ thuật, nhưng được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn cách trồng và chăm sóc nên vườn ớt của gia đình đã ra quả và phát triển tốt, cho năng suất cao, trung bình mỗi cây cho thu hoạch khoảng 1kg. Bán ra thị trường được từ 20.000 đồng/kg, mỗi vụ thu về 40 triệu đồng”.

Thực hiện Đề án chuyển đổi từ cây trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu có giá trị cao cho thấy, để lựa chọn cây trồng phù hợp, hằng năm, thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính quyền xã Nghĩa Thuận đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn để khảo sát về điều kiện khí hậu, xét nghiệm mẫu đất, nguồn nước; tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật làm đất, chăm sóc, cấy ghép cây trồng… tại vườn theo phương châm “cầm tay chỉ việc”; tổ chức tham quan học tập mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở các địa phương khác.

Người dân xã Nghĩa Thuận phấn khởi vì giá dưa chuột vụ này ổn định.
Người dân xã Nghĩa Thuận phấn khởi vì giá dưa chuột vụ này ổn định.

Bên cạnh đó, UBND xã Nghĩa Thuận đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Nắm rõ chủ trương, định hướng của huyện; tận dụng, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ các Dự án, tiểu Dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia cụ thể hóa Đề án. Tín hiệu tích cực khác là, nguồn thu nhập từ cây rau, màu giúp người dân tại địa phương chủ động hơn trong việc thực hiện Đề án. Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận, vụ hè thu năm 2024 toàn xã đã chuyển đổi trên 200 ha đất trồng cây ngô sang trồng cây cà chua, cây dưa chuột, cây lạc…

Ông Sân Tiến Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận thông tin: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao đang được địa phương tích cực thực hiện, tạo thành phong trào thi đua sổi nổi. Chỉ tính riêng trong vụ hè thu năm 2024, trên địa bàn xã đã chuyển đổi được 13 ha cây dưa chuột, 45 ha cây cà chua, 148 ha cây lạc… Trong đó, hai loại cây dưa chuột và cây cà chua tăng 20 ha so với năm 2023. 

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau màu, UBND xã Nghĩa Thuận đã vận động Nhân dân chuyển đổi hoàn toàn 250 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây hồng không hạt. Đây là loại cây ăn quả ôn đới đã được cấp chỉ dẫn địa lý tại huyện Quản Bạ, trong đó Nghĩa Thuận là vũng lõi của loại quả này.

Nhờ có chủ trương đúng và những giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nông dân xã Nghĩa Thuận đã thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế hộ. Qua đó, giúp người dân giảm nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Theo rà soát đến tháng 3 năm 2024, thu nhập bình quân đầu người tại xã Nghĩa Thuận đạt 35 triệu đồng/người/năm.

 Với quan điểm: “Nông thôn là nền tảng; nông nghiệp là động lực; nông dân là trung tâm, chủ thể”, trong năm 2024, toàn huyện Quản Bạ phấn đấu chuyển đổi 1.355 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang các loại cây cho giá trị kinh tế cao như: Đậu tương, ớt đỏ, lạc, dưa chuột, cà chua…

Hà Giang: Tìm giải pháp phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân





Nguồn: https://baodantoc.vn/quan-ba-ha-giang-hieu-qua-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-tai-xa-bien-gioi-nghia-thuan-1729072257358.htm

Cùng chủ đề

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Nặm Đăm ngày trở lại

Ông Thông ngồi đó, bên cạnh chồng giấy tờ, sách báo, đuôi mắt nheo nheo, đầu ngón tay rà đều đều trên những hàng chữ in ngay ngắn. Vành tai ông còn cài gọn một chiếc bút chì, để bất chợt gặp đoạn nào hay, kiến thức nào cần ông lại với tay lấy được ngay rồi đánh dấu lại, khi cần, tìm cho tiện: “Sách báo, công văn, giấy tờ nếu chịu mở ra, chịu đọc thì như...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

NDO - Trong chuyến công tác tại Hà Giang, với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", chiều 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang). Cùng dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Lê...

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại Hà Giang

Chiều 21/1/2025, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã đến thăm hỏi, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025.Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất...

Quản Bạ (Hà Giang): Nâng cao đời sống nhờ phát triển các sản phẩm OCOP

(TN&MT) - Với ý nghĩa lớn nhất của Chương trình là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững... Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, huyện Quản Bạ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. ...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cảnh báo nguy cơ rét đậm, rét hại

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 5/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ (bao gồm cả thủ đô Hà Nội) phổ biến từ 12 - 15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C; Bắc Trung Bộ phổ biến 14...

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Mới nhất