Trang chủChính trịNgoại giaoPhương Tây quyết tâm vượt trở ngại, Moscow nói "tín hiệu tiêu...

Phương Tây quyết tâm vượt trở ngại, Moscow nói “tín hiệu tiêu cực”, EU lo lắng


Mới đây, Mỹ đưa đề xuất cho phép tịch thu số tài sản trị giá khoảng 300 tỷ USD của Ngân hàng trung ương Nga đã bị đóng băng ở phương Tây và chuyển cho Ukraine.

 (Nguồn: CNN)
Khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga đang bị phong tỏa ở phương Tây. Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN)

Mỹ mạnh tay, Nga dọa “trả đũa”

Đài CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ: “Nhà Trắng và chính phủ Mỹ tin rằng, Nga sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả những thiệt hại mà họ đã gây ra ở Ukraine”.

Tuy nhiên, các quan chức này cho biết, động thái hiếm hoi này sẽ cần có sự tham gia từ các đồng minh của Mỹ trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).

Các quan chức giải thích, phần lớn tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng đều do các nước thuộc EU nắm giữ.

Đề xuất của phía Mỹ sẽ yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật được đưa ra vào năm ngoái – được gọi là Đạo luật REPO – cho phép Tổng thống có thẩm quyền tiến hành tịch thu tài sản của Nga ở đất nước.

Các quan chức cấp cao của Tổng thống Biden đã làm việc với các đồng minh G7 và phía EU để tinh chỉnh đề xuất. Đề xuất tiếp tục được tăng cường thảo luận trước ngày 22/2 – đánh dấu tròn 2 năm xung đột Nga-Ukraine.

Một quan chức Mỹ tiết lộ, đề xuất đã được thảo luận giữa các lãnh đạo cấp cao tại các cuộc họp của G7 vào tháng 11 và tháng 12 và dự kiến xem xét lại tại cuộc họp G7 tiếp theo vào cuối tháng 2.

Chia sẻ về đề xuất, một quan chức châu Âu nói rằng, EU có nhiều thứ để mất hơn bởi không giống như Mỹ, khối 27 thành viên nắm giữ phần lớn tài sản của Nga. Việc tịch thu khối tài sản dự trữ của Moscow khiến các quốc gia khác thấy rằng, tài sản có chủ quyền nắm giữ bằng tiền tệ phương Tây có thể không an toàn.

Để trấn an các đồng minh, Mỹ tuyên bố, việc tịch thu tài sản sẽ được thực hiện dựa trên một cơ sở pháp lý rất cụ thể và không có nguy cơ gây hoảng sợ cho các tổ chức tài chính có tài sản được nắm giữ ở nước ngoài.

Trước sự quyết tâm của Washington, Moscow đang chuẩn bị chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ hoặc châu Âu nhằm tịch thu tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga bị đóng băng để hỗ trợ Ukraine.

Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ, phía Nga đã thuê các công ty luật quốc tế và ủy quyền cho các chuyên gia quan sát để bảo vệ lợi ích của mình trước tòa.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina gọi khả năng đóng băng tài sản là “một tín hiệu rất tiêu cực đối với tất cả các ngân hàng trung ương”.

Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov lên tiếng tố cáo việc đóng băng tài sản Nga là vi phạm các nguyên tắc cơ bản về an ninh dự trữ.

“Không có căn cứ chính đáng nào để tịch thu tài sản và vụ kiện tụng có thể kéo dài hàng thập niên. Nga đã lên sẵn danh sách các tài sản của phương Tây có thể tịch thu nếu G7 quyết định tịch thu 300 tỷ USD tài sản đóng băng của Nga”, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh.

EU “lăn tăn” điều gì?

Ở thời điểm hiện tại, giới chuyên gia nhận thấy, các nước phương Tây tỏ ra quyết tâm vượt qua những trở ngại để cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, thì việc tịch thu tài sản của Nga có thể là một “liều thuốc đắng”.

Suốt gần hai năm qua, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra về việc phải làm gì với số tiền 300 tỷ USD bị đóng băng của Nga. Các nước G7 đồng ý rằng, số tiền này không thể quay trở lại Nga cho đến khi Moscow đưa ra các khoản bồi thường cho Ukraine.

Như vậy, số tiền sẽ bị đóng băng cho đến khi chiến dịch quân sự đặc biệt kết thúc, tương tự hầu hết các cuộc xung đột trước nay.

Tuy nhiên, phía Ukraine đang yêu cầu chuyển số tiền bị đóng băng này ngay bây giờ để nước này có thể hỗ trợ nền kinh tế.

Các chuyên gia nhận định, Washington dường như đứng về phía Kiev, nhưng thực tế là hầu như không có tài sản nào của Nga được giữ trên đất Mỹ.

Trong khi đó, những người ủng hộ tích cực nhất cho đề xuất tịch thu lại là các quốc gia không có nhiều tài sản của Nga như: Anh, các nước vùng Baltic và các quốc gia Trung Âu.

Bỉ, Pháp, Đức tỏ ra thận trọng hơn. Họ lo ngại về xu hướng các nhà đầu tư sẽ rút tài sản khỏi châu Âu và các biện pháp trả đũa từ Moscow.

Bỉ – quốc gia đã bắt đầu nhiệm kỳ 6 tháng Chủ tịch Hội đồng châu Âu vào đầu năm nay – cũng lo ngại về sự suy yếu vị thế của đồng Euro trên thị trường tài chính.

Giới chuyên gia dự đoán, nhiều khả năng Mỹ cố gắng thông qua một biện pháp thỏa hiệp, chẳng hạn như đánh thuế 100% thu nhập từ khoản tiền 300 tỷ USD bị phong tỏa.

Cuộc thảo luận căng thẳng nhất về vấn đề này dự kiến ​​diễn ra vào tháng 2 tới, khi lãnh đạo các nước trong EU và G7 gặp nhau để tìm cách hỗ trợ Ukraine.

Sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và các đồng minh đã cấm các giao dịch với Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản ở phương Tây. Hầu hết các tài sản này là trái phiếu và tiền gửi bằng Euro, USD, Bảng Anh.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Bước vào năm 2025, từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, dư luận bàn nhiều đến chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine. Thực hư thế nào và liệu có khả thi? Đi tìm câu trả lời từ tất cả các bên liên quan.

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Israel muốn Mỹ trừng phạt ICC, Moscow cảnh báo tấn công “trung tâm ra quyết định” ở Kiev, Pakistan đẩy mạnh xuất khẩu vũ...

Đức triệu Đại sứ Nga liên quan đến trục xuất nhà báo, Hezbollah cáo buộc Israel vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Ấn Độ nỗ lực bình thường hóa quan hệ, Tổng thống Mỹ đắc cử chọn đặc phái viên về Nga-Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nga sắp cạn kiệt kiên nhẫn vì đòn đánh của Ukraine, chuẩn bị trút “cơn thịnh nộ” khiến cả Mỹ cũng phải run rẩy?

Ngày 27/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ đất nước Nga.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hungary ‘gật đầu’, EU thống nhất gia hạn lệnh trừng phạt Nga

Liên minh châu Âu (EU) quyết định gia hạn lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine, sau khi Hungary đồng ý với động thái này.

Báo cáo đầu tiên về vụ tai nạn máy bay tại Hàn Quốc

Báo cáo đầu tiên trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ tai nạn thảm khốc tại Sân bay quốc tế Muan ngày 29/12/2024 vừa được công bố hé lộ thông tin quan trọng về hộp đen.

Hàn Quốc công bố 100 điểm đến du lịch hàng đầu

Ngày 27/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổ chức Du lịch Hàn Quốc (KTO) công bố danh sách 100 điểm đến hàng đầu của nước này trong giai đoạn 2025-2026.

Lo ngại dịch bệnh, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ nhiều nước

Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ nhiều nước do sự bùng phát các dịch bệnh gia súc.

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG Hồ Chí Minh) sẽ tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực (ĐGNL).

Bài đọc nhiều

Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam-Algeria đạt dấu mốc mới

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Algeria, thu hút sự tham dự của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và đoàn doanh nghiệp Algeria trên các lĩnh vực từ dịch vụ, lương thực, thực phẩm tới năng lượng, khai khoáng.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Những điểm sáng trong ngoại giao văn hóa Việt Nam – Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm qua. Thông qua kết nối kinh tế văn hóa, đẩy mạnh truyền thông văn hóa và tăng cường hợp tác giáo dục văn hóa góp phần gia tăng chiều sâu mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng. Giao lưu sân khấu truyền thống Việt Nam-Trung Quốc năm 2018....

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ

(Dân trí) - Khẳng định quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tiếp tục vun đắp trên tinh thần chân thành, tin cậy, thực chất... Bộ Ngoại giao cho biết nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng...

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cảm ơn sự ủng hộ tuyệt vời của Việt Nam

Trong cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảm ơn sự hợp tác và ủng hộ tuyệt vời của Việt Nam dành cho Liên Hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ưu tiên. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại Trụ sở Liên Hợp Quốc. Ảnh: VGP Chiều 21.9, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Chính...

Cùng chuyên mục

Lo ngại dịch bệnh, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ nhiều nước

Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ nhiều nước do sự bùng phát các dịch bệnh gia súc.

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Gỡ khó cơ sở hạ tầng, mở đường cho năng lượng tái tạo bứt phá tại Việt Nam

Baoquocte.vn. Việt Nam đã quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Việc phát triển năng lượng tái tạo là một trong những điểm mấu chốt để đất nước đạt được mục tiêu này.

Mới nhất

Người nước ngoài đón Tết Việt chỉ một lần là thấy mê

Lần đầu đến Việt Nam giảng dạy, cô Hong Ha Young (người Hàn Quốc) được sinh viên mời về quê ở Bình Thuận đón Tết nguyên đán cùng với gia đình. ...

Biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính trong ngày Tết Ngộ độc thực phẩm là khi cơ thể nhiễm các chất độc trong quá trình ăn uống. Ngộ độc thực phẩm cấp tính là do nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất với liều lượng lớn với các biểu hiện đặc trưng gồm: đau bụng; Buồn...

Miễn phí vé tham quan di tích Lam Kinh dịp Tết Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 27/1 đến hết ngày 1/2 (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng), Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện...

Thông tin mới nhất về 23 bệnh nhi ngộ độc do uống nhầm thuốc chuột ở Tuyên Quang

GĐXH - Trong số 34 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột ở Tuyên Quang, đã có 23 bệnh nhi được xuất viện. Còn 11 cháu đang được điều trị tiếp và đánh giá lại sớm để...

Tài xế đăng tải hình ảnh cho con trai 12 tuổi lái ôtô “cho vui”

(NLĐO)- Ông L. thừa nhận cho con trai ngồi ở ghế lái và nói với cháu là sẽ quay video con mình điều khiển ôtô cho vui ...

Mới nhất

23 cháu được ra viện