Trang chủChính trịNgoại giaoPhương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động...

Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật

Quan ngại việc Fed cắt giảm lãi suất, hàng trăm tỷ USD dự trữ của Nga vẫn ngoài tầm với của phương Tây, EU khởi động quy trình kết nạp Albania, xuất khẩu Trung Quốc đạt kỷ lục, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật Bản về xuất khẩu… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/10): Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật
Không giống như dự trữ ngoại hối, vàng dự trữ của Nga không thể bị phương Tây tịch thu. (Nguồn: Kitco)

Kinh tế thế giới

WB cảnh báo về tác động kinh tế toàn cầu do xung đột leo thang tại Trung Đông

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Banga ngày 15/10 cảnh báo xung đột ở Trung Đông leo thang có thể dẫn đến những tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cho rằng việc các thường dân trong khu vực bị thiệt mạng là “không thể chấp nhận được”.

Ông Banga cho biết, cuộc xung đột tại Trung Đông cho đến nay mới có tác động tương đối nhỏ đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng cuộc xung đột lan rộng sẽ kéo theo sự tham gia của các quốc gia khác, những nước đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng toàn cầu, bao gồm cả các nước xuất khẩu hàng hóa.

Lãnh đạo WB nói: “Trước hết, tôi cho rằng những tổn thất về người đáng kinh ngạc là điều không thể chấp nhận được ở tất cả các bên tham gia xung đột. Mặt khác, tác động kinh tế của cuộc xung đột này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ lan rộng của nó”.

Một số quốc gia phương Tây đang thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Israel và Lebanon, cũng như ở Dải Gaza. Ông Banga cho biết thiệt hại kinh tế do các cuộc tấn công của Israel vào dải Gaza hiện nay có thể ở mức từ 14-20 tỷ USD, và sự tàn phá do Israel ném bom vào miền Nam Lebanon sẽ cộng thêm vào tổng số thiệt hại của khu vực.

Ông Banga cho biết WB đã cung cấp 300 triệu USD, gấp 6 lần mức hỗ trợ bình thường, cho chính quyền Palestine để giúp họ quản lý khủng hoảng trên thực địa, nhưng con số đó là rất nhỏ so với những gì mà họ sẽ cần trong tương lai.

Kinh tế Mỹ

* Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller mới đây đã bày tỏ quan ngại về tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed, cho rằng ngân hàng này nên thận trọng hơn sau khi dữ liệu lạm phát gần đây “không như mong đợi”.

Tháng trước, Fed đã bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất bằng cách cắt giảm 0,5 điểm phần trăm, với lý do lạm phát đã giảm đáng kể và tiệm cận mục tiêu dài hạn là 2%. Tuy nhiên, ông Waller cho biết các dữ liệu được công bố trong 3 tuần kể từ quyết định hạ lãi suất đó “không đồng đều” và ông gọi chỉ báo lạm phát mới nhất là “kết quả gây thất vọng”.

Ông Waller khẳng định ủng hộ việc giảm lãi suất với tốc độ vừa phải hơn trong thời gian tới.

Kinh tế Trung Quốc

* Theo một cuộc khảo sát của Reuters, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 4,8% trong năm 2024, thấp hơn mục tiêu mà chính phủ đặt ra. Thậm chí, con số này có thể giảm xuống còn 4,5% vào năm 2025. Điều này phản ánh áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh họ đang cân nhắc đưa ra các biện pháp kích thích nhiều hơn.

Trong quý III/2024, kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 4,7% của quý II/2024. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ đầu năm 2023.

* Theo SCMP ngày 14/10, số liệu Trung Quốc công bố cho thấy tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong ba quý đầu năm nay là 32.330 tỷ NDT (khoảng 4.561 tỷ USD), lần đầu tiên vượt mức 32.000 tỷ NDT trong cùng kỳ trong lịch sử. Số liệu trên tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 3 quý đầu năm 2024, nhập khẩu của Trung Quốc đạt 13.710 tỷ NDT, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước và xuất khẩu đạt 18.620 tỷ NDT, tăng 6,2%.

Kinh tế châu Âu

* Albania đã mở ra một chương mới trong lịch sử khi chính thức bắt đầu đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) tại hội nghị diễn ra hôm 15/10 tại Luxembourg. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập châu Âu của quốc gia Balkan này.

Tại hội nghị, phía EU đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với quá trình mở rộng. Trong khi đó, sự hiện diện của Thủ tướng Edi Rama đã khẳng định quyết tâm của Albania trong việc hội nhập châu Âu.

Tại hội nghị, các cuộc đàm phán về cụm nội dung đầu tiên – bao gồm những lĩnh vực then chốt trong quá trình gia nhập EU – đã chính thức bắt đầu. Đây là cột mốc quan trọng đối với Albania, khi quốc gia này đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản, đặc biệt ở các chương 23 và 24, liên quan đến pháp quyền và các tiêu chuẩn cốt lõi của EU.

* Theo một cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg, kinh tế Đức đang trải qua một cuộc suy thoái nhẹ và GDP của năm 2024 sẽ đi ngang, nhấn mạnh sự bất ổn trong lòng nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Các nhà phân tích trong cuộc khảo sát cho rằng GDP của Đức sẽ giảm 0,1% trong quý III/2024, sau sự suy giảm bất ngờ trước đó ở mức tương tự trong quý II. Cách đây một tháng, họ vẫn dự báo nền kinh tế này sẽ trì trệ trong quý III.

Dự báo cả năm của khảo sát cũng điều chỉnh giảm so với mức tăng trưởng 0,1% được đưa ra hồi tháng 9. Nhưng con số này vẫn lạc quan hơn một chút so với ước tính của chính phủ Đức, khi Berlin hồi tuần trước đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia xuống mức suy giảm 0,2%.

* Tập đoàn xa xỉ phẩm Moët Hennessy Louis Vuitton SE (LVMH) dự kiến sẽ phải đóng khoản thuế bổ sung 800 triệu Euro (870 triệu USD) trong năm tới, sau khi Pháp công bố kế hoạch tăng thuế đối với các tập đoàn lớn nhất để củng cố tài chính công.

Tuần trước, Pháp đã công bố một dự thảo ngân sách, trong đó bao gồm việc tăng thuế đối với các doanh nghiệp và người giàu nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công. Theo kế hoạch này, các khoản thuế tạm thời sẽ được áp dụng cho hơn 400 tập đoàn kinh doanh có lãi, với doanh thu hàng năm trên 1 tỷ Euro, nhằm đóng góp vào nguồn thu ngân sách 8 tỷ Euro trong năm 2025 và 4 tỷ Euro vào năm 2026.

* Theo tờ The Jerusalem Post (Jpost), bất chấp lệnh trừng phạt dẫn đến việc tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) bị đóng băng, nước này vẫn giữ được hàng trăm tỷ USD ngoài tầm với của phương Tây nhờ một số nỗ lực đặc biệt.

Bài viết của Jpost nhấn mạnh rằng, Nga đã bắt đầu tích cực tích lũy vàng từ vài năm trước. Một phần dự trữ của BoR đã được chuyển thành vàng, được cất giữ trong nước. Không giống như dự trữ ngoại hối, vàng không thể bị tịch thu. Do đó, phần lớn nhờ vào vàng mà kinh tế Nga đã có thể trụ vững.

Theo bài viết, khoản thu nhập này phần lớn là “trên giấy” nhưng nếu cần thiết thì có thể được sử dụng để lách các biện pháp trừng phạt.

Tỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối của Nga đã đạt mức kỷ lục. Theo BoR, tính đến ngày 1/10/2024, dự trữ vàng đạt 199,764 tỷ USD. Trong tháng 9/2024, vàng chiếm 30,8% tổng dự trữ ngoại hối của đất nước và hiện đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1999 là 31,5%.

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Số liệu thống kê do Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản công bố ngày 16/10 cho thấy, số lượng du khách nước ngoài đến nước này đang tăng nhanh trong năm nay, với lượng khách từ tháng 1-9/2024 đã vượt qua tổng số của cả năm 2023.

Cụ thể, khoảng 26,88 triệu du khách nước ngoài đã đến Nhật Bản trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn con số 25,07 triệu du khách của cả năm 2023.

Chỉ tính riêng trong tháng 9 vừa qua, ước tính lượng khách du lịch tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục 2,87 triệu lượt. Con số này cũng tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19.

* Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc hôm 16/10 cho biết, chính phủ nước này sẽ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp và các hỗ trợ khác trị giá 8.800 tỷ Won (tương đương 6,45 tỷ USD) cho ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2025 trong nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh của lĩnh vực tiên tiến này.

Đây là một phần trong kế hoạch thực hiện gói hỗ trợ toàn diện trị giá 26.000 tỷ won do Tổng thống Yoon Suk Yeol công bố vào tháng Sáu năm nay cho ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng.

* Tờ The Korea Times số ra mới đây đăng bài viết “Tăng trưởng xuất khẩu tăng vọt làm dấy lên hy vọng Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản” trích dẫn ý kiến các chuyên gia nhận định rằng, xuất khẩu của Hàn Quốc đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2024. Những số liệu thống kê kinh tế và khảo sát được công bố trong năm nay bởi các tổ chức trong nước và quốc tế cho thấy, nước này có thể vượt qua Nhật Bản về lượng hàng xuất khẩu lần đầu tiên trong lịch sử.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm 2024 đã đạt 508,8 tỷ USD, trở thành tổng kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai từ trước đến nay trong lịch sử nước này. Trong giai đoạn từ tháng 6-9/2024, lượng hàng xuất khẩu tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 173,9 tỷ USD. Đây cũng là con số xuất khẩu trong quý III của Hàn Quốc cao thứ hai trong bất kỳ quý thứ III nào của năm kể từ trước đến nay.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Chính phủ Indonesia cho biết, trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024 đã thu hút 1.261.400 tỷ Rp (gần 81 tỷ USD) vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã đạt được gần 76,5% so với mục tiêu đạt 1.650.000 tỷ Rp cả năm 2024.

Bộ trưởng Đầu tư Rosan Roeslani ngày 15/10 cho biết, “các khoản đầu tư mà chúng tôi ghi nhận trong giai đoạn từ tháng 1-9/2024 tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng tôi đang trên đà đạt được mục tiêu 1.650.000 tỷ Rp vào cuối năm nay”.

* Bộ Giao thông Vận tải Malaysia cần được cấp thêm kinh phí trong ngân sách năm 2025 nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng trong lĩnh vực ô tô, đặc biệt là xe điện (EV).

Theo Tiến sĩ Mohd Azman Abas, Giám đốc Trung tâm phát triển Ô tô (ADC) tại đại học Công nghệ Malaysia (UTM), mặc dù đã có nhiều chương trình đào tạo kỹ năng trong lĩnh vực xe điện, song Malaysia cần phải tiếp tục nâng cao trình độ của người lao động để đáp ứng sự thay đổi ngày càng nhanh của công nghệ.

Nguồn tài chính được phân bổ trong Ngân sách là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chương trình đào tạo.

* Ngày 16/10, tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chính thức phát động dự án phục hồi kinh tế toàn quốc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, nới lỏng chi tiêu và giảm chi phí sinh hoạt cho người dân.

Để thực hiện dự án này, Bộ Thương mại Thái Lan đang làm việc với các cơ quan chính phủ cùng với hơn 150 đại diện của các tổ chức khu vực tư nhân để tìm kiếm sự phối hợp và hợp tác giữa các bên, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế và Xã hội số, Bộ Y tế, Phòng Thương mại Thái Lan, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, Hiệp hội Bán lẻ Thái Lan, các cửa hàng bách hóa bán buôn và bán lẻ, các trạm xăng.

Các cơ quan có kế hoạch hỗ trợ các hoạt động của văn phòng thương mại tỉnh, chẳng hạn tìm kiếm các doanh nghiệp tham gia, đảm bảo địa điểm và phối hợp với các nhà sản xuất địa phương để cung cấp các sản phẩm giảm giá.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-the-gioi-noi-bat-11-1710-phuong-tay-khong-the-tich-thu-tai-san-nga-eu-khoi-dong-ket-nap-quoc-gia-balkan-han-quoc-hy-vong-vuot-nhat-290345.html

Cùng chủ đề

Donald Trump ‘đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại’: Tương lai nào cho kinh tế thế giới?

Kinh tế thế giới có những tín hiệu khó lường ngay đầu năm mới sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ và bắt đầu tung loạt chính sách “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Đồng USD lao dốc, chứng khoán lập kỷ lục, trong khi vàng tăng vọt. Đảo chiều loạt chính sách, đưa ra tuyên bố sốc Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức (20/1), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có loạt chính sách gây...

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2025 thêm 0,1 điểm phần trăm. Theo báo cáo mới nhất của IMF về triển vọng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 và 2026 dự kiến ​​là 3,3%. Vào tháng 10/2024, các chuyên gia của IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 sẽ...

Việt Nam: Điểm sáng kinh tế tại Đông Nam Á năm 2024

Theo chuyên gia Jayant Menon, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau 4 năm đại dịch, với điểm sáng là các ngành du lịch, tiêu dùng, và xuất khẩu. Mới đây, chuyên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Yusof Ishak (Singapore) đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Hiệu suất kinh tế của Đông Nam Á năm 2024 và triển vọng năm 2025: Hướng đi trước những rủi ro...

Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1

Những cơn sốt nghìn tỷ USD làm rung chuyển nền kinh tế thế giới trong năm 2024 gắn với nhiều tên tuổi rất nổi tiếng như Donald Trump, Elon Musk, CEO Nvidia... Tuy nhiên, rủi ro hiện hữu trong năm 2025. Những cơn sốt nóng nghìn tỷ USD trong năm 2024 Kinh tế thế giới năm 2024 chứng kiến những biến chuyển lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ngay đầu năm 2024, ChatGPT đã làm rung chuyển thế...

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

UAV của Ukraine tấn công các cơ sở dầu khí lớn ở Nga, Moscow chỉ ra những thứ mà phương Tây hỗ trợ Kiev

Ngày 3/2, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng ở miền Nam nước Nga, gây hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu lớn và một nhà máy xử lý khí đốt, đồng thời làm gián đoạn nhiều chuyến bay từ khu vực Volga đến dãy núi Caucasus.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Bài đọc nhiều

Thị trường chứng khoán Mỹ lộ dấu hiệu tích cực nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi kết phiên giao dịch 30/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng vào hàng loạt báo cáo doanh nghiệp tích cực.

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Giáo sư Australia chỉ ra cơ hội phát triển từ chủ trương tinh gọn bộ máy ở Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đặc biệt, ông bày tỏ ấn tượng về sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thêm dấu hiệu tích cực cho mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024

Chia sẻ với phóng viên TG&VN, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Hương nhận định, nếu không có biến động lớn, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 trong khoảng 6-6,5%.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Tổng thống Trump chính thức áp thuế với ba đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp áp dụng mức thuế quan toàn diện lên ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước. Việc tăng thuế quan ở mức cao là một chiến lược mạo hiểm, một chiến lược mà ngay cả ông Trump cũng chưa từng thử trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Giá cà phê trong nước tăng gần 4.000 đồng/kg, có nên lo ngại về nguồn cung năm 2025?

Những lo ngại về nguồn cung cà phê toàn cầu càng đẩy giá mạnh bởi việc mua vào từ các quỹ trong bối cảnh mặt bằng giá cà phê tiếp tục căng thẳng.

Mới nhất

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Mới nhất