Trang chủNewsThế giớiPhương Tây “giúp” Trung Quốc phát triển công nghệ cao?

Phương Tây “giúp” Trung Quốc phát triển công nghệ cao?


Theo nghiên cứu của chuyên gia Mathilde Velliet, chuyên về các công nghệ mới, chính sách công nghệ của Mỹ và Trung Quốc tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), các dự án đầu tư chồng chéo vào Trung Quốc, Mỹ và châu Âu dường như đã giúp chính đối thủ của mình phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ cao.

4 lĩnh vực chiến lược

Theo đài RFI, nghiên cứu của bà Velliet tập trung vào những khoản đầu tư của châu Âu và Mỹ tại Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2023 – đó là thời điểm công nghệ mới tại Trung Quốc cất cánh rất nhanh. Công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc là 2 lĩnh vực sớm được các đối tác phương Tây quan tâm.

$8b.jpg
Dây chuyền sản xuất chip bán dẫn của một công ty tại TP Suqian, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Theo bà Velliet, mục đích chính của công trình nghiên cứu, trước hết nhằm điểm lại xem trong số những dự án đầu tư của châu Âu và Mỹ vào Trung Quốc có thuộc diện “có vấn đề” đối với an ninh, chiến lược của Washington cũng như Brussels hay không.

“Tôi đã tập trung vào 4 lĩnh vực công nghệ mang tính chiến lược gồm: AI, công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học và thông tin lượng tử. Đây là 4 “chìa khóa” của toàn bộ ngành công nghiệp trong tương lai, liên quan đến cả thương mại lẫn quân sự. 4 lĩnh vực này cũng đang là tâm điểm của những mối căng thẳng tại Washington và Brussels xung quanh chính sách đầu tư của châu Âu, Mỹ ra nước ngoài”, chuyên gia của IFRI nói.

Khác biệt chính giữa Mỹ và châu Âu là về số lượng các dự án đầu tư. Trong cả 4 lĩnh vực nêu trên, Mỹ là nguồn đầu tư ngoại quốc lớn nhất vào Trung Quốc với tổng cộng 1.602 dự án trong 2 thập niên qua. Con số này cao hơn rất nhiều so với 149 dự án của Liên minh châu Âu (EU) trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, châu Âu chú ý nhiều vào các chương trình hợp tác trong lĩnh vực AI để sử dụng trong một vài lĩnh vực công nghiệp cụ thể như trong ngành sản xuất xe hơi hay ngành kỹ thuật hóa học. Điển hình là Đức, đầu tư vào các dự án với Trung Quốc giúp ích cho ngành sản xuất xe hơi.

Trái lại, các dự án của Mỹ đa dạng hơn gồm cả 4 lĩnh vực. Khác biệt nữa giữa các dự án đầu tư của châu Âu và Mỹ vào Trung Quốc là tính chiến lược. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã thông qua sắc lệnh để hạn chế đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Mỹ vào Trung Quốc, trong lúc EU thì vẫn còn đang trong giai đoạn suy nghĩ và tránh nhắm thẳng vào Trung Quốc.

Vết dầu loang

Trong 4 lĩnh vực then chốt, Mỹ và châu Âu đặc biệt chú ý đến AI và công nghệ sinh học. Tuy nhiên, phương Tây chỉ chiếm thiểu số trong cả 4 mảng công nghệ mới. Trung Quốc và các ngân hàng của nước này đài thọ 78% các dự án phát triển công nghệ sinh học và bán dẫn; 77% vào AI; 84% vào các phương tiện tin học lượng tử. Đến nay, Mỹ trực tiếp tham gia vào 2 chương trình đầu tư phát triển thông tin lượng tử cho Bắc Kinh, Italy có 1 dự án. Tuy nhiên, trong tất cả những lĩnh vực nhạy cảm vừa nêu, 3/4 trong số các dự án châu Âu, Mỹ được phép tham gia, đều là những liên doanh với các hãng của Trung Quốc.

Nhưng tại sao Mỹ và EU lo ngại về các khoản đầu tư dù khá ít ỏi (so sánh về số lượng dự án) vào Trung Quốc? Theo bà Velliet, điều khiến Washington lo ngại giờ đây không chỉ vì Trung Quốc đã phát triển nhờ gặt hái những thành quả từ các khoản đầu tư trực tiếp của Mỹ, mà còn có thể từ đó tiếp cận nhiều đối tác của Mỹ, tạo được uy tín để thu hút thêm các dự án đầu tư khác…

Chính hiện tượng vết dầu loang đó đã giúp cho công nghệ cao của Trung Quốc nhanh chóng vươn lên. Trong khi đó, Brussels đặc biệt quan ngại trước viễn cảnh đầu tư của châu Âu cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng quân sự, phát triển những công cụ tấn công tin học…

Qua nghiên cứu của chuyên gia IFRI, có thể thấy mức độ phức tạp và chồng chéo trong mối liên hệ giữa các tập đoàn của Mỹ, châu Âu với Trung Quốc. Và như vậy, sẽ không dễ áp dụng những sắc lệnh trừng phạt các công ty Trung Quốc khi mà những doanh nghiệp này đã gắn kết quá chặt chẽ với chính những tập đoàn công nghệ cao hàng đầu của Mỹ, với các quỹ đầu tư lớn nhất của xứ cờ hoa.

Hiện có ít nhất 2 dự án của Đức tại Trung Quốc liên quan trực tiếp đến các thực thể bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” (dự án trái ngược với lợi ích của Mỹ). Pháp đầu tư vào Trung Quốc qua trung gian Cathay Capital, nhưng từ đầu tháng 1-2024, một trong những thành viên của Cathay bị Washington đưa vào danh sách trừng phạt.

Ngay cả Mỹ, trong số 1.602 dự án đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, có 12 thực thể Trung Quốc trong các lĩnh vực AI và công nghệ bán dẫn nằm trong “danh sách đen”…

MINH CHÂU





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/phuong-tay-giup-trung-quoc-phat-trien-cong-nghe-cao-post751460.html

Cùng chủ đề

Ông Trump đã làm những gì kể từ khi trở lại Nhà Trắng?

(CLO) Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp và thực hiện nhiều hành động nhằm thực hiện các cam kết trong chiến dịch tranh cử. ...

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động...

Lo âu kéo dài có làm tăng huyết áp?

Lo âu khác với lo lắng. Lo lắng thường xuất hiện trong một số tình huống cụ thể và sớm kết thúc, chẳng hạn khi phỏng vấn xin việc. Trong khi đó, lo âu lại kéo dài và có thể dẫn đến rối...

Nga và Ukraine vẫn giao tranh dữ dội dù ông Trump cam kết hòa bình

(CLO) Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức. ...

22 bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo kiện sắc lệnh mới của ông Trump

(CLO) 22 bang do Đảng Dân chủ lãnh đạo, cùng các nhóm bảo vệ quyền dân sự, đã đồng loạt khởi kiện Tổng thống Donald Trump về nỗ lực xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Người Mỹ đổ xô học tiếng Trung khi TikTok sắp bị cấm?

Nền tảng học ngoại ngữ khi nhận lượt người dùng Mỹ học tiếng Trung tăng vọt những ngày qua, nhiều khả năng xuất phát từ nhu cầu sử dụng ứng dụng thay thế TikTok sắp bị cấm. ...

Diễn biến mới về vụ cháy rừng ở California

AP hôm qua đưa tin cảnh báo về "tình huống đặc biệt nguy hiểm" tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California) trong ngày 15.1 do Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đưa ra đã hết hiệu lực...

Cùng chuyên mục

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Các công tố viên đã truy tố Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang bị tạm giam về tội lãnh đạo một cuộc nổi loạn thông qua việc áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi hồi tháng trước.

Ông Trump thảo luận phương án mua lại TikTok, sẽ sớm có quyết định

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25.1 cho biết đang thảo luận với nhiều bên về việc mua lại ứng dụng TikTok và sẽ ra quyết định trong vòng 30 ngày. ...

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Mới nhất

Nông dân Hải Phòng trồng chuối Tết trắng tay dù bán được, vì sao nên nỗi?

Đã đến thời điểm bán chuối phục vụ Tết Nguyên Đán nhưng năm nay tại Hải Phòng không khí lại ảm đạm, vắng vẻ do hậu quả thiên tai. Mặc...

Nhà lãnh đạo thân Nga vào “cuộc đua bầu cử” lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Các cử tri Belarus đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 26/1 để chọn ra người đứng đầu đất nước trong số 5 ứng cử viên.

Mưa to gió lớn 27 Tết, quất đào đổ la liệt, tiểu thương co ro đợi khách

Mưa to kèm theo gió lớn đã khiến hàng loạt chậu quất, đào ở điểm bán cây cảnh đổ la liệt. Nhiều tiểu thương ở Hà Tĩnh co ro trong gió rét chờ khách đến mua. Ngày 26/1 (tức 27 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh. Tại TP Hà...

Điện gió ngoài khơi mở “cánh cửa” mới cho hợp tác Việt Nam

Hợp tác Việt Nam - Na Uy trong năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió ngoài khơi đang mở ra cơ hội phát triển bền vững giữa 2 nước trong thời gian tới. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Na Uy đã có những bước phát triển đáng...

Tiểu thương xả hàng, cắt lỗ vẫn vắng khách mua

Tết Nguyên đán đã cận kề, thị trường cây trang trí Tết tại thành phố Hà Nội đang hạ nhiệt; nhiều tiểu thương bắt đầu xả cây, cắt lỗ giá nào cũng bán. Chưa tới 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường cây Tết đang có dấu hiệu hạ nhiệt,...

Mới nhất