Trang chủDestinationsThanh HóaPhượng Mao - vùng quê có bề dày lịch sử và truyền...

Phượng Mao – vùng quê có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa


Nhắc đến làng Phượng Mao, xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa), ta nhớ đến vùng đất chèo nổi danh khắp xa gần. Không chỉ vậy, được bồi đắp bởi phù sa sông Mã cùng quá trình lập dựng lâu đời, Phượng Mao còn là vùng đất cổ mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, nét đẹp văn hóa được lưu giữ, bảo tồn đến tận ngày nay.

Phượng Mao - vùng quê có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóaNăm 1991, đình làng Phượng Mao đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Khánh Lộc

Nếu ví văn hóa xứ Thanh như một bức tranh đa sắc, ở đó mỗi vùng miền, làng quê góp một nét vẽ, một gam màu, thì làng Phượng Mao chính là nét vẽ vừa mộc mạc, dung dị mà không kém phần rực rỡ, giàu giá trị. Viết về làng Phượng Mao, sách Lịch sử Đảng bộ xã Hoằng Phượng giới thiệu: Thiên nhiên tươi đẹp, có dòng sông Mã chảy qua, hàng nghìn năm trước đã bồi tụ phù sa, tạo nên vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu, lại là đầu mối giao thông quan trọng trong suốt nhiều thế kỷ nên dân cư tập trung về đây, khai khẩn đất đai, sinh cơ lập nghiệp… hàng trăm nghề cứ đua nhau phát triển. Thời Tây Sơn, sau khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc, trên đường trở về Phú Xuân (Huế) có qua làng, đến nay còn lưu lại những câu thơ “Tùng tùng trống đánh trước làng/ Chợ Già trước mặt, quán Mau bên đàng/ Qua Chiêng xuống bến sang Giàng/ Qua làng Đông Thổ đi về Đình Hương”.

Theo sử liệu còn lưu, làng xưa kia có tên gọi Tuấn Mao (Mau), đến thời Nguyễn được đổi tên thành Phượng Mao. Làng Phượng Mao được lập dựng vào khoảng thế kỷ XV do nhị vị thành hoàng làng vẫn được người dân tôn kính gọi là Linh Thông tôn thần và Linh Quang tôn thần, đã có công chiêu dân, lập làng.

Dựa theo các sắc phong còn lưu tại đình làng Phượng Mao, hậu thế biết thêm: Hai vị thành hoàng làng Phượng Mao năm xưa là tướng nhà Lê, có nhiều công lao trong việc chống giặc, phò vua giúp nước. Khi về triều được nhà vua ban thưởng, hai ông đã xin đến vùng đất Phượng Mao khai hoang lập làng, chiêu dụ dân ly tán tứ phương, từng bước lao động hăng say, xây dựng nơi đây trở thành một làng quê trù mật. Sau khi hai ông mất, được triều đình ban sắc phong và Nhân dân tôn kính suy tôn thành hoàng làng thờ phụng. Cũng theo truyền thuyết dân gian, nhị vị thành hoàng làng Phượng Mao thường hiển linh giúp dân và phù trợ các triều vua Lê về sau trong những lần viễn chinh đánh giặc. Trước đây tại làng Phượng Mao có đến 36 đạo sắc phong của các triều vua, đến nay còn lưu giữ 23 đạo sắc phong. Nội dung các sắc phong chủ yếu ngợi ca công lao của hai vị thành hoàng làng Phượng Mao, đồng thời hướng dẫn người dân việc phụng thờ.

Cũng theo người dân Phượng Mao, xưa kia việc thờ phụng hai vị thành hoàng làng diễn ra tại nghè. Trải qua biến thiên thời gian cùng bom đạn chiến tranh khiến nghè thờ bị phá hủy, người dân rước các vị tôn thần về thờ phụng tại đình làng. Năm 1991, đình làng Phượng Mao đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến nay, tại di tích đình làng Phượng Mao, ngoài 23 sắc phong thì còn lưu giữ nhiều hoành phi, câu đối ngợi ca đất và người nơi đây. Ông Tô Văn Tước, Bí thư chi bộ thôn Phượng Mao tự hào: “Phượng Mao là vùng quê có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Xưa kia trong làng có sự hiện hữu của nhiều công trình kiến trúc, văn hóa như đình, nghè, chùa… là điểm tựa tâm linh, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương. Cùng với việc chăm chỉ lao động phát triển kinh tế, dựng xây quê hương đất nước, người dân Phượng Mao rất chú trọng việc giữ gìn truyền thống, nét đẹp văn hóa cha ông. Hàng năm, vào tháng 2 âm lịch, người dân Phượng Mao lại nô nức trở về đình làng tổ chức lễ hội kỳ phúc. Lễ hội vừa là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với các vị thành hoàng làng cùng tiền nhân, đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp, cuộc sống ấm no đủ đầy”.

Cũng theo Bí thư chi bộ làng Phượng Mao, ngoài các di tích, lễ hội thì một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống được người dân Phượng Mao ý thức việc kế thừa, giữ gìn và phát huy, đó là hát chèo: “Ở Hoằng Hóa có nhiều làng quê người dân biết hát chèo, nhưng có lẽ hát hay, hát say và hát “chuyên nghiệp” hơn cả thì phải là Phượng Mao. Không quá lời khi nói rằng, ở Phượng Mao từ em bé đến người già, ai cũng có thể ngân nga dăm ba câu chèo “í ơi, tang tình”. Tự hào hơn, cũng nhờ hát chèo mà Phượng Mao đã có cố nghệ nhân Tô Quốc Phương và chị Nguyễn Thị Oanh đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú”.

Thật tình cờ, khi tôi đang trò chuyện cùng bác bí thư chi bộ bên trong đình làng thì nghe ngoài sân đình tiếng hát chèo cất lên: “Đường về quê lúa hôm nay/ Nghe lòng xao xuyến đắm say bồi hồi/ Quê em có từ bao đời/ Phượng Mao em đó là nơi hát chèo…”. Bước vào trong đình, người phụ nữ lại cất lời: “Thời tiết này phơi lúa thì thích thật nhưng mà nắng nóng quá cũng “hao” người… ôi, bác bí thư cũng đang ở đây à, lại còn có khách nữa…”. Lúc này, tôi mới nhìn kỹ gương mặt người phụ nữ thôn quê, dù lam lũ mà chất phát, hồn hậu và tươi vui. Qua giới thiệu tôi mới biết bà tên Thiều Thị Thúy, một thành viên của CLB hát chèo Phượng Mao. “Tôi năm nay 70 tuổi rồi, nhưng vẫn thích hát chèo lắm. Ngày nhỏ đi theo các bà, các mẹ ra sân đình nghe chèo rồi yêu và “thấm” khi nào không hay. Ở Phượng Mao, chèo là “di sản” cha truyền con nối. Ở làng hiện nay, nhiều người trẻ hát chèo hay lắm, như: Nguyễn Thị Lan, Hàn Thị Tài, Tô Thị Thêm, Hàn Hải Vịnh, Hàn Thị Thư… CLB hát chèo Phượng Mao chúng tôi nhiều lần tham gia các hội thi, liên hoan cấp huyện, tỉnh… lần nào cũng đạt giải cao”.

Trong sự phát triển của xã hội, làng quê Phượng Mao cũng đã nhiều đổi thay. Là những con đường làng sạch sẽ, phong quang, nhà cửa khang trang… song đáng mừng hơn, Phượng Mao thay đổi phát triển đi cùng với việc phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống từ bao đời.

Khánh Lộc



Nguồn

Cùng chủ đề

Khuyến khích sử dụng tên gọi xã, phường đã có trước sáp nhập

Dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, khuyến khích sử dụng tên gọi cũ. Bộ Nội vụ vừa hoàn tất tờ trình và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Mục tiêu đặt ra của dự thảo là thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã...

Hội LHPN TPHCM tổ chức họp mặt “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia”

Chiều 17/1, Hội LHPN TPHCM tổ chức chương trình họp mặt “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM” nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025”. ...

Trao giải Cuộc thi “Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Việt Nam Quốc tế”

(Tổ Quốc) - Tối 12/1, tại Trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội, đêm gala chung kết và trao giải Cuộc thi "Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Việt Nam Quốc tế" đã được tổ chức. ...

TP HCM tái cấu trúc bộ máy để bứt phá

TP HCM đặt mục tiêu sau sắp xếp, bộ máy mới phải vận hành thông suốt, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế

Tính đến hết tháng 5-2023, trên địa bàn tỉnh có 3.200.536 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 85,65% dân số (chưa tính các nhóm tham gia BHYT ở ngoài tỉnh, ngoài nước và trong lực lượng vũ trang). Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, thời gian qua các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện...

Lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Liên đoàn Lao động tỉnh

Ngày 1-7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý LĐLĐ tỉnh.Toàn cảnh hội nghị.Hội nghị đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với đồng chí Chủ tịch, các đồng chí Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh dựa trên các tiêu chí: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật; kết quả...

Phòng ngừa xã hội để kiềm chế thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật

Do xảy ra mâu thuẫn trong khi đi dã ngoại với một nhóm học sinh ở xã Vĩnh Hưng mà trưa ngày 11-5, Đỗ Văn T. (sinh năm 2004) đã rủ bạn bè tìm nhóm học sinh ở xã Vĩnh Hưng để giải quyết. Khi đến khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc, T. và các bạn gặp nhóm học sinh của xã Vĩnh Hưng nên đã chặn lại và đánh nhóm học sinh này, làm 2 người bị...

Bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện Quan Sơn

Sáng 10-8, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Trường ĐH Hồng Đức tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho 60 đồng chí là cán bộ, nhân viên Ban CHQS huyện Quan Sơn; chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban CHQS các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Dự lễ khai giảng có Đại tá Nguyễn Hữu Thuật, Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Quân sự tỉnh, Phó Chính uỷ Bộ...

Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24 và Kết luận số 31 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng...

Chiều 16-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận số 31-KL/TW ngày 16-4-2018 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam. Đồng chí Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì hội nghị. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất