Trang chủNewsThời sựPhước Sơn (Quảng Nam): Phát huy vai trò của Người có uy...

Phước Sơn (Quảng Nam): Phát huy vai trò của Người có uy tín về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia


Ông Nguyễn Đình Sách, Người có uy tín ở Phước Sơn vận động người dân hiến đất mở đường.
Ông Nguyễn Đình Sách, Người có uy tín ở Phước Sơn vận động người dân hiến đất mở đường

Từ chuyện của “bố Sách”…

Mỗi khi nhắc đến ông Trần Đình Sách, sinh năm 1943, ở Tổ dân phố (TDP) 3, thị trấn Khâm Đức, Phước Sơn, thì nhiều người không khỏi thán phục bởi những đóng góp của ông đối với cộng đồng. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông Sách vẫn tích cực làm kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện nay, gia đình ông đang sở hữu vườn chè rộng lớn gần 1.000m2, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Cùng với đó, ông nuôi gà và đào ao nuôi cá, để cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, ông còn trồng hàng chục gốc mai, vừa để thoả đam mê với cây cảnh, đồng thời để kiếm thêm kinh tế mỗi đợt Tết đến Xuân về.

Là Người có uy tín nhiều năm trên địa bàn, ông Sách luôn sát sao, đi sâu vào từng ngõ ngách, để tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân, trong đó chú trọng tuyên truyền những cách làm ăn hay, vận động người dân thay đổi cách nghĩ cách làm, từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững. Ở địa phương, người dân vẫn quen gọi ông một cách trìu mến “Bố Sách”.

Bố Sách vốn quê ở huyện Hiệp Đức (Quảng Nam), lên lập nghiệp ở Phước Sơn từ 56 năm trước. Từ những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phấn đấu của gia đình, đến nay, ông đã có cho mình một cơ ngơi khá. “Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, lực lượng Người có uy tín ở địa phương cũng dần phát huy tốt vai trò của mình. Để việc tuyên truyền, vận động được tốt, trước hết mình phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, có những cách tuyên truyền hay, hiệu quả”, ông Sách nói.

Đơn cử như, mới đây, Nhà nước đầu tư kinh phí, để mở rộng đường bê tông liên thôn, ông đã đứng ra vận động bà con trong Tổ dân phố hiến đất để cùng chung tay thực hiện. Ban đầu, việc vận động gặp nhiều khó khăn, vì đa số bà con cũng mong muốn được hỗ trợ đền bù. Trước việc này, ông đã bàn với gia đình và quyết định hiến gần 160m2 đất, tiên phong trong việc thực hiện chủ trương của Nhà nước.

“Để vận động người dân, mình phải đi đầu trong việc thực hiện. Khi mọi người đồng lòng, thì việc khó cũng thành dễ. Nhờ đó, đến nay, đường bê tông lớn, sạch đẹp đã được hoàn thiện, đáp ứng việc đi lại của người dân dễ dàng”, ông Sách chia sẻ.

Ngoài ra, ông Sách cũng là một trong những Người có uy tín ở địa phương, đóng góp vai trò quan trọng về việc tuyên truyền nhằm xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo ông Sách, trước đây ở địa phương có xảy ra một số trường hợp như người dân bị đau ốm thay vì đưa tới bệnh viện, thì người dân tổ chức cúng bái. Hay có trường hợp, người nhà của người bệnh còn đâm trâu, để cúng.

“Chúng tôi kiên trì vận động, để người dân nâng cao nhận thức, không còn tin vào những chuyện viễn vông như thế nữa. Người có bệnh thì nên đưa đến bệnh viện để bác sỹ chuẩn đoán và chữa trị. Chưa có cơ sở nào để nói rằng cúng bái sẽ hết bệnh, không những thế, cúng bái rất tốn kém”, ông Sách chia sẻ thêm.

…đến điểm tựa của thôn, làng

Mới đây, chúng tôi có dịp theo chân cán bộ Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn về thăm các thôn làng, mới thấy được những công việc mà lực lượng Người có uy tín trên địa bàn đã và đang làm trong suốt những năm qua. Họ xứng đáng là những hạt nhân tích cực trong việc khơi gợi, vận động, định hướng cho người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Đặc biệt, những năm qua, là việc tuyên truyền, vận động toàn dân trong việc chung tay thực hiện các chương trình MTQG.

Anh Võ Văn Tường, cán bộ Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Trong thực hiện các chương trình MTQG ở địa phương, Người có uy tín, già làng, trưởng thôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ là những người đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thấy được quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia thực hiện. Dù ở vị trí khác nhau, nhưng với tinh thần của Người có uy tín, họ đã rất năng nổ và nhiệt huyết trong công việc.

Cũng theo anh Tường, để phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín ở địa phương, trong thời gian qua, Phòng Dân tộc cũng như các cấp hết sức quan tâm, đưa đi tham quan, học hỏi nhiều mô hình kinh tế hay. Bởi hơn ai hết, họ chính là các “sứ giả’ để chuyển tải những mô hình hay đến với cộng đồng mình. “Cũng nhờ đó, trong thời qua, tại địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, góp phần vào sự phát triển chung của huyện”, anh Tường nói thêm.

Ông Hồ Văn Ly, 70 tuổi, ở xã Phước Mỹ là một trong những Người có uy tín mẫu mực ở thôn Kông Ta Năng. Nhắc đến ông Ly, nhiều người không khỏi thán phục, bởi những cống hiến mà ông đã dành cho cộng đồng trong suốt thời gian qua. Ông kể, được sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc, lực lượng Người có uy tín như ông có cơ hội được tham quan, học hỏi nhiều mô hình sản xuất hay từ các tỉnh, thành phố và các huyện miền núi có điều kiện tương đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Sau khi được học hỏi kinh nghiệm, ông tuyên truyền đến người dân để cùng thực hiện.

“Người dân mình lâu nay chỉ quen với cái nương, cái rẫy, thu nhập không nhiều. Muốn khá hơn phải thay đổi cách làm, thay đổi mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Cũng là làm nông nghiệp, nhưng một số hộ ở Tây Nguyên, Bình Phước, hoặc gần đây như ở Đông Giang (Quảng Nam), một số hộ trồng cây ăn trái, kết hợp nuôi hưu sao, hiệu quả kinh tế đem lại rất cao. Do đó, sau khi học hỏi mô hình chăn nuôi ở một số địa phương, tôi đã tuyên truyền đến người dân, đến nay một số hộ đã áp dụng và có kết quả khả quan”, già Ly kể.

Theo già Ly, để tuyên truyền, vận động người dân hiệu quả, việc đầu tiên là phải phát huy vai trò nêu gương. Thật vậy, từ 3 con bò được hỗ trợ từ chương trình MTQG, đến nay gia đình ông đã sở hữu đàn bò đến 15 con, trị giá hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông còn phát rẫy, trồng được 5ha keo, nuôi hơn 100 con gà, với thu nhập mỗi đợt thu hoạch từ 400-500 triệu đồng. Sắp tới, ông dự định sẽ trồng thử nghiệm sầu riêng trên đất rẫy.

“Trong vận động xóa đói giảm nghèo, chúng tôi cũng rất sâu sát. Quê mình chủ yếu gắn với nông nghiệp, nên mình tuyên truyền cho dân về chăn nuôi, trồng trọt. Nhưng biết trồng cỏ để dự trữ cho mùa đông, biết phát hiện dịch bệnh sớm, để phòng bệnh”, ông Ly, tâm sự.

Nhờ sự khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, các phong trào hoạt động do già Ly phát động như làm đường bê tông nội thôn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… đều được bà con trong thôn đồng thuận, tích cực hưởng ứng. Mặc dù tuổi cao nhưng mọi lời nói, ý kiến của già khi tham gia hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong thôn đều được mọi người tôn trọng, lắng nghe và làm theo.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Người có uy tín ở địa phương đã thể hiện được vai trò là chỗ dựa tinh thần vững chắc, để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng tới các cấp ủy, chính quyền. Họ còn là lực lượng tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực cho chương trình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương kịp thời, có chất lượng. Qua đó, giúp cho tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thôn, khối, xã, thị trấn được đảm bảo giữ vững; các thiết chế, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp dân tộc được phát huy, niềm tin của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện vào Đảng, Nhà nước ngày càng nâng lên.

“Lực lượng này còn là nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền vận động người dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thồng văn hóa tốt đẹp; góp phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng tại địa phương”, ông Bằng nói.

Phước Sơn (Quảng Nam): Người có uy tín đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình





Nguồn: https://baodantoc.vn/phuoc-son-quang-nam-phat-huy-vai-tro-cua-nguoi-co-uy-tin-ve-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-1729437987297.htm

Cùng chủ đề

Phước Sơn (Quảng Nam): Quyết tâm giải ngân 100% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại đã được các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Đồng Nai chú trọng thực hiện đồng bộ,...

Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Hiện nay, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ở cơ sở, họ được chính quyền ghi nhận là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc; được cộng đồng tin tưởng ví như điểm tựa tinh thần của bà con.Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm...

Phước Sơn (Quảng Nam): Phấn đấu cuối năm 2025 cơ bản đẩy lùi tảo hôn

Nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) cho người dân trên địa bàn, UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện. Trong đó, việc thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2020 - 2025 bước đầu phát huy hiệu quả.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ...

Phước Sơn (Quảng Nam): Thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Phước Sơn có 54 Người có uy tín, trong đó có 19 đảng viên. Để động viên kịp thời đội ngũ những Người có uy tín phát huy vai trò "cầu nối" giữa Chính quyền và Nhân dân; đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở, những năm qua, huyện Phước Sơn luôn chú trọng chăm lo thực hiện các chế độ chính sách cho Người có uy...

Phước Sơn (Quảng Nam): Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tảo hôn cho hàng ngàn học sinh

Nhằm trang bị kiến thức pháp luật về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các học sinh trên địa bàn, UBND huyện Phước Sơn đã tiến hành tổ chức 13 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với hình thức rung chuông vàng cho hàng ngàn học sinh ở các cấp học.Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công du tới “xứ sở vạn đảo”

(Dân trí) - Dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính có những bài phát biểu quan trọng nhấn mạnh vai trò của ASEAN, đồng thời gặp gỡ lãnh đạo nhiều quốc gia. 10h30 ngày 4/9, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của Thủ đô Jakarta, Indonesia, để tham dự Hội...

Dân ‘du mục số’ đổ xô đến Việt Nam

Ở một quán cà phê bãi biển Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), Sam bật laptop bắt đầu buổi dạy tiếng Anh cho bốn học viên. Chàng trai người Anh 33 tuổi từng đi qua 51 quốc gia nói có thể làm việc bất cứ đâu miễn là có Internet. Bốn năm trước, Sam lần đầu đến Việt Nam và thuê xe máy đi từ Cà Mau đến Hà Giang cùng 5 người bạn. Anh về nước và nhiều lần quay...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Gạo Điện Biên – Món quà quý vùng Tây Bắc

Cánh đồng Mường Thanh có diện tích khoảng 140km2 được coi là vựa lúa lớn nhất khu vực Tây Bắc đã mang đến thương hiệu gạo Điện Biên nức tiếng. Cũng bởi vậy, du khách khi đến Điện Biên, ngoài nhu cầu tham quan di tích lịch sử còn để khám phá văn hoá ẩm thực độc đáo. Kết thúc mỗi hành trình, những bao gạo chính là sản vật theo chân du khách về xuôi.   Vnews Nguồn: https://vnews.gov.vn/video/gao-dien-bien-mon-qua-quy-vung-tay-bac-127147.htm

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

(TN&MT) – Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống; Có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản; tăng cường nhận...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Giảm tới 350.000 đồng khi thanh toán VNPAY-QR trên Vietravel

Các tín đồ mê “xê dịch” không thể bỏ qua ưu đãi cực cháy trong hè này - cơ hội lý tưởng để lên lịch cho một chuyến đi thật “đã đời” với chi phí siêu hời. Tạm gác bộn bề, xách vali lên và khám phá chuyến đi trong mơ của bạn với ưu đãi cực chất từ...

Summer Fest 2025: Hơn 100.000 lượt khách ‘cháy’ hết mình cùng âm nhạc và lễ hội

Sức hút bùng nổ từ thành phố lễ hội triệu niềm vui Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, dịp lễ vừa qua Bình Thuận đón khoảng 228.500 lượt khách, tăng khoảng 4% so với năm 2024. Trong đó chỉ riêng NovaWorld Phan Thiet đã đón hơn 100.000 lượt khách (chiếm 50%) lượng...

Hành trình Mới và Mở

“Zalopay đang tiên phong thay đổi cách hàng triệu người Việt giao dịch, tiết kiệm và phát triển tài chính cá  nhân trong nền kinh tế số năng động hiện nay”, bà Lê Lan Chi - Tổng giám đốc Zalopay chia sẻ.Thị trường fintech Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu...

Khai quật khảo cổ tại Lạc Câu sẽ mở ra nhiều kỳ vọng

VHO - Từ ngày 9-31.5, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam sẽ tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm Lạc Câu, thôn Lạc Câu, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình (Quảng Nam). Trước đó, ngày 6.5, Bộ VHTTDL đã có quyết định số 1264/QĐ- BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở