Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhụ huynh và học sinh cần làm gì?

Phụ huynh và học sinh cần làm gì?

PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có những tư vấn hữu ích cho phụ huynh và học sinh ngay khi Thông tư 29 quản lý dạy thêm, học thêm chính thức áp dụng từ hôm nay (14/2).

Chào PGS.TS Nguyễn Chí Thành! Hôm nay (14/2), Thông tư 29 quản lý dạy thêm, học thêm chính thức được áp dụng và đang nhận được quan tâm lớn từ dư luận. Có ý kiến cho rằng, tình trạng đi học thêm hiện nay một phần do phụ huynh “ép” con đi học. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm của ông về điều này thế nào?

– Đúng, một trong những lý do chính khiến học sinh đi học thêm là do sự tác động từ phụ huynh. Thường thì phụ huynh mong muốn con em mình học thêm để cải thiện kết quả học tập, đặc biệt là trong các môn học quan trọng như Toán, Văn, hoặc tiếng Anh. Họ có thể tin rằng việc học thêm sẽ giúp con mình có được lợi thế trong kỳ thi, đạt điểm cao hơn hoặc cải thiện kiến thức chuyên sâu trong một môn học.

Ngoài ra, có những trường hợp phụ huynh cho rằng việc học thêm sẽ giúp học sinh tránh bị lạc hậu so với bạn bè hoặc giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng như kỳ thi vào lớp 10 hoặc kỳ thi đại học. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá lớn từ phía phụ huynh đôi khi cũng dẫn đến áp lực cho học sinh, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của các em.

Thông tư 29 siết dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ hôm nay: Phụ huynh và học sinh cần làm gì?- Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Giáo dục Hà Nội. Ảnh: NVCC

Một lý do quan trọng khác là nhiều phụ huynh ở các thành phố lớn gửi con đi học thêm với mục đích chủ yếu là để nhà trường/trung tâm “trông” con trong thời gian rảnh sau giờ học chính khóa. Đây cũng là một hình thức quản lý thời gian của học sinh, nhất là đối với các gia đình có công việc bận rộn, không có thời gian để chăm sóc hoặc quản lý việc học của con.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng hy vọng rằng qua việc học thêm, con cái họ sẽ tiếp thu thêm kiến thức ngoài chương trình học chính khóa, từ đó cải thiện kết quả học tập và không bị tụt lại so với bạn bè. Điều này đặc biệt phổ biến trong các khu vực có môi trường học tập cạnh tranh, nơi mà việc học thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học đường của nhiều học sinh.

Như vậy, đối với không ít phụ huynh, học thêm không chỉ là một cơ hội để con em họ học tập tốt hơn mà còn là một cách để học sinh có một môi trường học tập và sinh hoạt có tổ chức sau giờ học chính thức, giúp họ yên tâm hơn về sự phát triển của con mình. Do đó, việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của học sinh mà còn giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về nhu cầu thực tế của con em mình, tránh gây ra áp lực không cần thiết.

Ông có cho rằng, khả năng tự học của học sinh ngày nay kém hơn khi mà Thông tư 29 quy định chỉ dạy thêm, học thêm một số đối tượng đã khiến cả phụ huynh và học sinh lo lắng?

– Ý kiến cho rằng Thông tư 29 ra đời phản ánh khả năng tự học của học sinh rất kém là một quan điểm có phần hợp lý, nhưng cũng cần phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.

Việc nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng về việc không được đi học thêm có thể cho thấy một xu hướng chung trong xã hội hiện nay, khi mà việc học thêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của nhiều gia đình, nhất là ở các thành phố lớn. Một phần lý do chính là áp lực từ kỳ vọng về thành tích học tập và kết quả thi cử. Học sinh có thể cảm thấy thiếu tự tin và lo lắng nếu không có sự chuẩn bị bổ sung ngoài giờ học chính khóa. Phụ huynh cũng có thể tin rằng việc học thêm là yếu tố quan trọng giúp con cái họ thành công trong việc học và có thể bắt kịp hoặc vượt qua các bạn trong lớp.

Tuy nhiên, Thông tư 29 cũng sẽ có tác dụng chính sách để giảm bớt sự phụ thuộc vào các lớp học thêm, khuyến khích học sinh phát triển khả năng tự học và tự nghiên cứu. Nếu học sinh chỉ dựa vào việc học thêm mà không được khuyến khích phát triển khả năng tự học, thì sẽ khó có thể có sự phát triển lâu dài và bền vững trong việc học. Việc học thêm có thể chỉ giúp học sinh giải quyết tạm thời một số vấn đề, nhưng không thể thay thế hoàn toàn quá trình học hỏi và tự tìm hiểu, khám phá kiến thức từ chính bản thân học sinh.

Thông tư này cũng nhấn mạnh việc tổ chức dạy thêm trong khuôn khổ có kiểm soát, từ đó thúc đẩy việc phát triển năng lực tự học, khả năng sáng tạo và độc lập trong việc giải quyết vấn đề của học sinh. Điều này góp phần quan trọng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các lớp học thêm, khuyến khích các phương pháp học tập sáng tạo và chủ động hơn trong việc tìm kiếm và áp dụng kiến thức. Như vậy các em sẽ dần hình thành và phát triển khả năng tự chủ và tự học. Đây cũng là một năng lực quan trọng mà học sinh phải được rèn luyện và bồi dưỡng trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo PGS, sau khi Thông tư 29 được áp dụng, phụ huynh và học sinh cần làm gì?

– Khi Thông tư 29 được áp dụng, phụ huynh và học sinh cần thay đổi cách tiếp cận việc học tập để vừa cải thiện thành tích học tập, vừa có thời gian phát triển các kỹ năng sống và tham gia các hoạt động ngoại khóa. 

Đối với phụ huynh

– Khuyến khích học sinh tự học: Thay vì phụ thuộc vào các lớp học thêm, phụ huynh nên khuyến khích con em mình phát triển khả năng tự học. Điều này có thể giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghiên cứu và tự giải quyết vấn đề, điều này cũng rất quan trọng trong việc học lâu dài. 

– Hỗ trợ học sinh xây dựng kế hoạch học tập khoa học: Phụ huynh nên giúp con xây dựng một lịch trình học tập hợp lý, có sự phân bổ thời gian giữa việc học kiến thức và các hoạt động ngoại khóa. Điều này giúp học sinh tránh bị áp lực và có thời gian thư giãn, phát triển kỹ năng mềm. 

– Khuyến khích tham gia hoạt động ngoại khóa: Phụ huynh nên tạo cơ hội cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp phát triển các kỹ năng sống như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, và tư duy sáng tạo. Đây là những kỹ năng quan trọng không thể thay thế bằng việc học thêm. 

– Tạo môi trường học tập tích cực: Phụ huynh cần tạo một môi trường học tập vạt chất và tinh thần thuận lợi, nơi mà học sinh cảm thấy thoải mái và có động lực học tập mà không bị quá sức, nơi mà học sinh có thể ứng dụng được công nghệ trong việc tìm tòi thông tin, tham gia các diễn đàn trao đổi phù hợp. Phụ huynh cũng cần chú ý tới sức khoẻ và tâm lý của học sinh khi tự học. Điều này có thể giúp học sinh duy trì niềm đam mê học hỏi và tự tìm tòi kiến thức cũng có đủ sức khoẻ, tâm lý để thực hiện việc tự học. 

– Trao đổi thưỡng xuyên với nhà trường về tình hình học tập của con để biết được các điểm mạnh, điểm cần cải thiện của con, từ đó đồng hành hỗ trợ con trong việc tự học, nhất là ở các giai đoạn quan trọng như thi học kì, chuyển cấp. Phụ huynh cũng có thể tìm các lớp bồi dưỡng kiến thức ở trường hoặc ở các trung tâm phù hợp với mục tiêu, nhu cầu của con cho các giai đoạn quan trọng này.

Đối với học sinh

– Hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự học: Học sinh cần học cách tự tìm kiếm thông tin, lên kế hoạch học tập và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Việc này giúp học sinh cải thiện kết quả học tập mà không phụ thuộc vào các lớp học thêm. 

– Tận dụng thời gian học tập hiệu quả: Thay vì dành quá nhiều thời gian cho các lớp học thêm, học sinh nên học tập hiệu quả trong thời gian chính khóa và tự học tại nhà. Việc này không chỉ giúp cải thiện kết quả học tập mà còn tạo cơ hội để tham gia các hoạt động ngoại khóa và phát triển kỹ năng sống. 

– Tham gia hoạt động ngoại khóa: Ngoài việc học tập, học sinh cần dành thời gian tham gia các hoạt động như thể thao, văn hóa, tình nguyện hoặc các câu lạc bộ sở thích. Những hoạt động này giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và làm việc nhóm, cũng như giảm stress và tăng cường sức khỏe. 

– Chăm sóc sức khỏe và tâm lý: Học sinh cần lưu ý đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc học tập căng thẳng mà không nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây ra mệt mỏi và giảm hiệu quả học tập. Do đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh với thời gian nghỉ ngơi, thể dục và thư giãn là rất quan trọng.

Bằng cách thay đổi cách tiếp cận này, phụ huynh và học sinh không chỉ giúp cải thiện thành tích học tập mà còn tạo ra một môi trường học tập toàn diện, phát triển cả về học thuật lẫn kỹ năng sống, giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Cảm ơn ông đã chia sẻ!





Nguồn: https://danviet.vn/thong-tu-29-siet-day-them-hoc-them-tu-ngay-14-2-gay-sot-phu-huynh-va-hoc-sinh-can-lam-gi-20250214061843621.htm

Cùng chủ đề

Thống nhất phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Theo nghị trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của VEC ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, tuy nhiên, không có vị nào đăng ký phát biểu. Theo nghị trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của VEC ngay sau khi nghe tờ...

VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trần

Loạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi "đổ đèo", thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt và điều này giúp VN-Index duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch 18/2. VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trầnLoạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi "đổ đèo", thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt...

Ghi nhật ký ăn uống có giúp giảm cân?

Đang lan truyền rất nhiều cách ăn hay trào lưu ăn để giảm cân. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chỉ có một công thức chung đó là cân bằng năng lượng đầu vào và đầu ra, cùng với kết hợp lối sống lành mạnh. ...

Nuôi loài được ví như sâm nước, giúp tăng cường sinh lý, anh nông dân Thái Bình bán một bể là có 40-50 triệu

Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, anh Nguyễn Sông Đà, xã Nam Bình (Kiến Xương, Thái Bình) đã phát triển thành công mô hình nuôi chạch sụn - loài thủy sản được ví như sâm nước vì những giá trị dinh dưỡng của nó. ...

Những dãy phố không có người ở tại dự án khu đô thị xanh Dragon City Park

Dragon City Park là một trong các dự án bất động sản lớn khuấy động thị trường ở Đà Nẵng nhiều năm trước. Nhưng đến nay, dự án vẫn trong tình trạng vắng bóng người ở, cỏ mọc um tùm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nuôi loài được ví như sâm nước, giúp tăng cường sinh lý, anh nông dân Thái Bình bán một bể là có 40-50 triệu

Mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, anh Nguyễn Sông Đà, xã Nam Bình (Kiến Xương, Thái Bình) đã phát triển thành công mô hình nuôi chạch sụn - loài thủy sản được ví như sâm nước vì những giá trị dinh dưỡng của nó. ...

Những dãy phố không có người ở tại dự án khu đô thị xanh Dragon City Park

Dragon City Park là một trong các dự án bất động sản lớn khuấy động thị trường ở Đà Nẵng nhiều năm trước. Nhưng đến nay, dự án vẫn trong tình trạng vắng bóng người ở, cỏ mọc um tùm. ...

Treo dây trồng một loại “rau ngon”, ăn tốt cho sức khỏe, anh nông dân Quảng Trị lãi 700 triệu/năm

Bên trong hệ thống nhà kín 500m2, anh Phạm Văn Quân (SN 1989, trú khu phố 5, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) trồng 60.000 phôi nấm sò, hái đến đâu bán hết đến đó, thu nhập 700 triệu đồng mỗi năm. ...

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng "bùng nổ" khắp nơi với kỳ vọng làm giàu. Thế nhưng hiện nay sầu riêng chưa vào chính vụ đã...

Đầu xuân về huyện ngoại thành Thủ đô xem nông dân thi lái máy cấy trên cánh đồng “không dấu chân”

Ngày 18/2, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức hội thi “Cơ sở sản xuất mạ khay và vận hành máy cấy giỏi TP.Hà Nội năm 2025”. Hội thi có sự tham gia của 12 đội thi đến từ 10 huyện gồm: Phú Xuyên, Thường...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Cần Thơ: Điểm trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Thực hành Sư phạm cao nhất

Trong vòng 7 ngày sau khi công kết quả, thí sinh trúng tuyển đến các trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học để làm thủ tục nhập học. Trường hợp thí sinh nếu có nhu cầu chấm phúc khảo, có thể tải mẫu đơn phúc khảo tại website tuyển sinh 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần...

Điểm danh 23 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia qua các năm

Danh sách các nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia như sau: 1. Trần Ngọc Minh - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. 2. Phan Mạnh Tân - THPT Năng khiếu Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. 3. Lương Phương Thảo - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. 4. Võ Văn Dũng - THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. 5. Đỗ Lâm Hoàng - THPT Gò Vấp, TPHCM. 6. Lê Vũ Hoàng - THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình. 7. Lê Viết Hà...

Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025, trong đó có lịch nghỉ hè của học sinh trong toàn quốc.

Cùng chuyên mục

Dạy thêm ngoài nhà trường: Chất lượng ai kiểm định?

Trong bối cảnh học thêm vẫn đang là nhu cầu đối với nhiều học sinh cuối cấp thì việc siết dạy thêm chỗ này cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng phình ra ở chỗ khác. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng các trung tâm...

Học sinh thế hệ mới và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Việc học thêm không nên trở thành một gánh nặng, mà phải là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển, sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.

Thay đổi trong tuyển sinh giúp thí sinh “rộng cửa” vào đại học

Những điểm mới trong tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ tạo nhiều cơ hội cho thí sinh vào đại học ...

UBND TP.HCM trình HĐND miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh THPT

Để chuẩn bị cho kỳ họp ngày 20.2 HĐND TP.HCM sẽ xem xét thông qua tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, công tác nhân sự và chính sách hỗ trợ thêm, UBND TP.HCM đã có tờ trình dự thảo nghị...

Cơ hội việc làm ngành du lịch

Mỗi năm ngành du lịch cần tới 40.000 nhân sự nhưng số lượng sinh viên được đào tạo mỗi năm chỉ đáp ứng được khoảng một nửa, trong đó chỉ 43% được đào tạo chuyên nghiệp. Trong xu hướng phát triển mới của...

Mới nhất

Thanh lọc cơ thể bằng nước ép để giảm cân có tốt không?

Trào lưu dùng nước ép được nhiều người coi như một cách để thanh lọc cơ thể sau nhiều ngày Tết ăn uống không lành mạnh hoặc như một cách nhanh chóng để giảm cân. Điều này có thể...

Miền Bắc mưa phùn liên tiếp, khả năng đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần

Miền Bắc đang trải qua những ngày sương mù, mưa phùn và độ ẩm không khí cao. Dự báo, khoảng ngày 22-23/2, một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường trở lại, miền Bắc xuất hiện rét đậm. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (19/2), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa...

Giá bạc hôm nay 19/2/2025: Bạc tăng 32,88 USD/ounce

Giá bạc hôm nay (19/2/2025), giá bạc thế giới tiếp tục nhích thêm 0,06% lên mức 32,88 USD/ounce, tăng 11% so với đầu năm. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc giảm nhẹ, niêm yết ở mức 1.214.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.252.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà...

Đổi mới tư duy trong khai thác tài nguyên du lịch

Ðối mặt những thách thức lớn như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu..., ngành du lịch cần có sự thay đổi trong tư duy khai thác tài nguyên để phát triển bền vững. Mang tư duy đột phá để tiếp cận tài nguyên du lịch, trong hành trình suốt 15 năm...

Học sinh thế hệ mới và câu chuyện dạy thêm, học thêm

Việc học thêm không nên trở thành một gánh nặng, mà phải là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển, sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào cuộc sống.

Mới nhất