Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhụ huynh nặng thành tích thì dạy thêm, học thêm còn tồn...

Phụ huynh nặng thành tích thì dạy thêm, học thêm còn tồn tại ở góc độ tiêu cực

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đang nhận được quan tâm lớn từ dư luận. Bên cạnh chia sẻ từ đội ngũ giáo viên, chuyên gia, phụ huynh cũng đã đưa ra ý kiến về vấn đề này.

Thông tư 29 dạy thêm, học thêm: “Phụ huynh còn nặng thành tích thì dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực”

Thông tư 29 của Bộ GDĐT sẽ chính thức áp dụng từ ngày 14/2 quy định 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của học sinh, gồm: Học sinh có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt; Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; Học sinh ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh.

Nhiều phụ huynh nêu lý do để con cần đi học thêm như sợ con thiệt thòi so với các bạn, muốn có người trông giữ con và muốn làm vừa lòng cô giáo, sợ cô giáo “trù dập”, và cũng có người nặng vì thành tích.

Chia sẻ với PV Dân Việt, chị Lê Thu Huyền, phụ huynh có con học lớp 5 và 10 ở Hà Nội nêu quan điểm: “Đọc Thông tư 29 xong tôi vô cùng lo lắng. Dù giáo viên dạy giỏi nhưng con mình học kém thì phải đi học thêm là đúng rồi. Học kém thì càng phải học thêm để giáo viên kèm cặp, hướng dẫn, bạn nào học giỏi thì cũng phải học để giỏi hơn, thi giải nọ giải kia”.

Thông tư 29:

Học sinh Hà Nội đang bước vào học kỳ 2 năm học 2024-2025. Ảnh minh họa: Tào Nga

Chị Nguyễn Tố Ngân, có con đang học một trường Tiểu học cũng bất ngờ khi con mình nằm trong đối tượng không được học thêm: “Thực sự công việc của tôi quá bận và tôi cũng không đủ kiến thức và thời gian để dạy cho con học. Thay vì để con tự mò mẫm làm ở nhà thì tôi cho con đi học thêm nhà cô giáo, tốn kém, vất vả tí nhưng bù lại yên tâm kiến thức của con. Còn hơn ở nhà mẹ con quát nhau mà con cũng không chịu học”.

Ngày 10/2, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những trao đổi xoay quanh câu chuyện dạy thêm, học thêm. Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, đối với lĩnh vực giáo dục nói chung và dạy thêm, học thêm nói riêng, chỉ nỗ lực của ngành giáo dục là chưa đủ, còn rất cần sự thấu hiểu, vào cuộc, giám sát của phụ huynh và xã hội. 

Khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, còn chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm, còn chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình ngoài giáo dục nhà trường… thì khi đó dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực. Sự giám sát của xã hội đối với việc thực hiện Thông tư quy định dạy thêm, học thêm cũng rất quan trọng để quy định được thực hiện hiệu quả.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, việc ban hành Thông tư quy định dạy thêm, học thêm là để phù hợp với rất nhiều chính sách, quy định hiện hành và yêu cầu thực tiễn. 

“Những ngày gần đây, qua theo dõi dư luận cho thấy, các quy định của Thông tư nhận được sự đồng tình từ xã hội. Để Thông tư 29 thực sự đi vào cuộc sống thì điều quan trọng là cần việc hiểu đúng, làm đúng trách nhiệm của các bên. Cụ thể: sau khi ban hành Thông tư 29 và sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tiếp theo để các Sở GDĐT tham mưu và ban hành các hướng dẫn thực hiện tại địa phương.

UBND các tỉnh cần chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, tổ chức các hội nghị chuyên đề để phổ biến, hướng dẫn đến các đối tượng liên quan để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện đúng các quy định. Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT tiếp tục quan tâm và sớm ban hành hướng dẫn, tham mưu phù hợp với địa phương. Bộ lưu ý các nhà trường bổ trợ cho những học sinh thực sự còn đang yếu kém, chuẩn bị thi chuyển cấp và cần xác định đó là trách nhiệm cần phải làm… Những gì Thông tư quy định dạy thêm, học thêm đang hướng tới một nền giáo dục với những giá trị tốt đẹp. Do vậy, dù bước đầu khó khăn nhưng mong rằng sẽ có sự đồng lòng, quyết tâm của thầy cô giáo trong triển khai. Bộ GDĐT sẽ sát sao cùng địa phương, nhà trường, thầy cô trong quá trình thực hiện”, Thứ trưởng nói.

TS Nguyễn Tùng Lâm: Mục tiêu của Thông tư 29 là rất nhân văn

Nhìn toàn diện Thông tư số 29, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý – giáo dục Việt Nam cho rằng, có hai việc khác nhau về Thông tư 29 cần được hiểu thấu suốt. Thông tư 29 mong muốn không còn tình trạng dạy thêm, học thêm trong trường học. Mục tiêu này là rất nhân văn, giống với các nước có nền giáo dục hiện đại trên thế giới.

“Ở nước ta, nhiều thế hệ chìm đắm trong dạy thêm học thêm. Điều đó là không đúng quy luật phát triển của con người hiện đại. Lý do bởi mỗi học sinh đều tập trung học để phục vụ các kỳ thi chuyển cấp, chọn trường, chọn lớp kèm bằng cấp đi theo. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kiến thức, bằng cấp mà chưa quan tâm hết đến phát triển bản thân để phù hợp với từng cá nhân học sinh. Do đó, có thể nói mục tiêu của Thông tư 29 là rất tốt, rất nhân văn, đó là muốn thay đổi thói quen cũ, tư duy cũ đã trở thành nếp đối với người dân”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

Tuy vậy, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Thông tư 29 cũng chỉ là giải pháp tình thế, khó giải quyết tận gốc vấn đề dạy thêm học thêm. Thay đổi một thói quen, hình thành một nếp nghĩ, nếp làm cần phải có quá trình để mỗi người có thời gian tiếp thu và thực hiện chứ không thể thay đổi ngay, nói cái là yêu cầu phải làm ngay.

Để không còn tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, theo TS Nguyễn Tùng Lâm cần có 3 điều kiện, 3 yếu tố. Thứ nhất, phải có đủ trường và các trường có chất lượng tương đối đồng đều với nhau. Có như vậy mới không còn cảnh học sinh phải cố gắng đi học thêm để thi đỗ vào các trường điểm. Thứ hai, các thầy cô phải có cách thức rèn cho học sinh có năng lực tự học. Thứ ba, nhà nước phải bảo đảm quyền lợi của giáo viên. Giáo viên giúp học sinh thì giáo viên phải được hưởng quyền lợi và phải được trả công.

“Thông tư 29 quy định 3 đối tượng được dạy thêm trong nhà trường nhưng không thu phí. Nếu nhà trường không thu thì địa phương phải có ngân sách để bù chi phí cho nhà trường thì mới bảo đảm quyền lợi cho giáo viên. Hiện thông tư mới chỉ đề cập đến việc không được dạy thêm mà chưa quan tâm thỏa đáng quyền lợi của thầy cô giáo”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.





Nguồn: https://danviet.vn/thong-tu-29-phu-huynh-con-nang-thanh-tich-thi-day-them-hoc-them-con-ton-tai-tieu-cuc-20250211074134792.htm

Cùng chủ đề

Tăng cường ôn thi cuối cấp là trách nhiệm của các trường học

TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó yêu cầu, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, tuyệt đối không buông lỏng ôn tập cho học sinh yếu kém. TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ...

Cần Thơ: Người dân chủ động đi tiêm vaccine phòng cúm mùa

DNVN - Sau khi Sở Y tế TP Cần Thơ phát đi thông báo khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa, người dân đã chủ động đến các cơ sở y tế tiêm vaccine tăng gấp 10 lần so với trước đây. ...

Xanh nhạt và đỏ tía, sự đối lập mạnh mẽ nhưng cực kỳ hút mắt

Đây là sự kết hợp giữa hai tông màu lạnh - xanh nhạt và nóng - đỏ tía, khiến chúng...

Kiểm tra ATTP điểm phục vụ kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV

Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Đặng Thanh Phong cho biết, Chi cục đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-CCATVSTP bảo đảm ATTP phục vụ kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nhằm kiểm soát có hiệu quả ATTP, phát hiện sớm, xử lý, khắc phục giảm thiểu ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của các đại biểu tham gia kỳ họp. Kỳ họp bất thường lần thứ 9,...

Người nhận thưởng vé số Vietlott 152 tỉ đồng đến từ TP HCM

(NLĐO) - Anh N.V.N – một thuê bao MobiFone mua vé số Vietlott qua điện thoại đã trúng và nhận giải Jackpot trị giá hơn 152 tỉ đồng ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ “khủng” trong nghi lễ khai ấn Đền Trần năm 2025 có gì đặc biệt?

Trước giờ diễn ra lễ khai ấn Đền Trần 2025 (Nam Định) khoảng 9 tiếng, kiệu Ngọc Lộ và hơn 50 mâm lễ đã được chuyển đến để thực hiện nghi lễ khai ấn đền Trần diễn ra vào đêm nay 11/2 (14 tháng Giêng). ...

Cậu bé nhặt rác thi đỗ đại học hàng đầu châu Á

Dù phải nhặt rác và phế liệu để sống qua ngày, Vy Nhân Long vẫn đạt 707 điểm trong kỳ thi đầu vào đại học khắc nghiệt và trúng tuyển vào Đại học Bắc Kinh - trường đại học top đầu châu Á. ...

Đặc sản Điện Biên, rét mướt, người Mông bắt con gà đen vào hầm gừng, múc ra tô thơm tận cửa

Món “gà chặt nhỏ hầm gừng” là một trong những món ăn riêng, đặc sản Điện Biên có không thể thiếu tại mâm cơm dân tộc Mông ở huyện Tủa Chùa trong những ngày se lạnh. ...

Hình ảnh độc lạ rước 17 “ông lợn”, mỗi ông nặng hàng trăm kg ở Hà Nội

Tối 13 tháng Giêng, những "ông lợn" nặng hàng trăm kg được dân làng La Phù rước tới đình làng tế Thành hoàng làng trong dịp lễ đầu năm. ...

Ai ngờ đất Cà Mau trồng được thứ “hoa quý tộc” đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu, người ta vẫn khuân

Chỉ trồng hoa lan-loài hoa quý tộc để thưởng ngoạn, thư giãn đầu óc lúc đầu, anh Lê Nhã Lam, ngụ thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã phát triển vườn hoa lan của mình lên đến...

Bài đọc nhiều

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

TP Thanh Hóa xin cho học sinh cấp 2 nghỉ học thứ bảy

Cả nước hiện có 7 địa phương thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, cho học sinh nghỉ học thứ bảy, chủ nhật. Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đơn vị vừa có văn...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Cùng chuyên mục

Tăng cường ôn thi cuối cấp là trách nhiệm của các trường học

TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông, trong đó yêu cầu, tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp, tuyệt đối không buông lỏng ôn tập cho học sinh yếu kém. TPO - Chiều 11/2, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh về việc tăng cường chỉ...

Lập 6 tổ, chỉ vận động được… 1 em

Mặc dù chính quyền, ngành chức năng đã thành lập 6 tổ với 40 người tham gia vận động nhưng hiện chỉ có 1 học sinh đến học tại điểm trường chính Trường tiểu học số 1 Quảng Phúc ở Quảng Bình. ...

Nhóm học sinh làm bộ trò chơi về lịch sử Việt Nam

Tận dụng sức hút của board game, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) đã tạo ra bộ trò chơi ‘Hồn thiêng đất Việt’. Cô Đoàn Thị Thu Hoài - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân...

Bộ GD-ĐT yêu cầu tuyển sinh đầu cấp không gây áp lực học thêm

Bộ GD-ĐT vừa có công văn về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Bộ GD-ĐT cho hay, Bộ đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện hiệu quả quản trị nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thực hiện công tác tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT... theo Chương trình phổ thông 2018, đồng...

Trường đại học Y Dược TP.HCM mở thêm ngành công tác xã hội

Trường đại học Y Dược TP.HCM sẽ mở ngành công tác xã hội trình độ đại học trong mùa tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Đây là lần đầu tiên Trường đại học Y Dược TP.HCM tuyển sinh, đào tạo ngành thuộc...

Mới nhất

Phòng khám bị tố cắt bao quy đầu với giá “cắt cổ”

(NLĐO) – Người đàn ông tại Bình Thuận làm chi phí cắt bao quy đầu với giá hơn 50 triệu đồng, phải gọi điện cầu cứu...

Bài văn khấn Rằm tháng Giêng 2025 chuẩn truyền thống nhất

(CLO) Rằm tháng Giêng (tức ngày 15 Âm lịch) là đem trăng tròn đầu tiên của năm mới Ất Tỵ 2025. Vào ngày này, các gia đình tại Việt Nam thường...

Thực phẩm chay tăng giá ‘chóng mặt’ trước rằm tháng Giêng

TPO - Những mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn chay của người dân trong ngày rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) như đậu hũ, mì căn, bún, rau củ, nấm... đang bán đắt như tôm tươi. Trong đó, nấm rơm được sử dụng nhiều và có giá tăng chóng mặt, tới 150.000 đồng/kg. ...

Lần đầu tiêm kích F-35 Mỹ chạm mặt Su-57 Nga tại triển lãm hàng không

Công chúng trong ngày 10.2 chứng kiến hai mẫu tiêm kích chủ lực của Mỹ và Nga đã cùng xuất hiện tại triển...

Nhóm học sinh làm bộ trò chơi về lịch sử Việt Nam

Tận dụng sức hút của board game, nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, TP.HCM) đã tạo ra bộ trò chơi ‘Hồn thiêng đất Việt’. ...

Mới nhất