Trang chủDu lịchKhám pháPhong thủy Kinh thành Huế: Đệ nhất án Ngự Bình

Phong thủy Kinh thành Huế: Đệ nhất án Ngự Bình

Điểm nổi bật nhất của phong thủy Kinh thành Huế là núi Ngự Bình được chọn để làm tiền án. Vậy ngọn núi này có gì đặc biệt?

Theo Dư địa chí Thừa Thiên-Huế, núi Ngự Bình, gọi ngắn gọn là núi Ngự, trước có tên là hòn Mô hay núi Bằng (Bằng sơn), là một hòn núi đất cao 103 m ở bờ nam sông Hương, cách Kinh thành Huế khoảng 4 km về phía nam. Núi Ngự có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Phụ sơn và Hữu Bật sơn. Vương triều Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố.

Núi Ngự Bình nằm trên trục chính của Kinh thành Huế. Theo TS Phan Thanh Hải, đây là trục dũng đạo, thẳng hướng tây bắc – đông nam, chạy xuyên tâm với Kinh thành. Trên trục dũng đạo là các công trình Kỳ đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Cần Chánh… đến cửa Hòa Bình. Trục này cũng chạy xuyên tâm hệ thống thành quách, gồm: Kinh thành (thành ngoài), Hoàng thành và Tử cấm thành (thành trong), quay mặt về, được xây dựa vào địa thế của núi Ngự, sông Hương.

Phong thủy Kinh thành Huế: Đệ nhất án Ngự Bình - Ảnh 1.

Núi Ngự Bình trong tổng thể quần sơn làm tiền án nhìn từ điện Thái Hòa ra Ngọ Môn – Kỳ đài

V.T

Bởi núi có hình dạng như thế, nên khi chúa Nguyễn Phúc Thái (vị chúa thứ 5, ở ngôi: 1687 – 1691) dời thủ phủ Đàng Trong từ làng Kim Long (thuộc H.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) về làng Phú Xuân (chỗ của Kinh thành Huế ngày nay) vào năm 1687, đã dùng núi ấy làm án (chắn ngang) trước thủ phủ. Về sau, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi: 1738 – 1765) xây dựng đô thành Phú Xuân (hoàn tất năm 1739), và vua Gia Long xây dựng Kinh thành Huế (1805) cũng đặt núi Bằng làm án.

Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết: “Ở phía đông bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước Kinh thành Huế, tục gọi là núi Bằng, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông”.

Sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Tổng tài Cao Xuân Dục cũng viết về núi này như sau: “Núi Ngự Bình, tục gọi là núi Bằng… vuông chằn chặn như bức bình phong, là bức án trọng yếu bậc nhất phía trước Kinh thành”.

Năm 1822, vua Minh Mạng nhân ngự giá lên Ngự Bình đã đặt tên cho hai ngọn núi nhỏ hai bên là Tả Phụ sơn và Hữu Bật sơn. Năm 1836, khi đúc Cửu đỉnh, hình tượng núi Ngự Bình đã được nhà vua cho khắc vào Nhân đỉnh.

Núi Ngự Bình là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô do vua Thiệu Trị chọn và có làm thơ trong tập thơ ngự chế. Bài thơ đã được khắc vào một tấm bia bằng đá thanh, kích cỡ 1,35 m x 0,52 m x 0,175 m, đặt trong một nhà bia xây gạch kiểu vòm cuốn khá kiên cố, tọa lạc ngay dưới chân núi. Đến nay, toàn bộ tấm bia vẫn còn nguyên vẹn dù nhà bia đã bị hư hỏng khá nặng.

Kể từ thời Gia Long đã đặt ra lệ tất cả quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ, mỗi người đều phải trồng ở Ngự Bình một cây thông, cho nên trải các đời vua, Ngự Bình trở thành một rừng thông cảnh quan tuyệt đẹp. Bởi vẻ đẹp ấy, nên núi được nhiều người đến viếng và làm thơ đề vịnh, trong số đó có vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị.

Phong thủy Kinh thành Huế: Đệ nhất án Ngự Bình - Ảnh 2.

Núi Ngự Bình nhìn từ Kỳ đài ra Phu Văn Lâu thẳng hướng về phía đông nam

Bùi Ngọc Long

Ngự bình dưới cái nhìn phong thủy

TS Hán – Nôm Đoàn Trung Hữu, người có nhiều năm nghiên cứu phong thủy, cho rằng theo lời chỉ điểm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đã vào Thuận Quảng để khởi nghiệp. Nhưng từ đèo Ngang vào tới Hải Vân, không có ngọn núi nào đặc biệt hội đủ các yếu tố để làm tiền án cho cuộc đất đế vương như núi Ngự Bình.

Thứ nhất, núi Ngự Bình nhô lên giữa vùng đất bằng phẳng có chiều cao vừa phải, hình thế núi cân đối, hai bên còn có hai núi nhỏ là Bân sơn (nơi Tây Sơn đặt đàn Nam Giao) và núi Tam Thai phù trợ. Thứ nữa, núi nằm cách sông Hương một khoảng cách lý tưởng để có thể chọn làm tiền án, nếu núi nằm sát ngay sông hoặc quá xa đều không tốt. Đối với phong thủy, Ngự Bình chính là đệ nhất án: Án vua!

Chính vì vậy, trong lời dẫn của Ngự chế thi của vua Thiệu Trị có mô tả: “Xuất bình địa chi giao cao khởi, quần phong triều củng, tráng thùy thiên chi thế đoan lâm, đương khuyết phiên bình” (Núi cao nổi lên giữa khu vực bình địa, có nhiều núi chầu về, sừng sững đến trời cao tạo bức bình phong của kinh thành).

Theo TS Đoàn Trung Hữu, dưới cái nhìn phong thủy, tất cả những yếu tố khác của cuộc đất Kinh thành Huế đều ở dạng ẩn tàng, ít lộ bày chỉ duy nhất núi Ngự Bình là tiền án nổi bật nhất. (còn tiếp) 

Ngày nay, núi Ngự Bình đã bị người dân lấn chiếm làm nghĩa địa từ chân núi lấn lên gần 1/2 núi cả 4 mặt. Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao UBND TP.Huế triển khai dự án giải tỏa, di dời mồ mả chỉnh trang khu vực núi Ngự Bình. Dự án chỉnh trang phát huy giá trị cảnh quan núi Ngự Bình và cảnh quan khu vực tượng đài Quang Trung thực hiện phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn đảm bảo phù hợp với nguồn lực của tỉnh và thành phố. Trong đó, giai đoạn 1 ưu tiên thực hiện di dời khu vực nghĩa địa chân núi Ngự Bình tính từ đường Ngự Bình vào núi với quy mô khoảng 9 ha song song với việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu vực tạo quỹ đất để có nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo; phấn đấu thực hiện xong toàn bộ khu vực trong năm 2024.

Thanhnien.vn

Cùng chủ đề

Gợi ý danh mục đầu tư 2025 tiềm năng theo thuyết ngũ hành

Tuỳ từng bản mệnh, cổ phiếu các ngành có mức “tương hợp” khác nhau. BSC cũng lưu ý nhà đầu tư phân bổ danh mục đa dạng vào các ngành khác nhau để phòng tránh rủi ro tập trung và lựa chọn các mã chứng khoán bản thân nắm rõ. Tuỳ từng bản mệnh, cổ phiếu các ngành có mức “tương hợp” khác nhau. BSC cũng lưu ý nhà đầu tư phân bổ danh mục đa dạng vào các ngành...

Độc đáo nghi lễ thượng nêu trong Hoàng thành Huế

(CLO) Theo thông lệ, trước tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ thượng nêu (Thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Đây là một trong những nghi lễ đặc sắc tái hiện không khí Tết cổ truyền...

Khởi công trùng tu di tích Thái Miếu ở Đại Nội Huế

(CLO) Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa tổ chức khởi công trùng tu di tích Thái Miếu, nơi thờ 9 chúa triều Nguyễn, với kinh phí 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. ...

Chi hơn 400 triệu đồng làm chân mày ‘thay tướng, đổi vận’, Sở Y tế TP.HCM cảnh báo

Thời gian gần đây, Sở Y tế TP.HCM đã tiếp nhận nhiều phản ánh liên quan đến 'chân mày phong thủy', nhiều người chi trả hàng trăm triệu đồng. Ngày 25-10, Sở Y tế TP.HCM cho biết hiện nay, hoạt động các cơ sở...

Văn Miếu bên bờ sông Hương, nơi có 32 tấm bia khắc tên 293 vị tiến sĩ

(Dân trí) - Khi được trùng tu, tôn tạo, Văn Miếu và Võ Miếu sẽ cùng chùa Thiên Mụ tạo nên một tổ hợp di tích quan trọng, hoàn chỉnh ở phía tây nam Kinh thành Huế. Nằm ở phía Tây Nam Kinh thành Huế có 2 cụm di tích nằm liền kề nhau là Văn Miếu và Võ Miếu, nay thuộc địa giới hành chính phường Hương Hồ (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là 2 thiết chế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Giang – điểm đến du Xuân hấp dẫn đầu năm

Đến Hà Giang mùa nào cũng đẹp, nhất là mùa Xuân. Tháng 1, tháng 2, tháng 3 ở Hà Giang mang một vẻ đẹp đặc biệt, hài hòa giữa sự hùng vĩ của núi non và nét dịu dàng của mùa xuân. Hà Giang là một tỉnh nằm ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ của núi non, đồng bằng và văn hóa dân tộc đa dạng. Không chỉ có những cung...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cặp đôi chia sẻ cách du lịch Nhật với chi phí tiết kiệm, ở hạng sang

“Tầm 5-10 năm trước, một chuyến du lịch 2 người sang Nhật Bản dù rẻ cũng phải khoảng 30-40 triệu. Nhưng nếu biết cách, chỉ mất khoảng 15-20 triệu đã có thể ngủ nghỉ ở khách sạn hạng sang”, Lê Chiêu Đức - một TikToker người Việt ở Nhật chia sẻ. Du lịch Tokyo  theo trải nghiệm của một người Việt sống ở Nhật Lê Chiêu Đức và Nakamura Mio là cặp vợ chồng Việt - Nhật thường chia sẻ câu...

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ chủ trì Kỳ họp Quý I năm 2024 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương

Sáng 22/3/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Kỳ họp Quý I năm 2024 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương. Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Cùng chuyên mục

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Ngư dân Bình Định làm lễ chôn cất cá Ông bị dạt vào bờ

Sáng 8/2, người dân thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) phát hiện một xác cá Ông dạt vào bờ biển. Người dân đã lập bàn thờ cúng và chôn cất theo phong tục địa phương. Theo ông Trần Thanh Sĩ, trưởng vạn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, theo quan niệm của người dân địa phương, đầu năm làng nào được cá Ông chọn để "lụy" vào bờ thì nơi đó...

Du lịch Hà Giang chuyển mình, trở thành điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á

Hà Giang trở thành điểm đến hút hồn du khách nội địa và quốc tế không chỉ bởi thiên nhiên hùng tráng và nền văn hóa bản địa đa sắc màu, mà còn nhờ nhiều quyết sách và nỗ lực xúc tiến du lịch những năm gần đây. Điểm đến du lịch say lòng du khách Hà Giang được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng như Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã...

Hà Giang – điểm đến du Xuân hấp dẫn đầu năm

Đến Hà Giang mùa nào cũng đẹp, nhất là mùa Xuân. Tháng 1, tháng 2, tháng 3 ở Hà Giang mang một vẻ đẹp đặc biệt, hài hòa giữa sự hùng vĩ của núi non và nét dịu dàng của mùa xuân. Hà Giang là một tỉnh nằm ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ của núi non, đồng bằng và văn hóa dân tộc đa dạng. Không chỉ có những cung...

Cặp đôi chia sẻ cách du lịch Nhật với chi phí tiết kiệm, ở hạng sang

“Tầm 5-10 năm trước, một chuyến du lịch 2 người sang Nhật Bản dù rẻ cũng phải khoảng 30-40 triệu. Nhưng nếu biết cách, chỉ mất khoảng 15-20 triệu đã có thể ngủ nghỉ ở khách sạn hạng sang”, Lê Chiêu Đức - một TikToker người Việt ở Nhật chia sẻ. Du lịch Tokyo  theo trải nghiệm của một người Việt sống ở Nhật Lê Chiêu Đức và Nakamura Mio là cặp vợ chồng Việt - Nhật thường chia sẻ câu...

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất