Trang chủNewsThời sựPhòng, chống lãng phí không có giới hạn, không ngừng nghỉ

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn, không ngừng nghỉ

Sáng 25/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xử lý kiến nghị của các địa phương; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ các ý kiến xác đáng, sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành thông báo kết luận phiên họp, quyết định kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo theo tổ chức bộ máy mới, kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo để kịp thời triển khai thực hiện.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung, về kết quả đạt được, Thủ tướng đánh giá công tác chống lãng phí thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả bước đầu, đáng khích lệ. Hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật chung đang tiếp tục được tập trung hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Cùng với đó, kịp thời tháo gỡ nhiều vướng mắc, đưa bổ sung các nguồn lực vào nền kinh tế, nổi bật là việc xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 233 /NQ-CP và nếu đưa được các dự án này vào khai thác, sử dụng thì sẽ giải phóng được một nguồn lực lên tới hàng chục tỷ USD.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Về tháo gỡ các vướng mắc về đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố theo Kết luận số 77-KL/TW của Bộ Chính trị, vừa qua Chính phủ đã báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 170/2024/QH15, qua đó tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các dự án tồn đọng, vướng mắc. Riêng tại Đà Nẵng, theo thống kê đến nay, hơn 1.300 dự án sẽ được tháo gỡ theo tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị.

Đồng thời, giải quyết tồn tại kéo dài đối với dự án bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 và dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Hoàn thành chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng thương mại yếu kém. Xử lý toàn bộ 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương trước đây. Thúc đẩy các dự án kéo dài như chuỗi dự án điện khí Lô B – Ô Môn kéo dài 20 năm, cùng một loạt dự án năng lượng, đặc biệt là hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 trong vòng 6 tháng…

Khẳng định những nỗ lực là kịp thời, hiệu quả, đạt kết quả cân đong đo đếm được, Thủ tướng chỉ rõ công tác phòng, chống lãng phí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trên các lĩnh vực, còn tình trạng lãng phí thời gian, công sức, nguồn lực, đất đai, tài nguyên, tài sản công và tư, mua sắm công…, như nhiều cơ sở nhà, đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc không đúng mục đích, ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của nhân dân và nguồn lực không được huy động cho sự phát triển.

Theo Thủ tướng, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, từ nhận thức tới hành động, trong rà soát quy định pháp luật, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện, rút kinh nghiệm, khen thưởng kỷ luật, vai trò của người đứng đầu có nơi có lúc chưa được phát huy… Điều này đòi hỏi phải thắng thắn nhìn nhận khách quan và có giải pháp phù hợp, khắc phục dứt điểm trong thời gian tới.

Phòng, chống lãng phí phải gắn kết với sự phát triển đất nước

Về bối cảnh thời gian tới, Thủ tướng cho biết chúng ta đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng với mục tiêu đạt 8% trở lên trong năm nay, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo đà, tạo thế, tạo lực để phấn đấu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn tới, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Điều này đòi hỏi huy động, phát huy hiệu quả tối đa các nguồn lực phát triển.

Thủ tướng chỉ rõ, yêu cầu phát triển rất lớn, yêu cầu tăng trưởng rất cao, chúng ta đã nhìn nhận tương đối rõ tình trạng lãng phí nguồn lực còn nhiều, phức tạp, kéo dài nhiều năm, đồng thời cũng đã có kinh nghiệm để xử lý, khắc phục, hành lang pháp lý dần được hoàn thiện, các vướng mắc dần được tháo gỡ.

Theo Thủ tướng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện phòng, chống lãng phí phải bám sát 5 phương châm sau:

Một là, phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp.

Hai là, phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ; làm từ trên xuống dưới, làm từ trong ra ngoài; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, thẩm quyền của ai thì người đó làm, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Ba là, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Bốn là, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với sự phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Năm là, phòng, chống lãng phí phải gắn với 3 đột phá chiến lược; tháo gỡ vướng mắc thể chế, vướng mắc tại các dự án lớn, huy động nguồn lực trong nhân dân và xã hội.

Phòng chống lãng phí như “cơm ăn, nước uống hàng ngày”

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, thống nhất về nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống lãng phí tại thời điểm hiện nay trong tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, cả khu vực công và tư. Nhận thức phải đúng tầm, đúng mức, đúng điều kiện thực tiễn, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương phải quán triệt rất rõ nội dung này để đưa vào các cam kết, kế hoạch, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả).

Thứ hai, tất cả các ngành, các cấp, các địa phương, các chủ thể liên quan phải tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế – xã hội và phòng, chống lãng phí, chỉ rõ vướng mắc, ách tắc ở đâu, thẩm quyền của ai thì người đó phải giải quyết.

Nhấn mạnh chính sách ban hành chưa hoặc không phù hợp cũng gây ra sự lãng phí rất lớn, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí để trình Quốc hội, đề xuất sửa đổi các luật, quy định về ngân sách, đầu tư công, đấu thầu, hợp tác công tư, quy hoạch…

Các quy định của Luật phải xây dựng được văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện” ở mọi lúc, mọi nơi, “cơm ăn, nước uống hàng ngày”.

Cùng với đó, khẩn trương hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí, bảo đảm bao quát tất cả các lĩnh vực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, các định mức kinh tế-kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Thứ ba, rà soát các dự án lãng phí, kéo dài và đề xuất cơ chế, chính sách xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Ngay từ cuối năm 2024, Thủ tướng đã ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg về việc tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát và gần đây tiếp tục ban hành Công điện số 13/CĐ-TTg để đôn đốc.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc chậm trễ trong báo cáo của nhiều bộ, ngành, địa phương không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ xử lý các dự án tồn đọng, kéo dài, làm gia tăng tình trạng lãng phí nguồn lực.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh ngay việc thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các trường hợp không thực hiện nghiêm túc, không báo cáo đúng hạn sẽ bị xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sắp tới đây sẽ là Bộ Tài chính) cùng với Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ, tổng hợp báo cáo định kỳ, kịp thời đề xuất biện pháp xử lý đối với các đơn vị chậm trễ, không nghiêm túc thực hiện.

Cùng với đó, hiện nay một số ban chỉ đạo, tổ công tác khác đang hoạt động cùng có chức năng, nhiệm vụ xử lý tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hợp nhất các Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ tương đồng nêu trên thành 01 Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo, hoàn thành trước ngày 28/2.

Thủ tướng cũng cho rằng, với các trường hợp đặc biệt, đặc thù thì phải có cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù, có không gian đổi mới sáng tạo cho người chịu trách nhiệm ra quyết định để xử lý, giải quyết ngay các vấn đề thực tiễn đặt ra, bảo đảm kịp thời, hiệu quả cao nhất, tránh công việc kéo dài, gây lãng phí.

Thứ tư, rà soát, sửa đổi, cắt giảm các thủ tục hành chính mà gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; tăng cường phân cấp, phân quyền nhất là trong quản lý các dự án đầu tư công theo tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, cấp trên không làm thay cấp dưới, phân định trách nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của cả cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp.

“Đa số làm tốt thì quy trình, thủ tục phải theo đa số, chứ không phải vì thiểu số làm không tốt, vì một người làm không tốt mà thiết kế quy trình, thủ tục theo thiểu số làm không tốt đó”, Thủ tướng phát biểu.

Thứ năm, thực hiện quản trị thông minh và chuyển đổi số ở tất cả các cấp, các ngành. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát; đồng thời, đồng bộ hóa hạ tầng số, liên thông hệ thống dữ liệu giữa các cơ quan để tránh tình trạng mỗi đơn vị vận hành một hệ thống riêng lẻ, dẫn đến phân mảnh dữ liệu, gây khó khăn trong quản lý và khai thác thông tin. Thủ tướng lấy ví dụ, cần số hóa dữ liệu về tài nguyên khoáng sản trên cả nước, xác định rõ có bao nhiêu, khai thác bao nhiêu, còn bao nhiêu…

Thứ sáu, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải rà soát công tác phối hợp sao cho chặt chẽ, hiệu quả theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thứ bảy, các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.

Thứ tám, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo trước ngày 15/3/2025.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương phát huy tinh thần trách nhiệm, đổi mới, dám nghĩ dám làm, tự giác, tự lực, tự cường để phòng, chống lãng phí hiệu quả; mỗi bộ, ngành địa phương phải là những hạt nhân tiên phong khơi dậy mọi tiềm năng đưa đất nước vững bước tiến lên trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-phong-chong-lang-phi-khong-co-gioi-han-khong-ngung-nghi.html

Cùng chủ đề

Khẩn trương đề xuất, ban hành chính sách đặc thù cho nhân viên y tế

(NLĐO) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo hoàn thành dự án Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, đưa vào hoạt động trong năm 2025 ...

Thanh tra, kiểm tra ngay các ngân hàng tăng lãi suất, xử nghiêm vi phạm

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. ...

Xây dựng đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội trong tối đa 2 năm

Chiều tối 23/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan về tiến độ triển khai giai đoạn 1, nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 của dự án sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), xây dựng đường kết nối giữa sân bay với trung tâm Hà Nội và phát triển trung tâm logistics tại sân bay này. ...

Phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030. ...

ĐHQG TP HCM hướng đến tốp đầu châu Á

Thủ tướng yêu cầu ĐHQG TP HCM nỗ lực phấn đấu, đến năm 2030 thuộc nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng điều động, bổ nhiệm một số Thứ trưởng 7 Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm một số Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo. Cụ thể, đối với Bộ Ngoại giao, tại Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 18/2/2025, Thủ tướng bổ nhiệm ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại...

Hà Nội chú trọng phòng, chống cháy rừng mùa lễ hội

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng  Hà Nội hiện có 27.100ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp. Trong đó có hơn 18.000ha rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường và rừng đặc dụng, phân bố trên địa bàn 7 huyện, thị xã: Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Thời điểm này, các địa phương đang tổ chức lễ hội, hoạt động du lịch gần rừng và vùng lõi các khu...

đẩy mạnh xã hội hoá trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Khắc ghi lời Bác dạy: lương y phải như từ mẫu Ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành y tế trong chặng đường 70 năm qua, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc Lê Hồng Trung chia sẻ, ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu “Lương y phải như từ mẫu”. Trong 70 năm qua, ngành y tế cả nước...

Hà Nội triển khai đồng bộ 7 cây cầu qua sông Hồng

Kinhtedothi - Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, thời điểm này, TP Hà Nội triển khai đồng bộ 7 cây cầu vượt qua sông Hồng. Chiến lược đầu tư phát triển của TP Hà Nội liên quan tới triển khai đồng loạt các cây cầu vượt sông Hồng là rất quan trọng... Đầu tư xây các cầu vượt sông Hồng Trao đổi với báo chí ngay sau Kỳ họp thứ 21 HĐND TP Hà Nội ngày...

Một số tính năng AI không có mặt trên Galaxy Z Flip FE

Được biết, Samsung đang phát triển một chiếc smartphone màn hình gập giá rẻ mới, có số model SM-F761B. Và mới đây, leaker PandaFlash X đã chia sẻ thông số kỹ thuật chính của sản phẩm có vẻ như là Galaxy Z Flip FE. Nguồn tin tiết lộ, Samsung dường như đang thử nghiệm một nguyên mẫu Flip-series mới. Nguyên mẫu này cùng kính siêu mỏng (UTG) và cơ chế bản lề như Galaxy Z Flip6, đảm bảo trải...

Bài đọc nhiều

TP Hồ Chí Minh và tỉnh Santiago de Cuba kết nối hợp tác kinh tế

Ngày 27/9, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu Chính quyền tỉnh Santiago de Cuba (Cuba) do Phó Thống đốc Waldis Gonzalez Peinado dẫn đầu, đang thăm và làm việc tại Thành phố trong khuôn khổ Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Vui mừng đón tiếp đoàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải cho...

Vụ shipper bị tài xế Lexus đánh: ‘Chồng tôi lo lắng khi gặp người thân tài xế’

Dù sức khỏe đã ổn định, nam shipper vẫn ám ảnh bởi sự việc và lo lắng khi phải đối mặt với người thân của tài xế. Vợ anh chia sẻ về những ngày đau đớn và khó khăn của gia đình trong suốt quãng thời gian này. Nam shipper ngủ vẫn mơ bị đánh Liên quan đến vụ việc nam shipper bị tài xế Lexus đánh tại Hà Nội, ngày 18/2, chị Nguyễn Thị L. (29 tuổi, vợ anh Nguyễn...

Năm 2023, dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân, tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, dân số trung bình của Việt Nam là 100,3 triệu người. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi. Dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân vào năm 2023 - Ảnh minh họa: NAM TRẦN Dân số tăng gần 1 triệu người Tổng cục Thống kê vừa có...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Dự báo thời tiết ngày mai 21/2/2025: Hà Nội mưa phùn, giá rét

Dự báo thời tiết ngày mai 21/2/2025: Miền Bắc sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh với mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù dày. Trời tiếp tục nồm ẩm. Sau ngày 20/2 với thời tiết mưa phùn, sương mù bao phủ, Dự báo thời tiết ngày mai 21/2/2025 trên cả nước có sự chuyển biến rõ rệt. Miền Bắc vẫn se lạnh, trong khi miền Nam đón nắng ấm áp. Thời tiết miền Bắc vẫn bị ảnh...

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Joyo tạm dừng đầu tư trái phiếu trong nước

Nhận thấy rủi ro lợi suất trái phiếu có thể liên tục tăng, Joyo Bank, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản tạm dừng đầu tư vào trái phiếu trong nước. Lo ngại rủi ro lợi suất trái phiếu tăng Joyo Bank, một trong những ngân hàng khu vực lớn nhất Nhật Bản, hiện vẫn chưa đầu tư vào trái phiếu trong nước, theo Yoshitsugu Toba, giám đốc điều hành của...

Bộ GTVT phản hồi kiến nghị nâng cấp quốc lộ 1 qua Hậu Giang

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang trả lời kiến nghị cử tri tỉnh này về việc nâng cấp sửa chữa quốc lộ 1 qua địa bàn. ...

Thủ tướng điều động, bổ nhiệm một số Thứ trưởng 7 Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm một số Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Dân tộc và Tôn giáo. Cụ thể, đối với Bộ Ngoại giao, tại Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 18/2/2025, Thủ tướng bổ nhiệm ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại...

Xe cấp cứu chở bệnh nhân bốc cháy dữ dội trên quốc lộ ở Bình Dương

Xe cấp cứu chở bệnh nhân trên đường từ Bình Dương đi TPHCM thì bất ngờ bốc cháy dữ dội trên quốc lộ. Chiều nay (25/2), Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đang phối hợp với công an phường Vĩnh Phú điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một xe cấp cứu bốc cháy khi đang chở bệnh nhân. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 13h30 cùng ngày, một chiếc xe cấp cứu chở bệnh nhân từ...

Trump nói Putin đã chấp nhận lực lượng hòa bình tại Ukraine

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/2 cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đồng ý với ý tưởng về việc châu Âu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine như một phần của thỏa thuận ngừng bắn. ...

Mới nhất

CDC Mỹ: Vi rút corona mới phát hiện không gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng

Ngày 25-2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết vi rút corona mới mà nhóm nghiên cứu Trung Quốc vừa phát hiện không gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. ...

Phát huy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Trong bối cảnh mới hiện nay, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là yêu cầu cấp thiết được đặt ra để thúc đẩy sự...

Hội VHNT Quảng Bình tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025

Ngày 25/2/2025, tại thành phố Đồng Hới. Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có ông Hà Quốc Phong – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, đại diện lãnh...

UAE dùng AI để ‘gọi mưa’ cho sa mạc

Dự án AI này hoạt động bằng cách phân tích dữ liệu từ vệ tinh, radar và các mô hình thời tiết, từ đó đưa ra dự đoán về vị trí có thể gieo mây trong 6 giờ sau đó. ...

Mới nhất