Trang chủDestinationsNam ĐịnhPhòng, chống diễn biến hòa bình: Tránh bị kích động bởi chủ...

Phòng, chống diễn biến hòa bình: Tránh bị kích động bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan


Ngày 9-5-1945 là ngày Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh buộc phát xít Đức phải đầu hàng vô điều kiện, là cơ sở để đánh bại chủ nghĩa phát xít trên phạm vi toàn cầu, giành lại hòa bình cho thế giới. Tưởng như sau thất bại trên thì chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ hoàn toàn bị đẩy lùi. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn có những mưu đồ hòng thúc đẩy sự hình thành của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, gây chia rẽ, kích động thù hằn dân tộc trong nội bộ các quốc gia và gây bất ổn, tạo nguy cơ xung đột, chiến tranh trên bình diện quốc tế. Vì thế, cần phải hết sức tỉnh táo nhìn nhận để tránh trở thành nạn nhân của những mưu đồ đen tối.

Gây chia rẽ, suy yếu các dân tộc

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay tư tưởng dân tộc hẹp hòi là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ bài ngoại, tự phụ, định kiến, kỳ thị, thù ghét, ngờ vực dân tộc khác, sẵn sàng gây thiệt hại cho dân tộc khác. Trên bình diện quốc tế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan dễ dẫn đến xu hướng biệt lập, cục bộ, vị kỷ, chống lại xu hướng hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế, thậm chí có thể thúc đẩy xu hướng chiến tranh, xâm lược. Do đó, nó cản trở sự giao thoa và hợp tác quốc tế, làm suy giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia.

Tại mỗi quốc gia, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc hẹp hòi đề cao lợi ích cục bộ của mỗi tộc người, chia rẽ tình đoàn kết, thống nhất trong nội bộ quốc gia. Ví dụ như tại Việt Nam, có thể thấy có những âm mưu kích động các đồng bào dân tộc ít người như Mông, Khmer từ bỏ lợi ích chung của dân tộc Việt Nam để đòi thành lập “nhà nước riêng”… Mục đích của việc kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi là chia cắt đất nước ta thành nhiều vùng, miền, khu vực tự trị của đồng bào dân tộc thiểu số và không phụ thuộc vào Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay vào đó sẽ là lực lượng chính trị phản động nắm giữ. Được các thế lực thù địch thúc đẩy, tạo điều kiện, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan không từ bỏ phương tiện và thủ đoạn nào. Lúc đầu, họ sẽ đòi phục hồi các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, rồi cao hơn là gây bạo loạn, lật đổ, đòi dân tộc tự trị, cuối cùng là đòi ly khai lập quốc gia riêng.





Tranh cổ động của Đặng Đình Nguyễn.

Mưu đồ đó nếu được thực hiện thành công thì sẽ gây bất ổn chính trị – xã hội, thậm chí tạo nguy cơ xung đột, làm suy yếu dân tộc Việt Nam dưới góc độ quốc gia – dân tộc và ảnh hưởng bất lợi đến sự tồn tại và phát triển của 54 dân tộc anh em. Như vậy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng dân tộc hẹp hòi không chỉ gây bất lợi cho sự phát triển của dân tộc với ý nghĩa là một quốc gia mà còn bất lợi cho sự tồn tại, phát triển đối với các dân tộc với ý nghĩa là các tộc người.  

Gây hiềm khích, đối đầu giữa các quốc gia

Đối với quan hệ quốc tế, thế lực bên ngoài luôn tìm cách kích động gây hiềm khích giữa dân tộc Việt Nam và các nước xung quanh để từ đó trục lợi. Có thể thấy, trong xã hội Việt Nam, do bị nhiễm độc từ các thông tin trên mạng nên đang hình thành một lớp người rất định kiến, hẹp hòi khi nhìn nhận, đánh giá về các dân tộc, quốc gia mà Việt Nam đã có quan hệ đối ngoại. Theo cách nhìn nhận vừa định kiến, vừa ngây thơ của họ, có những dân tộc, quốc gia đã được mặc định là “xấu xa”, “nên bỏ”, dứt khoát phải đối đầu, ngược lại, có những dân tộc, quốc gia được mặc định là “tốt”, “nên theo”, nên kết tình đồng minh. Nhân các sự kiện ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc, luôn có các âm mưu chống phá, hòng kích động những quan điểm, tư tưởng dân tộc cực đoan, hẹp hòi. Không ít kẻ cố tình xuyên tạc những sự kiện ngoại giao theo thông lệ, hết sức tốt đẹp thành những vấn đề nóng, cố tình lái dư luận đến cách hiểu sai trái, nguy hiểm rằng Việt Nam “đang lệ thuộc Trung Quốc”, “đang bán rẻ chủ quyền biển, đảo cho Trung Quốc”. Những hoạt động kinh tế – xã hội giữa Việt Nam với Trung Quốc là nhu cầu tất yếu, bởi Trung Quốc là một nước láng giềng, giao thông thuận lợi, lại là một trong hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với nhu cầu hiển nhiên ấy, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi vẫn cố tình không hiểu, phản đối và đòi hỏi rất vô lý rằng phải “thoát Trung” cả về chính trị và kinh tế. 

Nhân các dịp kỷ niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, rồi vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, trên không gian mạng xuất hiện những luồng ý kiến sai trái rằng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã bị lãng quên. Có những kẻ lợi dụng việc này để xuyên tạc, chửi bới chính quyền, thông qua đó kích động dư luận.

Có thể thấy những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái. Bởi xét từ trong lịch sử các triều đại của Việt Nam, bên cạnh việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì đều rất coi trọng vấn đề bang giao, tạo mối quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng. Ngày nay, môi trường quan hệ quốc tế đang ngày càng phức tạp, tuy nhiên, qua đó lại thấy rõ tính đúng đắn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, chọn lẽ phải chứ không chọn bên. Vấn đề lợi ích quốc gia – dân tộc được nêu rõ trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Cần giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển

Lợi ích quốc gia – dân tộc là các mục tiêu mà Việt Nam luôn theo đuổi để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, bao gồm: Giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ổn định chế độ chính trị; bảo đảm an ninh và an toàn cho người dân; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm các điều kiện cho quốc gia phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao… Thế nhưng, những lợi ích này chỉ có thể đạt được trọn vẹn trong một môi trường hòa bình, ổn định.

Có thể khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với những sự kiện lịch sử, trong đó có cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc và đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục luôn làm nổi bật tính chính nghĩa của các cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc; ngợi ca truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; ghi nhận, tri ân công lao to lớn, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, việc thông tin, tuyên truyền về các vấn đề trên luôn thận trọng, bảo đảm đúng quan điểm của Đảng và tôn trọng lịch sử, không lấy lịch sử để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được tập trung thực hiện kiên quyết, kiên trì nhưng theo đúng nguyên tắc là bảo đảm lợi ích của quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; góp phần giữ gìn, thúc đẩy mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh.

Với vị trí địa chính trị đặc biệt cùng sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, Việt Nam đang trở thành quốc gia quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, mỗi động thái ngoại giao của Việt Nam đều thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào khủng hoảng địa chính trị, các cường quốc phân cực mạnh mẽ. Khi các cường quốc gia tăng sức ép để lôi kéo đồng minh, những quốc gia nhỏ hơn phải chịu rất nhiều áp lực về việc chọn phe. Chỉ những quốc gia với tiềm lực nhất định, khéo léo và bản lĩnh mới có thể cân bằng tình thế để bảo đảm lợi ích cho quốc gia, dân tộc.

Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhân dân đã phải đổ nhiều máu xương đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì không một ai có thể quên đi quá khứ đau thương, càng không bao giờ được lơ là, mất cảnh giác. Tuy nhiên, cũng chính vì thế, chúng ta càng cần trân quý và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để dựng xây đất nước. Chỉ có thể thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” trong điều kiện hòa bình, hợp tác, đoàn kết các dân tộc anh em để phát triển. Kiểu thông tin theo thuyết âm mưu của các trang tin và tổ chức chống cộng là muốn kích động sự hiềm khích dân tộc, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, nhằm làm rối ren tình hình chính trị và đẩy Việt Nam vào tình thế khó khăn. Bởi thế, mỗi người cần tỉnh táo để nhận rõ âm mưu thâm độc, dã tâm phá hoại quan hệ quốc tế, ngăn cản sự phát triển của đất nước ta./.

Theo Báo QĐND

 





Source link

Cùng chủ đề

Quy hoạch ngày càng khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng, giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát...

(MPI) - Nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân đã có nhiều đóng góp, đề xuất mang lại hiệu quả cao trong công tác tham mưu lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch, ngày 21/01/2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị gặp mặt cuối năm và tri ân các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp tích cực trong công tác quy...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang Đức

(MPI) - Ngày 21/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc trực tuyến với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (BMZ) Jochen Flasbarth để trao đổi, thảo luận về một số trọng tâm hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới. ...

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ và mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng lưu ý các đơn vị triển khai kế hoạch cung cấp điện vào dịp Tết Ất Tỵ và chuẩn bị từ sớm kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM. Về...

Xem clip CSGT dùng xe đặc chủng mở đường trên cao tốc, đưa bé 3 tuổi đi cấp cứu

Khi cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn ứ cục bộ, CSGT dùng xe đặc chủng mở đường để đưa bé trai 3 tuổi đến cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM. Xem clip Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay vào 17h30 ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 7 làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khu đền tháp Chămpa – Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là một thung lũng hẹp, rộng độ 4km2, có núi bao quanh như một tường thành tự nhiên, vững chãi, có khe nước sâu (Khe Thẻ) vừa có tính phòng thủ, vừa huyền bí, nằm cách Đà Nẵng khoảng 60km về phía Tây Nam, cách kinh đô cũ Simhapura của Chămpa (Trà Kiệu ngày nay) khoảng 15km về phía tây, được các vương triều Chămpa xưa chọn xây dựng thành một trung tâm tôn giáo lớn nhất...

Qua miền Di sản: Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.  Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Hôm nay, U23 Việt Nam “thử lửa” với U23 Bahrain trước thềm U23 Đông Nam Á

Hôm nay 15/8, U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain vào lúc 18h00 để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. HLV Hoàng Anh Tuấn của U23 Việt Nam. Hôm nay (15/8), U23 Việt Nam sẽ đá giao hữu với U23 Bahrain để chuẩn bị cho giải U23 Đông Nam Á 2023. Cuộc đọ sức này sẽ diễn ra lúc 18h00 chiều nay. Do tính chất phục vụ riêng cho công tác chuyên môn của hai đội...

Người di cư bất hợp pháp: Vấn đề nóng ở Địa Trung Hải

Tổ chức SOS Mediterranee cho biết, tàu cứu hộ Ocean Viking vừa giải cứu hơn 600 người di cư đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất với người di cư này đã có ít nhất 1.848 người thiệt mạng khi tìm cách từ Bắc Phi đến Italia và Malta. Ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp là vấn đề nóng khiến các quốc...

Bài đọc nhiều

Các câu lạc bộ học sinh góp phần giáo dục toàn diện

Hiện nay, ở nhiều trường học trong tỉnh đã thành lập các câu lạc bộ (CLB) chuyên đề nhằm tạo môi trường giáo dục toàn diện tốt nhất cho học sinh. Hoạt động của các CLB trong trường học không chỉ là nơi để trải nghiệm mà còn giúp học sinh khám phá, hình thành và rèn luyện năng lực, phẩm chất bản thân từ sớm; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường học hạnh...

Đội tuyển Việt Nam thi đấu giao hữu Syria trên sân Thiên Trường

Nằm trong kế hoạch hướng tới Vòng loại World Cup 2026, sau trận giao hữu với Hồng Kông (Trung Quốc) trên sân Lạch Tray, đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm một trận đấu nữa trên sân Thiên Trường, Nam Định vào ngày 20/6. Đối thủ là Syria - đội tuyển đang xếp hơn Việt Nam 5 bậc trên Bảng xếp hạng FIFA và được dẫn dắt bởi huấn luyện viên nổi tiếng Hector Cuper. "Chảo lửa" Thiên Trường...

Chiến lược phát triển mạnh mẽ của Saudi Arabia

Quỹ đầu tư công (PIF) của Saudi Arabia tăng gấp hai lần tỷ lệ sở hữu tại Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco lên 8% nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế của quốc gia này. Trong khi đó, Thái tử Mohammed bin Salman, đồng thời là Thủ tướng Saudi Arabia mới đây công bố thành lập bốn đặc khu kinh tế mới, với mục tiêu củng cố vị thế quốc gia như một...

Kiệt sức do nắng nóng, phòng ngừa thế nào?

Nắng nóng, nhiệt độ cao rất dễ gây sốc nhiệt và kiệt sức. Kiệt sức do nhiệt là tình trạng liên quan đến nhiệt, có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và thường đi kèm với tình trạng mất nước… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Kiệt sức do nhiệt cần được xử lý kịp thời… Mặc dù kiệt sức...

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2023): Tháng 7 “Đền ơn đáp nghĩa”

Tháng 7, tháng của nghĩa cử cao đẹp, tri ân và tưởng niệm, biết ơn các Anh hùng Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do, hạnh phúc dân tộc. Với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công (NCC) với cách mạng; đẩy mạnh...

Cùng chuyên mục

Chùa Keo làng Hành Thiện – kiệt tác kiến trúc gỗ thế kỷ XVII

Chùa Keo, tọa lạc tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là một trong những ngôi chùa cổ lớn nhất và được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời hơn 400 năm, ngôi chùa này là một minh chứng sống động cho tài năng và sự khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam thời xưa.

Nhà thờ Đổ Nam Định

Nhà thờ đổ, vốn là nhà thờ Thánh Maria Madalena, còn có tên gọi khác là nhà thờ Trái Tim, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp. Là người con Hải Hậu chắc hẳn ai ai cũng từng nghe đến cái tên nhà thờ đổ - một cái tên rất lạ và gợi sự tò mò cho nhiều người.

Những người thợ làm chén Thánh trong nhà thờ Kiên Lao

Những chiếc chén thánh như những tác phẩm điêu khắc được những người thợ làng Kiên Lao gò bằng tay và tạo hình rất đẹp. Đã từng theo nghề hơn 30 năm, ông Thanh cũng là người nổi tiếng trong làng về làm sản phẩm này...

Nghề đúc đồng Ý Yên hội nhập và phát triển

Ở Nam Định, đúc đồng là một trong những nghề truyền thống nổi tiếng cả nước. Ngoài Xuân Trường, Ý Yên cũng là địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng. Nhưng sản phẩm đúc đồng của Ý Yên có lẽ được nâng lên tầm cao hơn với số lượng cung cấp cho thị trường lớn hơn. Công việc của những người thợ đúc đồng ở Ý Yên nhiều liên tục trong năm ko bất kể mùa nào, do...

Thúc đẩy vai trò hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Thời gian qua, cùng với các doanh nghiệp, công ty tư nhân, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN), các tổ chức KH và CN công lập đã bắt kịp xu hướng và hoạt động tích cực chuyển giao công nghệ. Qua đó, bước đầu đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các sản phẩm của Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Công ty cao su doanh thu 5.000 tỉ đồng có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Đình Khoát - thành viên hội đồng quản trị, giữ chức vụ tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina). ...

Mới nhất