Trang chủNewsNhân quyềnPhòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam

Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam


Giống như ở nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng đang phải đối phó với sự lan tràn của bạo lực mạng. Bạo lực mạng đã gây ra nhiều hệ quả với xã hội, vi phạm nghiêm trọng quyền con người trên không gian mạng. Vì vậy, phòng, chống bạo lực mạng là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay.

Bài 3: Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam
Các cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số, nội dung trên môi trường mạng tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật, chặn lọc, gỡ bỏ nội dung không phù hợp với trẻ em trên nền tảng mạng xã hội. (Ảnh minh họa)

Nỗ lực phòng, chống bạo lực mạng

Nhà nước, các tổ chức xã hội ở Việt Nam đã sớm quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực mạng và đã có những nỗ lực ban đầu, trong đó tập trung nhất vào việc bảo vệ trẻ em – đối tượng dễ tổn thương nhất trước vấn nạn này.

Từ năm 2020 đến nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đã phối hợp chặt chẽ để xử lý các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em trên môi trường mạng; với phương châm xử lý kịp thời, kiên quyết các hành vi vi phạm, đặc biệt đối với việc đưa thông tin xấu, độc trên mạng xã hội Facebook, Youtube.

Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số, nội dung trên môi trường mạng thực hiện nghiêm quy định pháp luật Việt Nam về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật, chặn lọc, gỡ bỏ nội dung không phù hợp với trẻ em trên nền tảng mạng xã hội.

Ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Theo đó, các cơ quan chức năng đã xây dựng, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111.

Tổng đài này đã tiếp nhận, xử lý, phân tích, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, đồng thời phát hiện, kết nối tới mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và có văn bản đề nghị xác minh, xử lý các trường hợp xâm hại, nghi ngờ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Về pháp luật, mặc dù Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định trực tiếp về vấn đề bạo lực mạng nhưng đã có một số quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề này.

Ví dụ, Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp 2013 ghi rõ: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”

Như vậy, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư của mỗi con người (vốn là mục tiêu tấn công của những hành vi bạo lực mạng) là những đối tượng được bảo vệ bởi văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp.

Cụ thể hóa điều này đối với môi trường mạng, Khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 nghiêm cấm người dùng mạng đưa những thông tin mà: “a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Khoản 6, 7, 8, 9 đặt ra trách nhiệm xử lý, phối hợp, gỡ bỏ các thông tin như vậy với tất cả các chủ thể liên quan bao gồm: chủ quản hệ thống thông tin, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng, nhà cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin. Quy định này có tác dụng trực tiếp trong việc loại bỏ, ngăn ngừa sự lan truyền các thông tin có tính chất bạo lực mạng trên Internet.

Bài 3: Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Những thách thức hiện hữu

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và kết quả ban đầu trong phòng chống bạo lực mạng nhưng cuộc đấu tranh với vấn nạn này ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Về khung khổ pháp luật. Mặc dù đã có những quy định pháp luật có tác dụng xử lý hành vi bạo lực mạng, song nội dung những quy định này hiện chưa bao quát được mọi hành vi bạo lực mạng. Trong khi đó, chưa có quy định về khái niệm bạo lực mạng nên việc xác định và xử lý loại hành vi này gặp khó khăn.

Theo pháp luật hiện hành thì chỉ các hành vi lan truyền thông tin sai sự thật mà xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong khi thế nào là “nghiêm trọng” thì chưa được quy định rõ.

Ngoài ra, hành vi bạo lực mạng không chỉ thể hiện qua hình thức lan truyền thông tin sai sự thật, mà còn qua hình thức lan truyền thông tin đúng sự thật nhưng theo hướng cố tình làm tổn hại đến nhân phẩm của người khác.

Do đó, với các quy định pháp luật hiện hành thì rất khó xử lý hình sự đối với các hành động bạo lực mạng phổ biến như bình luận ác ý, status chứa nội dung phỉ báng hay tin nhắn đe dọa… Ngoài ra, mức phạt hành chính cho hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm còn chưa thích hợp, thiếu tính răn đe.

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 thì hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác chỉ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng.

Các biện pháp kỹ thuật về phòng, chống bạo lực mạng cũng còn hạn chế. Giải pháp này phụ thuộc nhiều vào chính sách của các nhà cung cấp, công ty quản lý nền tảng mạng xã hội nước ngoài Facebook, Google. Đặc biệt, Việt Nam chưa xử lý được vấn nạn tài khoản ảo trên các nền tảng trực tuyến, vốn là một công cụ phổ biến để thực hiện bạo lực mạng.

Người dùng hiện vẫn có thể lập được một tài khoản mạng xã hội hay nhiều loại tài khoản trên các nền tảng khác dễ dàng mà không cần cung cấp các thông tin có tính định danh hoặc có thể cung cấp thông tin giả – tài khoản ảo. Đối tượng xấu có thể sử dụng tài khoản ảo để xúc phạm người khác, bắt nạt trực tuyến, tung tin giả mà không sợ bị phát hiện ra danh tính thật

Về mặt xã hội: Mặc dù nhận thức về bạo lực mạng đã dần được nâng cao hơn nhờ sự công tác tuyên truyền, giáo dục nhưng sự thay đổi tích cực đó hiện mới chỉ mang tính cục bộ ở các đô thị lớn.

Ở phần lớn các địa phương, đặc biệt vùng nông thôn, nhận thức của người dân về phòng, chống bạo lực mạng còn rất hạn chế. Ngoài ra, các chương trình, hoạt động giáo dục về bạo lực mạng mới chủ yếu hướng về đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên, chưa quan tâm đúng mức đến người trưởng thành vốn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ bạo lực mạng.

Đối với việc hỗ trợ nạn nhân, Việt Nam hiện rất thiếu các cơ sở điều trị về tâm lý, kể cả ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó, các phòng tham vấn tâm lý tại các trường học thì hoạt động thiếu hiệu quả, mang tính hình thức. Hệ thống bệnh viện có rất ít khoa tâm lý và chuyên gia tâm lý. Do đó, các nạn nhân bị tổn thương tâm lý do bạo lực mạng rất khó tìm được sự trợ giúp hiệu quả để chữa trị và hồi phục.

Khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội gần đây cho thấy, gần 80% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Theo một nghiên cứu khác của tập đoàn Microsoft, cứ 10 người dùng Internet tại Việt Nam thì có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt. Các vụ việc vì bị bắt nạt trực tuyến mà nạn nhân tìm đến các giải pháp cực đoan như tự sát cũng đã xuất hiện tại nước ta.

Tăng cường phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam

Từ thực trạng đề cập ở trên và tham chiếu kinh nghiệm của một số quốc gia đã nêu ở bài viết thứ hai, có thể triển khai một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống bạo lực mạng nhằm bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật nhằm quy định toàn diện và chặt chẽ hơn về các hành vi bạo lực mạng cũng như cách thức xử lý, chế tài với những hành vi bạo lực mạng. Cũng cần xây dựng một định nghĩa về bạo lực mạng mà đảm bảo sự toàn diện, bao quát được hành vi bạo lực mạng, qua đó có thể phân biệt rõ hành vi này với các hành vi khác có tính chất tương tự, tạo cơ sở để nhận diện và xử lý.

Các quy định bổ sung về bạo lực mạng nên được lồng ghép vào các văn bản pháp luật hiện hành như Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin,… không nhất thiết phải xây dựng thành một đạo luật riêng.

Thứ hai, cần có quy định nghiêm ngặt hơn trong việc truy cứu trách nhiệm, xử phạt các hành vi bạo lực mạng. Về điều này, Việt Nam có thể tham khảo quy định tại Điều 307 của Bộ luật hình sự Hàn Quốc về tội Phỉ báng, theo đó: “Người phỉ báng người khác bằng cách công khai thông tin có thật để làm tổn hại danh dự nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tù hoặc phạt tù không quá hai năm hoặc phạt tiền không quá năm triệu Won.

Người phỉ báng người khác bằng cách công khai đưa ra thông tin sai sự thật để làm tổn hại danh dự nhân phẩm của người khác sẽ bị phạt tù không quá 5 năm, bị đình chỉ bằng cấp không quá 10 năm hoặc phạt tiền không quá 10 triệu Won”.

Như vậy, theo luật của Hàn Quốc, chỉ cần có hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là có thể bị xử lý hình sự, bất kể mức độ hậu quả ra sao. Điều này sẽ khắc phục hạn chế trong pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến việc xác định độ “nghiêm trọng” của hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đồng thời mang tính răn đe cao hơn.

Thứ ba, Nhà nước cần phối hợp với các nhà mạng, các công ty quản lý các nền tảng mạng xã hội thực hiện định danh bắt buộc đối với các tài khoản mạng xã hội, như kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Hiện nay, người dùng trên mọi nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc đều phải đăng ký tài khoản bằng danh tính thật, bao gồm tên tuổi, số ID do Nhà nước cấp, số điện thoại di động. Năm 2007, Hàn Quốc cũng thi hành luật về tên thật trên mạng xã hội, yêu cầu mọi người dùng xác minh danh tính bằng cách nộp mã số đăng ký công dân (RRN) cho nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Thứ tư, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bạo lực mạng tới mọi người dân. Nội dung tuyên truyền, giáo dục phải thực sự toàn diện, từ biểu hiện của bạo lực mạng cho đến cách phòng tránh, đối phó, từ hậu quả của hành vi bạo lực mạng đến cách thức hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân.

Thứ năm, cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc xây dựng hệ thống các cơ sở điều trị tâm lý, đảm bảo sự hiện diện với mật độ đủ lớn ở cả thành thị lẫn nông thôn, để giúp cho các nạn nhân của bạo lực mạng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận sự điều trị tâm lý, chữa lành những tổn thương về mặt tinh thần và quay lại cuộc sống bình thường, tránh việc để cho những tổn thương này trở nên nghiêm trọng và bùng phát thành các hành động cực đoan như tự sát.

Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm tốt của một số quốc gia khác để củng cố tất cả các giải pháp phòng, chống bạo lực mạng, bao gồm các giải pháp pháp lý, kỹ thuật và xã hội. Trong số các biện pháp đó, cần chú trọng hoàn thiện khung khổ pháp luật theo hướng quy định chặt chẽ và trừng trị nghiêm khắc hơn những hành vi bạo lực mạng để răn đe những đối tượng vi phạm.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để loại bỏ, ngăn chặn những nội dung bạo lực mạng, cũng như có các cơ chế, biện pháp hiệu quả để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực mạng.


* Học viên cao học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

** Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017)

2. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/21/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

3. https://vtv.vn/xa-hoi/gan-80-dan-mang-tai-viet-nam-la-nan-nhan-hoac-biet-truong-hop-phat-ngon-gay-thu-ghet-20210613184442516.htm





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Đổi mới tư duy, cách làm trong công tác truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền tổ chức hội thảo khoa học “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Căng thẳng xung quanh vấn đề người nhập cư, Colombia đang nhượng bộ?

Tổng thống Colombia Gustavo Petro quyết định sử dụng chuyên cơ để đón những công dân bị Mỹ trục xuất, thay vì để họ bị đưa về nước bằng máy bay quân sự.

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

Bài đọc nhiều

29 trường học tham gia Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm

Ngày 25/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội truyền thông dự phòng bệnh không lây nhiễm” tại Trường THPT Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Thời tiết hôm nay (26/9): Bắc Bộ ngày nắng, có mưa rải rác Hội sách Hà Nội diễn ra từ ngày...

Thủ tướng Malaysia cam kết “cứng rắn” trong cuộc chiến chống tham nhũng và đói nghèo

Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim quyết tâm chấm dứt các hành vi tham nhũng và vi phạm pháp luật mà theo ông, dường như đã trở thành hệ thống và gây tổn hại cho các chính quyền trước đây.

JICA hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện K

Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ hai.

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm chung tay thay đổi cuộc sống trẻ em Lào Cai

Hơn một thập kỷ gắn bó với vùng cao Lào Cai, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giúp cải thiện chất lượng sống của hàng chục ngàn trẻ em và gia đình. Những bước tiến trong giáo dục và y tế mà tổ chức mang lại đã và đang dần tạo nên sự đổi thay bền vững cho con người nơi đây. Hạt giống tri thức nảy mầm từ Trại đọc ...

Bộ TN&MT nhận định tình hình El Nino năm 2023

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành chỉ đạo Tổng cục KTTV cùng các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp công tác với các bộ, ban, ngành, địa phương để nắm bắt thông tin dự báo từ các khu vực trọng...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa dành hơn 375 tỷ đồng trao tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn trong dịp Tết

Đây là số liệu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nhân chuyến đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), thăm và tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc ngày 26/1. Tại Khu di tích lịch sử đặc biệt...

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã có thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

MTTQ Việt Nam dành hơn 1 tỷ đồng thăm hỏi, động viên y, bác sĩ và bệnh nhân ung thư

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho bệnh nhân ung thư với 800 suất quà, tổng trị giá 1,04 tỷ đồng. Ngày 25/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Đoàn công tác Trung...

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Mới nhất

Đường sắt tổ chức Tết sum vầy tại khu vực Hà Nội

Tối 20.1, Công đoàn ngành Đường sắt đã tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm - Long Biên, Hà Nội. Đây là hoạt động thường niên nhằm chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất của đoàn viên, người lao động mỗi dịp...

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ...

Mới nhất