Trang chủNewsThời sựPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) – Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

small_20241221_tk-bo_2.jpg
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Phan Như Nguyện, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

small_20241221_tk-bo_5.jpg
Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự Hội nghị

Về phía các cơ quan Trung ương có các đồng chí đại diện lãnh đạo: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Quốc hội;Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

small_20241221_tk-bo_4.jpg
Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự Hội nghị

Cùng dự Hội nghị có đại diện các cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban kinh tế Trung ương, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Về phía các địa phương có lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương An Giang, Bắc Cạn, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, thành phố Hải Phòng, Hà Nam, Hà Giang, Khánh Hòa, Lai Châu, Long An, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Nam, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Tuyên Quang.

Về phía ngành TN&MT có đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; lãnh đạo Sở TN&MT 63 tỉnh, thành phố.

Đổi mới, sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong hoàn thiện chính sách, pháp luật TN&MT

Báo cáo tổng kết của Bộ TN&MT chỉ rõ, năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Chính phủ xác định là năm tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề, động lực cho năm 2025 để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

small_20241221_tk-bo_3.jpg
Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết ngành TN&MT

Trong năm, tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố bất định; cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, bất ổn chính trị gia tăng; tăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm; các thách thức an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp, đa chiều đến phát triển của nhiều quốc gia, khu vực.

Ở trong nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cơ bản ổn định, tăng trưởng ở mức cao, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước các tác động bên ngoài, cũng như những hạn chế, bất cập nội tại, đồng thời phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ.

Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định, dự báo chính xác tình hình, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều quyết sách; đồng thời, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của đất nước.

Trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Đặc biệt, nhiều kết quả quan trọng của ngành TN&MT đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và Nhân dân đánh giá cao. Nổi bật là thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước. Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật được toàn Ngành triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phân bổ, bố trí, sử dụng hợp lý không gian và nguồn lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng kinh tế – xã hội, các địa phương và cả nước.

Cùng với đó, công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về môi trường đã trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả, tính bền vững kinh tế – xã hội của quốc gia và từng địa phương. Các giải pháp về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế toàn hoàn, kinh tế các – bon thấp đã đạt được kết quả bước đầu.

Công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai luôn chủ động “đi sớm, đi trước”, chất lượng được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các biện pháp phòng, chống, qua đó góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực; công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

small_20241221_tk-bo_7.jpg
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị

Nhân dịp này, phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ và toàn ngành TN&MT, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các Ban, Bộ, ngành, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố. Đồng thời, cảm ơn những nỗ lực phấn đấu của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở mỗi vị trí công tác đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của ngành TN&MT và sự phát triển chung của đất nước.

Ngành TN&MT đoàn kết, bứt phá, bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều ngày lễ lớn của quốc gia và dân tộc. Tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản, vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 -2025; vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trong bối cảnh đó, Ngành TN&MT đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ 2021 -2025 với tinh thần: “Mục tiêu, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành thì phải hoàn thành; mục tiêu, nhiệm vụ nào đã hoàn thành rồi thì phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả”.

Về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025, toàn Ngành TN&MT phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trong đó, tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật bao quát toàn diện các lĩnh vực của Ngành; tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn tinh gọn, hoạt động hiệu quả; chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về TN&MT được đẩy mạnh, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương; các nguồn lực tài nguyên được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững; chất lượng môi trường được cải thiện, kiểm soát tốt các nguồn gây ô nhiễm; chủ động, linh hoạt trong huy động các nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu; dự báo, cảnh báo chính xác, kịp thời tình hình khí tượngvà các hiện tượng thời tiết cực đoan để chủ động phòng, chống, ứng phó.

Ngành cũng đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đặt được trong năm 2025, cụ thể: Hoàn thành kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của Ngành TN&MT theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số18-NQ/TW, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống chính sách, pháp luật về TN&MT được tổ chức thực thi đồng bộ, đầy đủ, toàn diện, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu để kết nối với hệ thống thông tin đất đai theo mục tiêu đã được nêu tại Nghị quyết số18-NQ/TW vào năm 2025.

Cải thiện các chỉ số thành phần môi trường: trên 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 80% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn; 30 – 40% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng.

Hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ.

Hoàn thành từ 90-100% các hồ chứa lớn, quan trọng hoàn thành việc cắm mốc hàng lang bảo vệ nguồn nước; hoàn thành xây dựng kịch bản nguồn nước trên 8 lưu vực sông đã có quy hoạch tổng hợp, để công bố kịch bản nguồn nước vào đầu năm 2025.

Tự động hóa 65% số trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn để từng bước hình thành mạng lưới quan trắc KTTV hiện đại và tự động hoàn toàn, kết nối, chia sẻ số liệu với các nước trong khu vực, trên thế giới; 100% thiên tai bão, lũ, được giám sát, dự báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy; hình thành mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn kết nối trong lưu vực sông Mê Công; tăng cường năng lực giám sát môi trường, khí tượng thuỷ văn.

Đạt 39% diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đồ 1:500.000; 75% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000. Bảo đảm 100% các trạm định vị vệ tinh quốc gia hoạt động liên tục.

Sau phát biểu của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, Hội nghị nghe phát biểu của đại diện Lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương. Đặc biệt, Hội nghị sẽ nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà định hướng cho ngành TN&MT trong thời gian tới.

Báo TN&MT tiếp tục cập nhật thông tin Hội nghị.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-du-hoi-nghi-tong-ket-nam-2024-va-trien-khai-nhiem-vu-nam-2025-cua-nganh-tai-nguyen-va-moi-truong-384806.html

Cùng chủ đề

Tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường 2024

(TN&MT) - Ngày 23/01, tại TP. Cần Thơ, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đối với công tác bảo vệ môi trường, Sở TN&MT...

Nhiều hoạt động chăm lo cho người nghèo dịp Tết

(TN&MT) - Hưởng ứng các hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Xuân đoàn kết – Tết Nghĩa tình”, Sở Du lịch TP.HCM đã triển khai và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nghèo và các thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn... ...

Sơn La thành lập thị xã Mộc Châu

(TN&MT) - Tối 18/1, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1280/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La. ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thăm, tặng quà Tết tại Sơn La

(TN&MT) - Chiều 18/1, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tham gia cùng đoàn có...

Trao tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn

(TN&MT) - Ngày 15/1, Hội Nông dân TP.HCM phối hợp cùng Đài Truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức chương trình trao quà Tết cho cán bộ, hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Phát biểu tại buổi trao quà tết, ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh

Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 1823-QĐNS/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Thanh Nghị, sinh ngày 12/8/1976. Quê quán tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Trình độ: Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật xây dựng; Cao...

Ông Phạm Đại Dương giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Chiều 24/1, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; đại diện các...

Những ý nghĩa chiến lược trong kỷ nguyên mới

Chuyến công tác tại châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thành công tốt đẹp trên cả 3 phương diện quan trọng: Đưa hợp tác song phương với Ba Lan, Czech và Thụy Sĩ lên tầm cao mới với quan điểm coi trọng bạn bè truyền thống, tình nghĩa trước sau; tranh thủ tối đa cơ hội hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos với những thông điệp về kỷ nguyên thông minh và...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Chiều 24/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm. Thưa...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, lãng phí ...

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1, tức 26 tháng Chạp), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng đêm...

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Với Hồ...

Đoàn đại biểu TP HCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(NLĐO) - Lễ dâng cúng diễn ra với nghi thức truyền thống của người dân Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ...

Mới nhất

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Sun World Ba Na Hills hội tụ gần 400 nghìn bông tulip dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, du khách đến Đà Nẵng có cơ hội chiêm ngưỡng hàng ngàn bông hoa tulip quý hiếm và xinh đẹp khoe sắc trong Lễ hội hoa trên đỉnh Bà Nà cùng vô vàn trải nghiệm Tết cổ truyền độc đáo, hấp dẫn. Đến hẹn lại lên, lễ hội hoa xuân tại khu du lịch Sun World...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Mới nhất