Trang chủKinh tếNông nghiệpPhố cổ Thu Xà ở Quảng Ngãi sao lại tụ tập đông...

Phố cổ Thu Xà ở Quảng Ngãi sao lại tụ tập đông người Minh Hương, họ là ai, đến Việt Nam từ nước nào?


Thu Xà là nơi có Cựu Minh Hương xã và Tân Thuộc Minh Hương xã, là hai bang hội của người Minh Hương cùng với tứ bang của người Hoa trên đất Quảng Ngãi

Vì là bang hội nên không có địa giới hành chính. Tuy vậy, ở Việt Nam vẫn có một số ít bang Minh Hương xã có địa giới hành chính cụ thể như Minh Hương xã tại Quảng Nam, hay Minh Hương xã (phố Thanh Hà) ở Thừa Thiên – Huế. Gọi Cựu Minh Hương xã có nghĩa là bang của người Minh Hương cựu; Tân Thuộc Minh Hương xã có nghĩa là bang của người Minh Hương mới nhập cư. 

Ở Thu Xà còn có tứ bang Hoa kiều là Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam và Phước Kiến được phép hoạt động. Đây là 4 bang hội Hoa kiều được chính quyền Trung Kỳ cho phép hoạt động tại Quảng Ngãi cũng như Trung Kỳ. 

Ở Trung Kỳ chỉ có tứ bang hoạt động, khác với Nam Kỳ có ngũ bang là Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Phước Kiến và Khách Gia.

Phố Thu Xà được lập trên phần đất xã Thu Sà và thôn Hà Khê, tổng Nghĩa Hà, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa. Rất có thể xã Thu Sà được đổi tên từ xã Tăng Sai (1813) của Hà Bạc thuộc, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, thời gian đổi từ năm 1813 – 1875; thôn Hà Khê được đổi từ thôn Ngòi Tôm (1813), tổng Hạ, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, thời gian đổi vào năm 1824, trong tài liệu “Minh Mạng tấu nghị”.

Phố cổ Thu Xà là tên gọi của người Việt để chỉ các dãy phố cổ nằm trên địa giới Thu Sà và Hà Khê, về sau người Pháp khi thành lập đô thị vào năm 1932 cũng gọi là Thu-xa, tuy nhiên với người Hoa thì lại gọi là phố Tân An.

Phố cổ Thu Xà ở Quảng Ngãi sao lại tụ tập đông người Minh Hương, họ là ai, đến Việt Nam từ nước nào?- Ảnh 1.

Vua Bảo Đại thăm Hội quán Hải Nam năm 1933 tại phố cổ Thu Xà đất Quảng Ngãi. (Nguồn: L’Association des Amis du Vieux Hue)

Theo mô tả năm 1887 của Công sứ Bình Định là Charles Lemire khi ông ta đi ngang qua phố Thu Xà: “Thành phố Tân An của Hoa kiều: Sông Cổ Lũy mà sau đó sớm đổi tên thành Vệ Giang, dẫn đến thành phố Tân An của Hoa kiều trong một giờ. 

Một con đường chạy dọc theo tả ngạn nối với trục đường quan tiếp tục đi và dẫn đến tòa thành trong hai giờ rưỡi. Thị trấn này được tạo thành từ hai con phố dài vuông góc với các cửa hàng xây bằng gạch ngói, một số trong số đó có lầu. Một số lượng lớn thuyền mành được thả neo trước khu phố Tàu, nơi có 200 chủ đến từ tứ bang”. 

Mô tả của C.Lemire cho thấy phố Thu Xà có tên là Tân An, được cấu thành từ hai tuyến đường vuông góc nhau, nhà cửa được xây bằng gạch ngói và một số có lầu. Dọc theo khu phố Tàu có một lượng lớn thuyền mành neo đậu và dân số khoảng 200 người đến từ bốn bang là Triều Châu, Quảng Đông, Phước Kiến và Hải Nam. Trong mô tả tiếp theo ông ta còn cho biết Thu Xà có quan hệ giao thương với Singapore, Hải Nam và Hồng Kông. 

Các kho hàng chứa đường, xăng dầu, bông, chàm, dầu dừa… những mặt hàng chủ lực ở Quảng Ngãi thời điểm đó. Ngoài ra, ông ta còn cho biết thành phố có khoảng 5.000 dân là rất đông đúc thời đó. Bên cạnh đó, ông ta còn mô tả ngôi nhà của Tiểu phủ sứ Nguyễn Thân, người đang nắm quyền chỉ huy lực lượng Nghĩa Định sơn phòng (cai quản Trường Lũy): “Đại quan Thân có một ngôi nhà hai tầng bề thế được xây dựng ở giữa thành phố và làm bằng gỗ chạm khắc tinh xảo. 

Các binh lính được đồn trú trong các chùa, được trang bị súng trường piston và súng carbine, họ khỏe mạnh và được trang bị tốt”.

Trước đó, vào năm 1886, Camile Paris là viên sĩ quan điện báo Pháp đã có dịp đến và mô tả sơ bộ về phố Thu Xà: “Tôi trở lại thành qua ngả Tân An, một thành phố mà phần lớn thuộc về người Hoa, là kho hàng hóa của tỉnh. Thành phố này cũng tựa như Phổ Yên. 

Năm 1886, người An Nam mà tôi hỏi thăm tên vùng đã nói đó là Thu Xà, người thứ hai và người thứ ba cũng khẳng định tên này. Nhưng thành phố được gọi là Tân An lại bao gồm trong khu vực của nó nhiều ngôi làng còn giữ những cái tên xa xưa. 

Và khi hỏi thăm dân bản địa thì tôi đang ở một trong những làng đó. Như vậy phải gọi là Tân An chứ không phải Thu Xà. 

Sản vật địa phương được các nhà buôn Trung Hoa mang về thành phố này buôn bán hoặc cho vay thế chấp thu hoạch, điều tôi đã nói về Tân Quan ở phía bắc Bình Định cũng có thể áp dụng cho Tân An vậy. Thành phố này mang lại một nguồn thu thuế đáng kể”. 

Ông ta vẫn xác nhận Thu Xà phải gọi chính thức là thành phố Tân An, dù tất cả người An Nam bản địa gọi là Thu Xà.

Đến năm 1932, Khâm sứ Trung Kỳ ban hành nghị định ngày 16/1/1932 về việc thành lập đô thị Thu Xà trên địa giới của Thu Xà và Hà Khê, nghị định này nhận được phê chuẩn của Toàn quyền Đông Dương theo nghị định ngày 13/2/1932. Lúc này chính thức phố cổ Thu Xà được gọi là đô thị và được quản lý là một đô thị ở Quảng Ngãi. 

Đến ngày 19/9/1932, Công sứ Quảng Ngãi ban hành quyết định về quy chế quản lý đô thị Thu Xà, chủ yếu tập trung về các quy định quản lý trật tự đô thị. 

Vào năm 1933, tuần phủ Quảng Ngãi là Nguyễn Bá Trác đã mô tả phố Thu Xà vẫn là một trung tâm buôn bán của Hoa kiều, chủ yếu là buôn đường như sau: “Xưa nay sự buôn bán rất thịnh lợi là thành phố Thu Xà vì món đại tôn xuất cảng ở Quảng Ngãi là đường, bạn hàng buôn đường là bọn khách trú, lại ở tại Thu Xà phần nhiều nhà buôn là khách trú cả. 

Thu Xà đã tiện lợi về đường sông, những “đường” duyên ngạn của sông Trà Khúc và sông Vệ đều có thể vận tải về Thu Xà được, mà muốn chở đường xuất cảng thì cũng phải do đàng Thu Xà chở ra cửa Cổ Lũy. Thành phố Thu Xà đóng cách tỉnh thành 9 cây số, số dân cư khách trú có hơn 500 chủ”. 

Lúc này người Hoa kiều đã lên số lượng 500 chủ hàng, tạm tính một gia đình là 6 người thì dân số thành phố Thu Xà có khoảng 3.000 người Hoa kiều, phần còn lại là người Việt. 

Qua những thông tin trên cho chúng ta thấy một phần phố cổ Thu Xà, một đô thị ở buổi đầu phát triển tại Quảng Ngãi, là một trong những trung tâm buôn bán lớn của miền Trung và cả ở Việt Nam trong giai đoạn Nhà Nguyễn và Pháp thuộc.





Nguồn: https://danviet.vn/pho-co-thu-xa-o-quang-ngai-sao-lai-tu-tap-dong-nguoi-minh-huong-ho-la-ai-den-viet-nam-tu-nuoc-nao-20240704004647986.htm

Cùng chủ đề

“Điểm tựa” ở vùng cao Quảng Ngãi

Ở miền núi Quảng Ngãi, đội ngũ Người có uy tín được xem là “cầu nối” quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc… Người có uy tín là “điểm tựa” vững chắc...

Lễ hội đua thuyền trên sông Trà Khúc trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Qua hàng trăm năm gìn giữ và tổ chức, lễ hội đua thuyền trên sông Trà Khúc trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Đi cắt cỏ, người đàn ông bị dị vật cắm thẳng vào ngực

Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa kịp thời phẫu thuật, cứu sống một người đàn ông quê ở tỉnh Quảng Nam bị dị vật kẽm găm vào ngực khi đi cắt cỏ. ...

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Khu văn hóa...

Nhiều ưu đãi cho chủ đầu tư thực hiện nhà ở xã hội ở miền Trung

Nhận định những rào cản trong việc xây dựng nhà ở xã hội, các tỉnh ở miền Trung đang hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ quỹ đất... cho nhà đầu tư thực hiện nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi cho chủ đầu tư thực hiện nhà ở xã hội ở miền TrungNhận định những rào cản trong việc xây dựng nhà ở xã hội, các tỉnh ở miền Trung đang hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc đáo phiên chợ “choảng nhau” càng to thì càng được may mắn ở Thanh Hóa

Thành thông lệ vào mùng 6 Tết hàng năm là người dân ở khắp nơi đổ về chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa để hợp phiên chợ "mua may, bán rủi". Người dân nơi đây quan niệm năm nào ở chợ "choảng nhau" càng to thì năm đó làm ăn được nhiều may...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

1.000 học sinh Trường THPT IVS và tiết học đầu Xuân cùng Hoa hậu yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền

Ngay sau Tết Ất Tỵ 2025, Trường IVS đã có một tiết học rất đặc biệt, tập luyện với cô giáo, hoa hậu Yoga Việt Nam Nguyễn Thị Huyền. ...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Bài đọc nhiều

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Dân Quảng Bình trúng đậm luồng cá mú, cá ngừ, báo tin về, cả làng ai cũng phấn khởi, bán đắt tiền

Ngư dân xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) vươn khơi đầu năm trúng đậm luồng cá mú, cá ngừ, cá lái áo…Ra tết, các loại hải sản tiếp tục giữ giá tốt, tăng giá tốt, theo đó, 1 kg cá...

Mới nhất

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ...

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhận Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng

Kinhtedothi - Chiều 3/2, Thành ủy Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm gửi lẵng...

Mới nhất