Trang chủNewsThời sựPhát triển văn hóa nghệ thuật TPHCM: Hoàn thiện cơ chế, khắc...

Phát triển văn hóa nghệ thuật TPHCM: Hoàn thiện cơ chế, khắc phục hạn chế


Bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và công nghệ số đã đặt việc phát triển văn hóa nghệ thuật ở TPHCM trong cơ hội lẫn thách thức mới. Trong đó, việc khuyến khích các nguồn lực xã hội cần được chú trọng hơn bao giờ hết.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại TPHCM ngày càng chú trọng đầu tư về hình thức và chất lượng
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại TPHCM ngày càng chú trọng đầu tư về hình thức và chất lượng

Điểm giao chính sách và thực tiễn

Hiện nay, trên địa bàn TPHCM có 17.670 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực văn hóa, chiếm 7,74% số doanh nghiệp của toàn thành phố. Bên cạnh các đơn vị nghệ thuật công lập, thành phố còn có các đơn vị nghệ thuật sân khấu xã hội hóa, gồm: 38 rạp chiếu phim, 11 sân khấu kịch tư nhân, trên 900 doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

Tuy nhiên, thực tế sự phát triển văn hóa nghệ thuật của thành phố liệu đã xứng tầm với tiềm năng, lợi thế? Tại tọa đàm “Nghiên cứu đề xuất giải pháp khuyến khích các nguồn lực xã hội phát triển văn hóa nghệ thuật trên địa bàn TPHCM, giai đoạn 2021-2035” do Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại TPHCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VH-TT-DL), chia sẻ: “Từ thực tế có thể nhận thấy, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng, cơ chế chính sách và nguồn nhân lực không chỉ là rào cản, điểm nghẽn mà còn là thách thức, lực cản đối với sự phát triển của thị trường văn hóa nghệ thuật tại TPHCM, trong đó nguồn lực xã hội hóa bị “kìm nén” lớn nhất từ chính sách pháp luật”.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Trong đó, cho phép thành phố được mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa và thể thao, được chủ động quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án PPP này.

Để triển khai chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 4853/QĐ-UBND ngày 25-10-2023 về phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030. Theo đó, xác định các nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa, trong đó nguồn lực xã hội hóa lĩnh vực nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn phân tích: “TPHCM có đặc trưng và điều kiện đặc thù phát triển lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nổi bật là công nghiệp văn hóa, cùng với đó là các chính sách xã hội hóa lĩnh vực này đang dần hoàn thiện. Điểm giao hòa giữa chính sách và thực tiễn sinh động của TPHCM tạo cho nơi đây khả năng cao trở thành khu vực hội tụ, ươm mầm những yếu tố khơi nguồn chính sách sáng tạo nghệ thuật, chính sách xã hội hóa, huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa nghệ thuật. Chúng ta nên bắt đầu từ cơ chế chính sách và đồng bộ với tổ chức triển khai từ đầu tư, môi trường, nguồn nhân lực”…

Hạ tầng còn dang dở

Ngành văn hóa TPHCM hiện có 6 nhà hát và 2 trung tâm thực hiện chức năng tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, được giao quản lý và vận hành nhiều cơ sở vật chất, nhưng đa phần đang trong tình trạng xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu biểu diễn nghệ thuật. Để có thể kêu gọi nguồn lực xã hội, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đồng quan điểm phải khắc phục hạn chế trước mắt về các thiết chế, hạ tầng.

CN3 tieu diem.jpg
Liên hoan phim quốc tế TPHCM-HIFF là một trong những hoạt động để thành phố tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trên lĩnh vực điện ảnh

ThS Võ Thành Trung, nhà sản xuất chương trình À Ố show, cho biết: “Các nhà hát nghệ thuật tại TPHCM đang rất khó khăn do cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn. Như Nhà hát Giao hưởng – Nhạc – Vũ kịch TPHCM dù rất nỗ lực với các hoạt động tổ chức 4 suất diễn mỗi tháng, mời nghệ sĩ quốc tế về biểu diễn… nhưng ban giám đốc nhà hát từng nhìn nhận, hoạt động nghệ thuật hàn lâm còn đơn lẻ, thu nhập từ biểu diễn của nghệ sĩ rất thấp. Hoạt động chính vẫn phải dựa vào nguồn ngân sách công vốn luôn eo hẹp”.

Hiện nay, thành phố có khoảng 10 sân khấu kịch và 20 địa điểm có thể sử dụng để biểu diễn nghệ thuật. Trong số này, chỉ có 5 nhà hát đáp ứng được yêu cầu của hoạt động biểu diễn là: Hòa Bình, Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Quân đội. Một số nhà hát khác chỉ là nơi làm việc, không phù hợp để tổ chức biểu diễn, không có lợi thế về vị trí của một thiết chế văn hóa.

TS Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, chia sẻ: “Hiện nay, nhiều thiết chế văn hóa bị cư dân đô thị quên lãng. Mặc dù bảo tàng, thư viện đã có sự thay đổi nhất định, nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển các loại hình giải trí, truyền thông cũng như tri thức khoa học kỹ thuật. Nhiều rạp hát và rạp phim đang dần biến mất, nhường chỗ cho trung tâm thương mại, nhà hàng và tổ chức tiệc cưới… TPHCM không còn rạp cải lương sáng đèn hàng đêm, đó là sự mất mát quá lớn – một di sản văn hóa tiêu biểu của thành phố và của Nam bộ”.

Đồng quan điểm về việc cấp thiết trong nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết chế cho ngành văn hóa, TS Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên cao cấp, Trường Đại học RMIT Việt Nam, phân tích: “Các cơ sở vật chất hiện nay chưa tương xứng với tầm vóc và tiềm năng TPHCM như là một trung tâm của ngành công nghiệp văn hóa giải trí của cả nước. Việc thu hút các chương trình chuyên nghiệp quốc tế phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, có thể phục vụ được vài chục ngàn khán giả, nhằm đảm bảo được doanh thu và tài trợ của chương trình biểu diễn. Hiện tại, các nhà thi đấu, sân vận động tại TPHCM vừa xuống cấp, vừa thiếu sức chứa làm mất đi cơ hội thu hút các chương trình âm nhạc lớn của các siêu sao khu vực và thế giới”.

Có thể thấy, việc huy động nguồn lực xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo và hỗ trợ cho các nghệ sĩ và dự án nghệ thuật. Từ đó, thúc đẩy phát triển lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật – sáng tạo tại thành phố trở thành động lực kinh tế quan trọng với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp vào sự đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế.

Trước mắt cần hoàn thiện chính sách, cơ chế để giải quyết hạn chế, tạo ra môi trường thúc đẩy và hỗ trợ cho việc huy động nguồn lực xã hội đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả. Tính toán ưu tiên nâng tầm diện mạo thiết chế và hạ tầng cho ngành văn hóa làm nền tảng vận hành và khai thác.

THIÊN THANH





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/phat-trien-van-hoa-nghe-thuat-tphcm-hoan-thien-co-che-khac-phuc-han-che-post753546.html

Cùng chủ đề

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Hoàn thiện hạ tầng cửa khẩu nơi “phên dậu” Tổ quốc

(PLVN) - Vốn nhà nước và cả tư nhân đang đồng loạt được đầu tư vào khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, giúp hạ tầng nơi đây ngày càng hoàn thiện, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương với nước bạn Trung Quốc. Được “rót” hàng chục nghìn tỷ đồng Lạng Sơn là tỉnh biên giới phía Bắc, nơi “phên dậu” Tổ quốc. Quan sát trên bản đồ sẽ thấy, địa phương này là cửa ngõ quan trọng để...

Thiết kế 3D từ lụa giúp nàng nổi bật giữa mùa xuân

Lụa, chất liệu truyền thống gắn liền với văn hóa Á Đông, là biểu tượng của sự sang...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

Bất động sản Việt Nam đang hưởng lợi từ hạ tầng

(CLO) Vài năm gần đây, hạ tầng của Việt Nam đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới tiềm năng cho thị trường bất động sản. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa...

Phát hiện thi thể nữ giáo viên ở trong rừng nghi bị sát hại

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân một nữ giáo viên nghi bị sát hại, thi thể được phát hiện trong rừng ...

Người dân đổ dồn về quê nghỉ Tết, bến xe Hà Nội “nghẹt thở”

Kết thúc ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân đổ dồn về các bến xe trên địa bàn Hà Nội để về quê. Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, lượng xe dự phòng được tăng cường là 2.486 xe. Tại Bến xe Giáp Bát, lượt khách cao nhất trong các ngày cao điểm khoảng 20.000...

Trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở UAE

Trang trại năng lượng mặt trời của UAE chính thức vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Theo Newatlas, Abu Dhabi (UAE) sắp ra mắt dự án trang trại năng lượng mặt trời công suất 5,2 GW, chính thức vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. ...

Mới nhất

Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều nay 24-1 tại Hà Nội. ...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Mới nhất