Trang chủNewsThời sựPhát triển văn hóa - Khơi nguồn di sản trong thời đại...

Phát triển văn hóa – Khơi nguồn di sản trong thời đại số – Bài 4: Di sản và công nghiệp văn hóa


Để di sản “lên tiếng”

Làng tranh Đông Hồ (ở Thuận Thành, Bắc Ninh) từng nổi danh một thời với Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp; nhưng giờ đây, hầu hết các gia đình đã chuyển sang nghề làm vàng mã. May mắn vẫn còn 3 hộ dân lưu luyến gìn giữ nghề của cha ông. Một trong số đó là gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế.

Khi chúng tôi đến, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang chuẩn bị khai trương một bảo tàng cá nhân để giới thiệu quy trình làm tranh Đông Hồ truyền thống cùng nhiều mẫu tranh đặc sắc nhất mà ông đã lưu giữ được. Ông tự hào khoe với chúng tôi hơn 100 bản khắc cũ, trong đó có những bản khắc, ông phải bỏ ra hàng chục cây vàng để mua lại từ người dân trong làng. Lại có những bản quý hiếm đến mức có người trả hàng tỷ đồng ông cũng không bán. Đặc biệt, có những mẫu tranh mà chính người làng Đông Hồ cũng không còn lưu giữ được, sau khi tình cờ được một người bạn Pháp tặng, ông đã làm lại bản khắc mới.

A6A.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (Bắc Ninh) đã bảo tồn và phát triển thành công nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ

Dòng họ Nguyễn Đăng đến đời ông là 20 thế hệ, hơn 500 năm làm nghề, bản thân ông 88 tuổi đời thì cũng có hơn 70 năm tuổi nghề. Có lẽ trời không phụ người có tâm với nghề, đến nay, cả gia đình ông Chế gồm: con trai, con gái, con dâu, con rể và các cháu đều “sống khỏe” bằng nghề, gây dựng một cơ ngơi khang trang với một trung tâm bảo tồn tranh Đông Hồ rộng hơn 6.000m2. Không chỉ tiêu thụ trong nước, tranh của ông còn được xuất khẩu. Ông cũng tổ chức nhiều hoạt động để làm “sống lại” làng nghề như: dạy nghề cho con em địa phương, trải nghiệm làm tranh Đông Hồ cho học sinh được các em nhỏ rất yêu thích.

Ông Chế chia sẻ: “Suốt mấy chục năm lăn lộn giữ nghề, tôi đều tự mình làm, không có sự hỗ trợ về kinh phí nào của nhà nước. Rất may gần đây chính quyền đã nhận ra cần phải giữ lấy nghề làm tranh Đông Hồ như một nét đẹp văn hóa của vùng quê Kinh Bắc và đã làm hồ sơ đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, dự kiến được xem xét trong năm 2024. Hy vọng đây sẽ là cơ hội để nhiều du khách biết đến và ghé thăm làng tranh Đông Hồ”.

Chuyện của ông Chế khiến chúng tôi nghĩ đến “số phận” lay lắt của những dòng tranh dân gian nổi tiếng như: Hàng Trống (Hà Nội), làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Nội)…

Trong khi đó, từ trà đạo của Nhật Bản, đến kim chi của Hàn Quốc, hay chuyện “hậu cung” các triều phong kiến Trung Hoa… lại đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Gần 2 thập niên qua, trào lưu văn hóa Hàn Quốc (thường được gọi là Hallyu) “tràn ngập” thế giới qua điện ảnh, âm nhạc, thời trang, công nghệ số… Cùng với đó là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…, đã rất thành công trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, khai thác triệt để các yếu tố lịch sử, văn hóa, di sản (cả vật thể và phi vật thể) biến thành thế mạnh, giới thiệu và chinh phục thị trường quốc tế. Đó không chỉ hình ảnh quốc gia, dân tộc mà còn trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn của những nước này.

Nền tảng để phát triển công nghiệp văn hóa

Với tiềm năng về di sản, văn hóa, thiên nhiên, kiến trúc, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp văn hóa. Nơi này được chọn làm phim trường của nhiều tác phẩm điện ảnh ăn khách như Đông Dương; Ngọn nến hoàng cung; Trăng nơi đáy giếng; Gái già lắm chiêu; Mắt biếc…

Và một trong những sản phẩm định vị thương hiệu công nghiệp văn hóa của xứ Thần Kinh chính là Festival Huế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các festival trên thế giới. Qua các kỳ festival, những hình ảnh đẹp về văn hóa Huế, con người Huế, tinh hoa các nghề truyền thống Huế… đã được giới thiệu đến với du khách trong nước và quốc tế. Hoạt động này không chỉ đã trở thành một sự kiện văn hóa – xã hội – du lịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách địa phương và tạo việc làm cho người lao động, mà còn là động lực thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ…

Tương tự, ở Quảng Nam, chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh mang tên Ký ức Hội An nằm ven sông Thu Bồn cũng được ví như một “phép màu” hút khách đến với miền đất di sản này. Với sự tổng hòa của âm thanh, ánh sáng… chương trình tái hiện lại không khí của vùng đất Hội An xưa, nơi từng là thương cảng sầm uất, giao thoa văn hóa Đông – Tây từ 400 năm trước.

Nhận định về chương trình thực cảnh đặc biệt này, GS-TSKH Vũ Minh Giang từng chia sẻ, với lợi thế là sân khấu được xây dựng trên cồn đất nổi lên giữa sông Hoài, sân khấu Ký ức Hội An không cần quá dụng công cũng tạo đầy xúc cảm. Sự kết hợp giữa xưa và nay, truyền thống và hiện đại khiến chương trình ghi dấu ấn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế. Trong 2 năm 2023, 2023 Ký ức Hội An được Giải thưởng du lịch quốc tế danh giá vinh danh là Tổ hợp du lịch văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới.

Chuyện ở những di sản như Hội An (Quảng Nam), Tràng An (Ninh Bình), Huế (Thừa Thiên Huế)… là những ví dụ điển hình về việc những di sản văn hóa được quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

Với thủ đô Hà Nội, nơi có kho tàng di sản đồ sộ và nguồn tài nguyên du lịch lớn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, năm 2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”. Theo đó, Hà Nội đã tập trung khai thác nguồn tài nguyên này trên cơ sở hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Hiện rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sự kiện, sản phẩm văn hóa đặc sắc, không chỉ có giá trị quảng bá, tuyên truyền, giáo dục mà còn là nguồn lực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

So sánh với các nước châu Á, Việt Nam cũng có hàng ngàn năm lịch sử hào hùng, văn hóa đa dạng, di sản phong phú về mọi thể loại, không hề thua kém. Thế nhưng, để thế giới biết rộng rãi, có sức hút và trở thành ngành kinh tế mạnh mẽ, thì vẫn còn rất hạn chế.

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), di sản văn hóa hiện đã khẳng định được vai trò vừa là tài sản vô giá, vừa là nguồn tài nguyên quý cho phát triển kinh tế – xã hội, phát triển du lịch và đặc biệt là khai thác các giá trị phục vụ công nghiệp văn hóa. Hàng triệu cổ vật đang được lưu giữ, trưng bày tại các bảo tàng, di tích; trên 40.000 di tích và trên 70.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, xếp hạng, công nhận, ghi danh cả ở trong nước và trên bình diện quốc tế… là nguồn tài nguyên to lớn để phát triển công nghiệp văn hóa.

“Tuy nhiên, trong Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, di sản văn hóa chưa phải là 1 đối tượng, 1 ngành độc lập. Do đó, trong Luật Di sản văn hóa đang sửa đổi, chúng tôi đã dự thảo nội dung quy định rõ việc khai thác, sử dụng di sản văn hóa ở các lĩnh vực trong giáo dục, sáng tạo nghệ thuật, biểu diễn và dịch vụ, thương mại; quy định việc hợp tác công tư và chính sách thu hút khuyến khích tổ chức cá nhân trong xã hội tham gia như hình thức phát triển công nghiệp văn hóa”, bà Hiền cho biết.

Ngày 8-9-2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược nêu rõ: “Công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. Công nghiệp văn hóa (gồm 12 ngành) là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, là vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Như vậy, di sản văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) chính là nền tảng quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đất nước Việt Nam”.

VĨNH XUÂN – MINH DUY – TRẦN BÌNH – QUỐC LẬP





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/phat-trien-van-hoa-khoi-nguon-di-san-trong-thoi-dai-so-bai-4-di-san-va-cong-nghiep-van-hoa-post742497.html

Cùng chủ đề

Hàng trăm cội hoàng mai khoe dáng bên bờ sông Hương trước thềm xuân mới

Lễ hội Hoàng mai bên bờ sông Hương trước thềm xuân Ất Tỵ 2025 quy tụ những “tuyệt tác mùa Xuân” của các nghệ nhân, nhà vườn nổi tiếng trên vùng đất Cố đô Huế. ...

Dân Ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh: Khi Ngôn Ngữ Biểu Hiện Tình Yêu Đời Qua Âm Nhạc

Nghệ Tĩnh, mảnh đất miền Trung chịu nhiều khắc nghiệt của thiên nhiên, là nơi sản sinh ra những điệu hát ví, giặm, biểu tượng của sự tinh tế và sâu lắng trong văn hóa dân gian. Dân ca ví, giặm không chỉ là nhạc điệu, lời ca mà còn là tiếng lòng của con người xứ Nghệ, phản ánh những khát khao, tình cảm và triết lý sống thấm đẫm giá trị nhân văn. Những điệu hát ví, giặm...

Tổ chức di sản quốc tế cảnh báo Mặt trăng đang bị đe dọa

(CLO) Mặt trăng vừa được đưa vào danh sách "Theo dõi" Di tích Thế giới 2025, theo công bố của Quỹ Di tích Thế giới (WMF) vào ngày 15/1. ...

Gìn Giữ Dân Ca Người Dao: Bảo Tồn Thanh Âm Văn Hóa Giữa Dòng Chảy Thời Gian

Trong bức tranh văn hóa đa dạng của Việt Nam, dân ca người Dao hiện lên như một dấu ấn đặc sắc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú và gắn bó mật thiết với những nét văn hóa truyền thống. Dù mộc mạc, giản dị, những làn điệu này lại chứa đựng sức mạnh bền bỉ, kết nối các thế hệ và góp phần làm nên bản sắc của một cộng đồng giàu truyền thống. Dân ca người...

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể Nghề chằm nón ngựa Phú Gia

Sáng ngày 12 tháng 9 năm 2024, tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, sự kiện đón nhận bằng công nhận Nghề chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tự hào. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại qua hàng thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Tai nạn, xe khách chắn ngang cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết gây kẹt xe

(NLĐO) - Sau va chạm với ôtô trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, xe khách tông vào dải phân cách và chắn ngang gần hết phần đường, gây kẹt xe kéo dài. ...

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa… ...

Bảo tàng Louvre ở Paris ‘kêu cứu’

(CLO) Bảo tàng Louvre, địa điểm thu hút nhiều du khách nhất thế giới và là nơi trưng bày bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, đã yêu cầu chính quyền Pháp hỗ trợ khẩn cấp để cải tạo các phòng triển lãm xuống cấp và tăng cường...

Dự báo thời tiết 25/1/2025: Miền Bắc mưa nhỏ, không khí lạnh tràn về ban đêm

Dự báo thời tiết 25/1/2025, đợt không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ vào ban đêm. Ban ngày, miền Bắc có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng đêm 25/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu...

Khi Tiktoker bị ‘ngáo quyền lực’, thể hiện coi thường pháp luật

Theo luật sư, hành động của Tiktoker “Nam Birthday” có lẽ xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” của bản thân, là bài học cảnh tỉnh cho những người đã và đang có suy nghĩ lợi dụng ảnh hưởng “ảo” của mình để thực hiện những hành vi lệch lạc trong cuộc sống. Như VietNamNet đã đưa, chiều 23/1, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, Công an huyện Văn Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi...

Mới nhất

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội; Hà Nội dẫn đầu về tốc độ tăng giá chung...

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nhà ở xã hội vào cuối tháng 1; giá chung cư Hà Nội tăng đến 50% sau 1 năm, diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

75 năm quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: chặng đường nhiều thành tựu và dấu ấn quan trọng

Tối 24/1, tại thủ đô Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hội hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025). Tham dự buổi lễ,...

Không phải thời hiện đại, loài người từng có “đại nhảy vọt” về công nghệ từ 900.000 năm trước?

Phát hiện tại El Barranc de la Boella không chỉ là bằng chứng về sự tiến hóa công nghệ mà còn cho thấy khả năng tư duy mô hình hóa – một bước tiến lớn trong nhận thức của...

Mức giảm hàng tuần lớn nhất

Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025: Đồng USD đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2023 do lo ngại đáng kể về thuế quan. Tỷ giá USD hôm nay 25/01/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 25/01, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

Nỗ lực cấp điện cho Sân bay Long Thành

TP - Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ các hoạt động thi công trên công trường xây dựng và cung ứng điện ngay khi Cảng hàng không Sân bay Quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) đi vào hoạt động, Công ty Điện lực Đồng Nai, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực...

Mới nhất