Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiPhát triển văn hóa, cần nhất là hệ giá trị con người

Phát triển văn hóa, cần nhất là hệ giá trị con người

Giá trị cốt lõi nhất của văn hóa là hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

1.jpg
Vở kịch xiếc “Tấm Cám – Bống bống bang bang” .

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 đang được Quốc hội thảo luận và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV lần này, có các mục tiêu tổng quát gồm: Hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa; huy động sự tham gia của xã hội vào quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản; đưa văn hóa trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân; xây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao; phát huy tính dân tộc, khoa học và đại chúng, hội nhập quốc tế và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

Tức là có nhiều mục tiêu được đặt ra với những con số cụ thể như: hướng đến năm 2030, 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ Trung tâm Văn hóa Thể thao, Bảo tàng, Thư viện. Ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước. Mỗi năm, ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam. Đến năm 2035, ngành công nghiệp văn hóa phấn đấu đóng góp 8% vào GDP của cả nước. 100% văn nghệ sĩ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được tiếp cận, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.

Cụ thể, khi Chương trình được thông qua, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng khung chính sách và chuẩn bị đầu tư trong năm 2025. Giai đoạn 2026-2030, các cơ quan sẽ giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra. Giai đoạn thứ 2031-2035, văn hóa sẽ trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Có thể, những mục tiêu về con số dù khó cũng có thể đạt được. Nhưng mục tiêu phát triển hệ giá trị con người Việt Nam có lẽ là khó nhất. Giá trị cốt lõi nhất của văn hóa là hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

Có thể nói những nhận thức và yêu cầu mới về xây dựng một nền văn hóa là cấp thiết trong bối cảnh cần cân bằng lại, định hình lại sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự đảo lộn các giá trị sống. Văn hóa trong chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và trong chiến lược phát triển, đã được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và thực hiện công bằng xã hội. Coi nhân tố con người là trọng tâm của xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa vì sự phát triển toàn diện của con người.

Nghĩa là chúng ta đang mong muốn văn hóa phải thấm sâu vào mọi mặt của đời sống, trong từng chính sách, từng bước đi cụ thể của toàn bộ đời sống xã hội, là mục tiêu, động lực của phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ thể của văn hóa là con người. Động lực phát triển cho toàn xã hội, yếu tố đầu tiên, quyết định là từ văn hóa. Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa bao gồm cả việc tiếp nhận các yếu tố “ngoại sinh”, rồi bản địa hóa nó, biến nó thành của mình, thành nội sinh để tăng thêm nguồn lực cho phát triển.

Sau những chuỗi ngày vật lộn với kinh tế thị trường kể từ khi đổi mới đến nay, hẳn nhiều người trong chúng ta thấm thía cái giá phải trả khi mải mê chạy theo kinh tế mà lơi lỏng đạo đức xã hội. Xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ mới, bước vào kỷ nguyên mới là tư tưởng xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng về văn hóa. Trong đó, nòng cốt của văn hóa, để hướng tới xây dựng con người Việt Nam mới là văn học nghệ thuật phải có ý nghĩa nâng cao con người.

Vẫn phải nhắc lại rằng nhờ Đề cương văn hóa 1943 mà chúng ta đã có một cương lĩnh soi đường cho đời sống tinh thần của cả dân tộc, tập hợp được đông đảo văn nghệ sĩ trí thức cùng hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc. Để thấy sức mạnh của văn hóa trong việc hình thành nguồn lực con người và có ý nghĩa lớn cho động lực phát triển tùy từng thời kỳ cụ thể.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” là tư tưởng lớn đồng thời cũng là một chân lý khoa học. Văn hóa luôn vận động, đổi mới, sản sinh những giá trị mới, đào thải những gì không hợp thời. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay lý thuyết về văn hóa, nhất là văn hóa đương đại đang không được nghiên cứu kỹ lưỡng. Rất nhiều vấn đề của văn hóa không đem lại lợi ích trước mắt nhưng nó cần cho sự phát triển lâu dài đã không được chú ý. Việc chỉ chú ý đến khía cạnh thực dụng sẽ làm mất đi chiến lược văn hóa hướng về tương lai.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong đổi mới thì cải cách văn hóa đóng vai trò quan trọng hơn cả. Lý do là vì văn hóa là môi trường tinh thần, là lá phổi của đời sống mà sự lạc hậu của môi trường tinh thần sẽ là vật cản đối với tiến độ cũng như sự thành công của đổi mới.

Sự thăng trầm của lịch sử dân tộc phản ánh cụ thể ở nền văn hóa của mỗi một thời kỳ. Trong thời hội nhập hôm nay, văn hóa Việt Nam cũng đa dạng khi đồng nhịp với thế giới bên ngoài. Nhưng cùng với đó, nói như một nhà nghiên cứu, thì cũng phơi bày nhiều bất cập: “Khi thế giới thật gần với người Việt, kể cả với những đứa trẻ, thì cái bi kịch nó cũng có thể bắt đầu từ đó. Bởi chúng ta không còn là ốc đảo biệt lập nữa. Thế giới phẳng rồi. Soi lại, liệu chúng ta đã có một cơ thể khỏe mạnh đủ sức đề kháng trong cái thế giới phẳng đó chưa?”.

Để tiếp nhận tinh hoa loài người, cần một thể chất lành mạnh. Đó là đòi hỏi sống còn trong việc hình thành con người Việt Nam hôm nay đáp ứng được với yêu cầu của thời đại. Trong đó, không nghi ngờ gì nữa, phẩm chất con người vẫn là yếu tố quan trọng để quyết định đến nguồn lực xã hội.

Để có một nền văn hóa đủ sức trở thành nguồn lực phát triển, cần những chính sách vì con người, vì sự phát triển toàn diện của xã hội, của con người, làm cho con người được tự do, hạnh phúc. Đó là những chính sách sách phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước, điều chỉnh hành vi con người hướng tới chân thiện mỹ, nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.

Cơ quan thẩm tra – Ủy ban Văn hóa Giáo dục đề nghị Chính phủ xem xét tính phù hợp của một số mục tiêu cụ thể, trong đó có đến năm 2030, 100% đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ủy ban cũng đánh giá mục tiêu đến năm 2030 có 100% học sinh, học viên, sinh viên được tiếp cận, tham gia giáo dục nghệ thuật, di sản văn hóa là khó khả thi. Nguyên nhân là ở vùng sâu, biên giới, hải đảo, nhiều học sinh còn phải học ở các điểm trường, khả năng tiếp cận, tham gia nghệ thuật rất khó khăn.
Qua lấy ý kiến, một số đại biểu đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư xây dựng một số Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, tránh lãng phí và phù hợp với nguồn lực hiện có.



Nguồn: https://daidoanket.vn/phat-trien-van-hoa-can-nhat-la-he-gia-tri-con-nguoi-10294607.html

Cùng chủ đề

Rà soát, bảo đảm tính khả thi của chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa

Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, qua rà soát nội dung và căn cứ ý kiến của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ tiếp thu các nội dung Quốc hội đã thống nhất cao: Tên gọi của chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”; không chuyển dự án số 6 thuộc Chương...

Gần 6.000 giáo viên Hà Nội hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học

Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" của Thành ủy Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội và các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn...

Công nghiệp văn hóa góp phần thúc đẩy du lịch của Hà Nội

Đây là nội dung được nêu ra trong Thông báo kết luận của Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo chương trình, đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Theo nội dung thông báo, 6 tháng đầu năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính...

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ nhất do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để lựa chọn, trao giải cho tác giả hoặc nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình được các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đăng, phát sóng trong thời gian...

Phát triển văn hóa – động lực cho sự phát triển bền vững Thủ đô

Tạo môi trường, khơi nguồn lựcChương trình 06 khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước”. Chính vì vậy,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Cùng đi có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch...

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu Xuân

Ngày 3/2, tại buổi gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy Thái Nguyên, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Việt Hùng đã chỉ đạo triển khai nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu Xuân 2025. ...

Thái Nguyên công bố quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Tổng Bí thư trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. ...

Khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh”

Ngày 3/2, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định; Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Xuân Trường quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh tổ chức khởi động “Cổng tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường...

Bài đọc nhiều

Tìm về cội nguồn văn hóa Lào tại Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury 2025

Lễ hội Voi tỉnh Xayaboury của Lào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18-24/2 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Khơi nguồn sống xanh, Net Zero thêm gần

Dự án Việt Nam Xanh do báo Tuổi Trẻ cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) khởi xướng và tổ chức từ đầu năm 2024 đã diễn ra với hàng loạt hoạt động mang tính lan tỏa, trong đó điểm nhấn là Ngày hội Việt Nam Xanh. ...

Độc đáo nghề đục mõ tại xứ Huế

(CLO) Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường...

Hội họa Công Quốc Hà

Công chúng yêu nghệ thuật sẽ nhớ mãi một hội họa Công Quốc Hà với những bức tranh vẽ phố và phụ nữ mang đậm một tinh thần Hà Nội. Cũng như một người làm cho nghệ thuật sơn mài trở lên hiện đại và lấp lánh. ...

Cùng chuyên mục

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Tái hiện Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc,” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025) sẽ diễn ra từ ngày 1-28/2/2025, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. ...

Lương hưu 34 triệu đồng, “đổi” 4 người giúp việc trong nửa năm, tôi tìm ra nơi nghỉ hưu tuyệt vời nhất khi về...

Không phải sống cùng con cái, đây là nơi tuyệt vời nhất để dưỡng già của vợ chồng tôi. ...

Bình Thuận trao nhiều quyết định luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5 Phó Trưởng ban. TPO - Chiều 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, công bố nhân sự Trưởng ban và 5...

Mới nhất

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt ’95 năm

ChÆ°Æ¡ng trình nghệ thuật mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới "95 năm - Ánh sáng soi đường" diễn ra vào tối 3/2 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Hà Nội. Phát biểu tại chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh:...

Ba bến xe Hà Nội đón lượng khách tăng vọt trong dịp tết Nguyên đán

Thống kê trong dịp tết Nguyên đán 2025, ba bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đã đón lượng khách tăng 300 - 400% so với ngày thường. ...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội