Trang chủNewsThời sựPhát triển TOD thế nào khi làm đường sắt tốc độ cao?

Phát triển TOD thế nào khi làm đường sắt tốc độ cao?

Đường sắt tốc độ cao kỳ vọng sẽ tạo ra khoảng 22 tỷ USD từ dịch vụ, quảng cáo và quỹ đất tại các khu vực phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Tuy nhiên, để biến kỳ vọng thành thực tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Khai thác quỹ đất, mở không gian phát triển mới

Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) vừa được trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư. Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 67 tỷ USD, song dự án cũng kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích to lớn, mở ra không gian phát triển mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất.

Phát triển TOD thế nào khi làm đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 1.

Dịch vụ phát triển mạnh quanh ga Wok Wok Hakaniemi thuộc hệ thống tàu điện ngầm Helsinki (Phần Lan).

Ông Chu Văn Tuân, Phó giám đốc Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD, khai thác thương mại của tuyến đường sắt tốc độ cao có thể lên đến khoảng 22 tỷ USD. Trong đó, nguồn thu từ dịch vụ, quảng cáo khoảng 5 tỷ USD; từ quỹ đất khoảng 17 tỷ USD.

Để phát triển TOD, mỗi vị trí ga khách sẽ quy hoạch không gian vùng phụ cận từ 200 – 500ha tùy vị trí, gồm 3 khu chức năng: khu trực tiếp phục vụ đón, tiễn khách, quảng trường, bãi đỗ xe có diện tích 6 – 8ha; khu vực dịch vụ, thương mại có diện tích từ 10 – 15ha; khu vực đô thị dịch vụ có diện tích 250 – 300ha.

Kinh nghiệm các nước cho thấy, ở hầu hết các thành phố, giá trị đất đai và tài sản trên các hành lang vận tải giao thông công cộng sẽ tăng lên.

Theo ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN, tại Helsinki Metro (Phần Lan), bất động sản trong phạm vi đi bộ từ khu vực ga đường sắt có giá trị cao hơn 7,5% so với các khu vực khác, vị trí tốt nhất có thể tăng 11%. Tại Nhật Bản, ở các thành phố có nhà ga, giá trị đất đai tăng tới 67% so với những nơi khác.

Tại Trung Quốc, sau khi đưa tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thượng Hải dài 1.318km, tốc độ 380km/h vào khai thác năm 2011, giá trị đất đai khu vực các dự án tăng lên đến 13%. Chỉ sau 10 năm đưa vào khai thác tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải, GRDP các địa phương dọc tuyến tăng gấp đôi.

Nhiều người vẫn đang hiểu nhầm về TOD

Về định hướng khai thác nguồn lợi từ mô hình TOD, ông Chu Văn Tuân cho biết, ở khu vực đất ga và vùng phụ cận được quy hoạch, Nhà nước sẽ đầu tư trực tiếp phục vụ chức năng hoạt động đường sắt.

Phát triển TOD thế nào khi làm đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 2.

Sau 10 năm đưa vào khai thác tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải, GRDP các địa phương dọc tuyến tăng gấp đôi.

Việc quy hoạch phân khu phát triển đô thị, trung tâm thương mại sẽ giao cho các địa phương thực hiện bằng ngân sách địa phương hoặc xã hội hóa.

Để giảm gánh nặng cho ngân sách Trung ương, Chính phủ cũng đề xuất Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù: Đối với số tiền thu được từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, địa phương được giữ lại 50% và nộp 50% vào ngân sách Trung ương để cân đối ngân sách Nhà nước đầu tư cho dự án, thay vì địa phương được giữ 100% theo quy định hiện nay.

Tiền thu được từ khai thác, phát triển quỹ đất vùng phụ cận nhà ga (chủ yếu phát triển khu đô thị) là hiệu quả kinh tế – xã hội, không phải tính vào hiệu quả tài chính của dự án. Với quỹ đất vùng phụ cận có thể phát triển TOD và nguồn lực đầu tư có thể từ tư nhân hoặc đối tác công – tư (PPP).

Hiệu quả từ phát triển quỹ đất này phải tính vào tăng trưởng nền kinh tế. Chỉ cần dự án được thông qua chủ trương, các công việc bắt đầu khởi động, ngân sách sẽ phải chi ra. Nhưng đồng thời các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện sẽ có thu nhập, sẽ phải nộp thuế, ngân sách sẽ có được nguồn thu.

Sau này, khi các khu đô thị, thương mại, dịch vụ phát triển thì nguồn thu ngân sách từ thuế sẽ tăng lên.

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội

“Nguồn thu TOD sẽ không tính vào tiền đầu tư dự án. Nói cách khác, đây không phải nguồn bù đắp vào hơn 67 tỷ USD vốn đầu tư mà là kênh tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Phần nộp này sẽ hòa chung vào ngân sách Trung ương. Việc phân bổ, sử dụng sau đó cho các công việc gì sẽ do Nhà nước quyết định”, ông Tuân thông tin.

Trực tiếp tham gia các đoàn công tác tìm hiểu về ĐSTĐC của Bộ GTVT, Cục trưởng Cục Đường sắt Trần Thiện Cảnh cho biết, nguồn thu từ quỹ đất dọc tuyến ĐSTĐC sẽ không sử dụng để quay lại đầu tư cho dự án mà sẽ sử dụng cho các dự án khác.

Theo kinh nghiệm quốc tế, khi lập dự án, quỹ đất dọc tuyến chưa hình thành nên không thể xác định được phần khai thác được quỹ đất là bao nhiêu để bù vào phần ngân sách chi cho đầu tư tuyến. Nguồn thu TOD sẽ dần hình thành trong quá trình triển khai hoặc sau khi dự án đưa vào khai thác.

Theo ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, nguồn thu từ TOD là thu trong tương lai, không thể thu được ngay.

“Hiện nhiều người hiểu nhầm rằng phát triển TOD sẽ thừa tiền để làm đường sắt. Thực tế, chúng ta phải làm đường sắt trước rồi mới trông mong các dự án, mô hình khác có tiền đề phát triển. Đợi tiền thu được từ TOD thì không biết đến bao giờ”, ông Đông nhìn nhận.

Sớm nghiên cứu hành lang pháp lý để GPMB

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Đông, mô hình TOD muốn đạt được như kỳ vọng, quy hoạch khu đất quanh ga cần đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, diện tích phát triển TOD cần rộng bao nhiêu, phạm vi phát triển bao nhiêu mét trong bán kính tính từ nhà ga để có tính hấp dẫn.

Riêng GPMB để phát triển TOD, các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để việc thương thảo với người dân.

Ông Chu Văn Tuân cho biết, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã đề xuất loạt cơ chế đặc thù, giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc chủ động triển khai các nội dung liên quan đến điều chỉnh quy hoạch đô thị.

Cụ thể, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng tại các khu vực phụ cận ga ĐSTĐC, hướng tuyến, quy mô, vị trí nhà ga khi cần thiết mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng cấp trên đã phê duyệt trước đó.

Với khu vực nhà ga và vùng phụ cận ga chưa có quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh lập các quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết để triển khai dự án và cập nhật nội dung điều chỉnh vào các quy hoạch cấp trên trong kỳ rà soát quy hoạch tiếp theo.

Trong vùng phụ cận ga, UBND cấp tỉnh được quyết định các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các yêu cầu về không gian và sử dụng đất khác với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt trước đó.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/phat-trien-tod-the-nao-khi-lam-duong-sat-toc-do-cao-192241125210014282.htm

Cùng chủ đề

Sau sự cố bung khe co giãn trên cao tốc, Bộ GTVT ra công điện khẩn

Sau sự cố bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, Bộ GTVT đã ra công điện yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện khiếm khuyết để yêu cầu nhà thầu khắc phục. Theo đó, để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn giao thông các tuyến đường bộ cao tốc, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc...

Thông xe kỹ thuật hai tuyến đường nghìn tỷ ở Thanh Hóa

Sáng 9/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án đường Vạn Thiện - Bến En và dự án đường QL1 nối QL45. ...

“Qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất” làm nhanh đường ven biển

Kiểm tra dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi", làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng để tạo động lực phát triển. ...

8 phi công thủy phi cơ của Học viện Hàng không Việt Nam tốt nghiệp xuất sắc

Sau 3 năm học tập tại các trường hàng không hàng đầu của Pháp, Canada và Italy, 8 học viên của khóa 1 đã hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp xuất sắc. ...

Phó Chủ tịch Quốc hội trao quyết định thành lập thị xã Kim Bảng

Với sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, huyện Kim Bảng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận thành lập thị xã Kim Bảng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Thông xe kỹ thuật hai tuyến đường nghìn tỷ ở Thanh Hóa

Sáng 9/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án đường Vạn Thiện - Bến En và dự án đường QL1 nối QL45. ...

“Qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất” làm nhanh đường ven biển

Kiểm tra dự án đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "qua sông bắc cầu, qua ruộng đổ đất, qua núi khoét núi", làm tuyến đường cho thẳng, đẹp, chất lượng để tạo động lực phát triển. ...

Tăng cường kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện khiếm khuyết trên cao tốc

Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục. ...

8 phi công thủy phi cơ của Học viện Hàng không Việt Nam tốt nghiệp xuất sắc

Sau 3 năm học tập tại các trường hàng không hàng đầu của Pháp, Canada và Italy, 8 học viên của khóa 1 đã hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp xuất sắc. ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Năm 2025 tuổi nghỉ hưu của người lao động là bao nhiêu?

Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa lao động nam và nữ. Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định sẽ được hưởng lương hưu khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh...

Hành trang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho TPHCM và Đông Nam Bộ

(Dân trí) - Những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ còn mãi, là nguồn động lực lớn để đất nước, trong đó có TPHCM và vùng Đông Nam Bộ vượt qua bất kỳ khó khăn, thách thức nào.   Trong 13 năm giữ cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần vào TPHCM thăm và làm việc. Ngoài những chỉ đạo, định hướng trực tiếp cho Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

CSGT Hà Nội bác thông tin “dừng xe mặc áo mưa bị phạt 14 triệu”

Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, thông tin trên mạng xã hội về việc "dừng xe máy mặc áo mưa có thể bị phạt tới 14 triệu đồng" là không chính xác. ...

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đảm bảo hiệu năng, hiệu lực,...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay đơn giản hóa thủ tục hành chính cần phải làm. Dưới đây là trao đổi của TS Nguyễn Đức Kiên...

Mới nhất

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Xuân 2025 xác lập kỷ lục Việt Nam

Liên hoan Lân Sư Rồng mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ tại thành phố Thủ Dầu Một quy tụ hơn 108 đoàn lân sư rồng từ khắp các tỉnh thành, tạo nên một màn trình diễn hoành tráng, đậm bản sắc dân tộc.Xác lập kỷ lục Việt Nam với 102 món ăn chế biến từ tàu hũ kyXác lập kỷ...

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Mới nhất