Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPhát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc...

Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM

TP.HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để trở thành trung tâm tài chính quốc tế – một giấc mơ được ấp ủ hơn 20 năm với sự ủng hộ từ Bộ Chính trị, mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế không chỉ của thành phố mà còn của cả Việt Nam.

Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM - Ảnh 1.

Khu vực quận 1 với nhiều tòa nhà văn phòng được xem có nhiều lợi thế để hình thành trung tâm tài chính quốc tế – Ảnh: VĂN TRUNG

Hôm nay 4-1 tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị công bố nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện kết luận số 47 của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Trương Minh Huy Vũ – viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM – khẳng định TP.HCM có đủ tiềm năng và quyết tâm để trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

Hút vốn lớn từ trung tâm tài chính

* Từ lúc thai nghén ý tưởng cho đến nay đã hơn 20 năm, đây là thời điểm chín muồi để giấc mơ trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM thành hiện thực?

– Việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là mục tiêu của riêng TP.HCM mà còn là một sứ mệnh quốc gia, được giao phó để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước. Điều này cho thấy tầm quan trọng của dự án này đối với sự phát triển chung của Việt Nam.

TP.HCM có nhiều điểm tương đồng với Thượng Hải (Trung Quốc) – một trung tâm tài chính quốc tế thành công với vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ logistics và được lãnh đạo cao nhất giao cho nhiệm vụ tiên phong.

Đây là thời điểm thích hợp để TP.HCM phát triển trung tâm tài chính quốc tế. Thứ nhất, sự thúc đẩy từ lãnh đạo trung ương và lãnh đạo TP cho thấy sự quyết tâm và đồng lòng trong việc thực hiện mục tiêu này.

Thứ hai, nhu cầu vốn lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng như sân bay Long Thành, các tuyến metro, vành đai 4, đường sắt cao tốc Bắc – Nam… đặt ra tầm quan trọng của trung tâm tài chính trong huy động vốn.

Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ tài chính (fintech), đặc biệt là công nghệ chuỗi khối (blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI), cũng mở ra những cơ hội mới để chúng ta hiện thực hóa trung tâm tài chính quốc tế.

* Nhiều trung tâm tài chính lớn trên thế giới đã đi trước và thành công, TP.HCM cần có những hướng đi riêng để gặt hái thành công nhanh và bền vững?

– Chủ trương đã có, vấn đề tiếp theo là thành lập bộ máy (ban chỉ đạo quốc gia, địa phương, giám sát…) để chọn người làm. Việc tiếp theo là xây dựng khung chính sách, có người nói phải có luật mới đáp ứng được nhưng xây dựng luật thì quy trình sẽ lâu, do đó nếu làm theo hướng Quốc hội ban hành nghị quyết có tính chất vượt trội, đặc thù sẽ giúp TP thực hiện nhanh và tập trung hơn.

Trong đó, việc xây dựng chính sách là việc làm hết sức quan trọng, cơ chế phải có những ưu đãi trên nhiều khía cạnh. Ví dụ, cần có các chính sách ưu đãi thuế đặc biệt để thu hút các công ty tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty luật và kiểm toán.

Các ưu đãi này nên nhắm vào các lĩnh vực tài chính cốt lõi. Cần miễn thị thực hoặc kéo dài thời gian lưu trú cho các chuyên gia tài chính quốc tế đến làm việc tại trung tâm. Bên cạnh đó, cần có các chính sách cụ thể để thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Việc kiểm soát dòng vốn ra vào, hay cho phép giao dịch và sử dụng tài sản – tiền mã hóa, là một thách thức lớn nên các chính sách cần phải cân bằng giữa việc tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn lưu thông, ngăn chặn các rủi ro về rửa tiền và thiếu thanh khoản.

Ngoài ra, các công nghệ tài chính mới như blockchain và AI phát triển rất nhanh, đặt ra thách thức cho việc ban hành các chính sách phù hợp và hiệu quả. Điều tiên quyết là phải bỏ tâm lý “không quản được thì cấm”, tạo điều kiện “cọ xát” với những thực tiễn phát triển đa dạng và khác nhau trên thế giới.

Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM - Ảnh 2.

Đường Nguyễn Công Trứ và khu vực lân cận thuộc phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM tập trung rất nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán và trường đại học thuộc khối ngân hàng – Ảnh: T.T.D.

Thu hút người tài đến trung tâm tài chính

* Để sớm hình thành trung tâm tài chính, chúng ta cần tận dụng hạ tầng có sẵn tại khu trung tâm hiện hữu hay phát triển những khu mới như tại khu vực Thủ Thiêm?

– Trung tâm tài chính sẽ không chỉ là tòa tháp duy nhất mà là một khu vực với nhiều công trình, dự án kết nối và gắn kết với nhau. Các tòa nhà trong trung tâm tài chính sẽ không chỉ phục vụ các hoạt động tài chính mà còn có các dịch vụ hỗ trợ như căn hộ, nhà hàng, khách sạn…

Do đó, khu vực trung tâm TP như quận 1 tiếp giáp với các tuyến phố đi bộ, sông Sài Gòn nơi có nhiều tòa nhà văn phòng đã hoạt động, có thể được tận dụng để nhanh chóng hình thành trung tâm tài chính.

Còn khu Thủ Thiêm là khu vực trọng điểm, có tiềm năng phát triển lớn, với lợi thế về quỹ đất và không gian rộng rãi, kết nối thuận lợi với khu vực trung tâm.

Ngoài ra, chúng ta còn nhiều khu dự án “quây tôn” ở trung tâm TP đang để trống do nhiều lý do pháp lý khác nhau; cần nhanh chóng có cơ chế để khơi thông các khu này thành các tòa tháp thương mại, ưu tiên cho lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính, công nghệ mới đi kèm …

Giữa Thủ Thiêm và khu vực trung tâm quận 1 cần làm sao kết nối đôi bờ nhộn nhịp, gắn kết cộng đồng nhiều hơn, nhiều tiện ích hơn nữa.

* Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng, cần làm gì để thu hút và phát triển nhân lực phục vụ trung tâm này?

– Nguồn nhân lực chất lượng cao cho trung tâm tài chính nên để thị trường vận hành, sự định hướng cho các trường đại học đồng hành. Thị trường sẽ tự đào tạo ra các chuyên gia kiểm toán, kế toán, luật sư và những người làm trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, fintech…

Cần thu hút những người có kinh nghiệm, đặc biệt là những người Việt đang làm việc trong các quỹ đầu tư và ngân hàng đầu tư ở nước ngoài, để tạo nên các “làn sóng về nhân lực”.

Việc thu hút nhân tài không chỉ là thu hút những người giỏi về chuyên môn mà còn là thu hút những người có ý tưởng sáng tạo và có thể đóng góp vào sự phát triển của trung tâm. Cũng cần thiết tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn, với các cơ chế chính sách thuận lợi cho môi trường sống.

Ở nhiệm vụ quốc gia và địa phương, TP cần tập trung vào những nhóm nhân sự quản lý khác nhau dựa trên bộ máy đang được định hướng thành lập. Từ nhận thức đến chương trình hành động, và quan trọng là kiếm được “đúng người, đúng việc”, là bài toán không đơn giản.

Dĩ nhiên phải có đi rồi mới tới, và cần có kế hoạch với sự đồng hành cùng với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà thực tiễn trong nước và quốc tế đã có kinh nghiệm.

* Vậy với những điều kiện có sẵn, cần làm gì để TP.HCM nhanh chóng có trung tâm tài chính quốc tế?

– Then chốt nhất trong thời điểm này là nếu làm đúng từ đầu thì việc xây dựng và phát triển sẽ nhanh. Ngược lại nếu sai từ đầu sẽ chậm mà chậm cái này sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác, với nhiều hệ lụy chưa thể lường trước.

Với trung tâm tài chính quốc tế, đây là dự án quan trọng mang tầm quốc gia cạnh tranh ở khu vực và toàn cầu nên các bước đi phải được bài bản và có tầm nhìn vượt ra những không gian, thời gian cố định.

TP.HCM chuẩn bị từ sớm

Tại cuộc họp ngày 2-1 về triển khai kết luận số 47 của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế ở Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thông qua nhiều đề án, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các trung tâm tài chính lớn trên thế giới.

Theo ông Nên, việc thành lập trung tâm tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TP.HCM và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn quốc tế, đồng thời mở rộng cơ hội thực hiện các dự án trọng điểm như đường sắt đô thị, vành đai và hệ thống cảng. Ngoài ra, trung tâm này còn góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và huy động thêm nhiều nguồn lực phát triển.

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM đã được thành lập với 30 thành viên, do Bí thư Nguyễn Văn Nên làm trưởng ban. Đồng thời, một tổ giúp việc do Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi làm tổ trưởng cũng được thành lập để chuẩn bị đề án trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5-2025.

Những trung tâm tài chính hàng đầu châu Á

Phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế: Sứ mệnh quốc gia của TP.HCM - Ảnh 3.

Du khách nước ngoài đi dạo trên đường phố trung tâm TP.HCM vào chiều 3-1-2025 – Ảnh: T.T.D.

Theo xếp hạng Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI) được công bố hồi tháng 9-2024, Hong Kong vừa qua đã vượt Singapore để trở thành trung tâm tài chính hàng đầu châu Á.

Các chuyên gia nhận định lợi thế sở hữu một thị trường chứng khoán mạnh mẽ, với nhiều niêm yết mới, đã giúp nâng cao vị thế để Hong Kong trở thành một trung tâm tài chính hàng đầu trong khu vực.

Theo số liệu vào cuối năm 2021, vốn hóa thị trường chứng khoán Hong Kong là hơn 42.000 tỉ USD, với tổng cộng khoảng 2.500 công ty niêm yết. Tổng doanh thu cổ phiếu của Hong Kong năm 2021 cũng đạt mức cao kỷ lục là 41.000 tỉ HKD (khoảng 5.270 tỉ USD).

Phân tích chỉ ra rằng với sự hội tụ vốn và doanh nghiệp từ cả Trung Quốc đại lục và toàn cầu, cùng với lợi thế có thể tiếp cận qua lại với các thị trường tài chính của Trung Quốc, đã cho phép Hong Kong phát triển thành một thị trường vốn cả chiều sâu và chiều rộng với hoạt động giao dịch tích cực hơn. Qua đó, Hong Kong có vị thế vượt trội hơn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực.

Hong Kong cũng là một trong những trung tâm giao dịch USD lớn nhất thế giới và là trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ lớn nhất ngoài đại lục.

Trong những năm gần đây, tài chính xanh cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc tại Hong Kong. Năm 2021, Hong Kong ghi nhận khoảng 31,3 tỉ USD trái phiếu xanh quốc tế được phát hành, chiếm 1/3 số trái phiếu loại này ở thị trường châu Á.

Về Singapore, trung tâm tài chính này có lợi thế hơn Hong Kong về mặt ngoại hối khi phục vụ cho khu vực ASEAN với nhiều loại tiền tệ.

Dưới thời thủ tướng đầu tiên Lý Quang Diệu, Singapore với vị trí chiến lược trên bản đồ thế giới đã dần chuyển mình từ một trung tâm vận chuyển đến trung tâm tài chính toàn cầu.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu được cho là đã đặt nền móng vững chắc cho thành công trong tương lai của Singapore bằng cách thiết lập một hệ thống tài chính và pháp lý vững chắc, một chính phủ ổn định, cũng như hệ thống giao thông công cộng hiệu quả.

Trong những năm 1980, Singapore chuyển trọng tâm sang tài chính, “mở cửa” cho ngành tài chính với các quy định nhẹ nhàng hơn. Báo Express Tribune nhận định chiến lược nền móng này đã mang lại hiệu quả, khi hiện có 4.200 công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại Singapore. Việc Singapore quy định thuế doanh nghiệp thấp, dao động từ 13,5 – 17%, cũng là yếu tố thu hút các doanh nghiệp đổ về đây.

Bên cạnh đó, sự phát triển trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số tại châu Á, chủ yếu ở Hong Kong và Singapore, cũng đang giúp hai thành phố này duy trì vị thế là hai trung tâm tài chính quan trọng của khu vực.



Nguồn: https://tuoitre.vn/phat-trien-thanh-trung-tam-tai-chinh-quoc-te-su-menh-quoc-gia-cua-tp-hcm-20250104085816216.htm

Cùng chủ đề

Hai nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư

(Dân trí) - Trung ương thống nhất bầu bổ sung Chánh Văn phòng Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị. Ông Trần Lưu Quang được bầu vào Ban Bí thư khóa XIII. Theo thông cáo phát ra của Văn phòng Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 23/1 đã họp, bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư khóa XIII. Theo đó, nhân...

Người dân ‘sợ’ đèn tín hiệu giao thông, CSGT TPHCM thêm hướng dẫn

Trước tình trạng người lưu thông trên đường dường như rất “sợ” đèn tín hiệu giao thông. CSGT TPHCM vừa đưa ra một loạt hướng dẫn cụ thể. Gần đây, không ít người dân khi lưu thông trên đường có cảm giác “sợ” trước đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ dẫn đến việc không tuân thủ, chấp hành đúng các quy định. Ví dụ như biểu thị thời gian đèn tín hiệu còn 5-10 giây, phía trước thông...

Nâng cao vị thế Việt Nam

(NLĐO) - Tổng kết Nghị quyết 18 là đặc biệt hệ trọng; Nâng cao vị thế Việt Nam... là các thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 24-1 ...

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương thay ông Trần Cẩm Tú. ...

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(NLĐO) - Trung ương Đảng bầu bổ sung Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cặp linh vật rắn của tình hữu nghị Việt Nam – Lào

Dù chưa chính thức đón khách, cặp linh vật rắn ở thị trấn biên giới Lao Bảo được nhiều người địa phương trầm trồ, khen ngộ nghĩnh, dễ thương. ...

Nhà ông bà không có WiFi, con không thích về quê ăn Tết

"Vé máy bay tôi đã mua rồi, chỉ còn một ngày nữa là bay về quê. Nhưng đến hôm nay mà hai con gái của tôi vẫn giữ nguyên ý định không về quê ăn Tết". Để các con không ngại khi về quê...

Đón Tết ở nhà giàn DK1

Giữa biển cả mênh mông, những người lính hải quân ở nhà giàn DK1 vẫn ôm đàn ngồi hát, gói bánh chưng và chăm chút cây quất, cành hoa được gửi từ đất liền ra. Vừa đón Tết vui, vừa vững chắc tay súng. ...

Nữ sinh giành giải nhì học sinh giỏi quốc gia tặng người cha liệt sĩ

Người cha hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ khi Cao Diễm Quỳnh đang học lớp 4. Vượt qua cú sốc đầu đời, Quỳnh quyết tâm, nỗ lực để học tập tốt. Giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn địa lý vừa đạt được Quỳnh dành tặng người cha liệt sĩ. ...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

Cùng chuyên mục

Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơn

Để kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp dẫn hơn, rút ngắn thời gian phát hành và niêm yết là một “chìa khoá”. Đó là quan điểm của ông Nghiêm Xuân Huy-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNSC trong trao đổi mới đây với Báo Đầu tư. Chủ tịch, Tổng giám đốc VNSC: Rút ngắn thời gian niêm yết, trái phiếu ra công chúng sẽ hấp dẫn hơnĐể kênh phát hành trái phiếu ra công chúng hấp...

Đón Tết ở nhà giàn DK1

Giữa biển cả mênh mông, những người lính hải quân ở nhà giàn DK1 vẫn ôm đàn ngồi hát, gói bánh chưng và chăm chút cây quất, cành hoa được gửi từ đất liền ra. Vừa đón Tết vui, vừa vững chắc tay súng. ...

Ngân hàng không nghỉ Tết

Nhờ ứng dụng số hóa, nhiều ngân hàng đã hoạt động xuyên lễ, Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Trong đó, ngân hàng số và các điểm giao dịch số đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Quan sát xu hướng thanh toán và các giao dịch ngân hàng trong dịp Tết Ất Tỵ năm nay, tình trạng “xếp hàng rồng rắn” đã không còn,...

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/1: USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/1 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra kêu gọi hạ lãi suất.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

ANTD.VN -  Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc giảm tiền thuê đất có tác động tích cực tới doanh nghiệp, kiến nghị tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất trong năm nay. VCCI đề xuất tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 Bộ Tài...

Mới nhất

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát ‘Biển trời quê hương’

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát 'Biển trời quê hương', tác phẩm mang đến những giai điệu giàu cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người xứ Thanh. Ngay sau khi nhận được bản nhạc Biển trời quê hương - sáng tác mới nhất chào Xuân Ất Tỵ của Tiến sĩ,...

Ngân hàng không nghỉ Tết

Nhờ ứng dụng số hóa, nhiều ngân hàng đã hoạt động xuyên lễ, Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Trong đó, ngân hàng số và các điểm giao dịch số đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Quan sát xu hướng thanh toán và các...

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025. Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), UBND TP Hà Nội đề nghị các...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1