Trang chủNewsNhân quyềnPhát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, cụ thể hoá đường lối của Đảng, nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành.

Cơ sở sản xuất chổi 3S của chị em phụ nữ xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì. (Ảnh: Lê An)
Đời sống kinh tế-xã hội của Xín Mần và Hoàng Su Phì, những huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang đang dần đổi thay nhờ sự nhạy bén, năng động và tinh thần vươn lên thoát nghèo của những thanh niên dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Cơ sở sản xuất chổi 3S của chị em phụ nữ xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì. (Ảnh: Lê An)

Bên cạnh việc huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, hệ thống giao thông, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế…, việc triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm; nâng cao khả năng tiếp cận về giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin kết hợp với các Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi căn bản bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt mục tiêu nêu ra tại Đại hội XIII của Đảng, cần tập trung giải quyết triệt để những khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để các chính sách phát triển kinh tế – xã hội thật sự đi vào cuộc sống.

Nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số

Phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”.

Đây được xem là kim chỉ nam để khai thông các chương trình trình mục tiêu quốc gia đi vào hiệu quả, thực chất đối với đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 bước đầu đã giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm (riêng các huyện nghèo, giảm tỷ lệ nghèo từ 4-5%/năm).

Với việc tập trung đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng, giao thông, điện, đường, trường, trạm, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có sự chuyển biến rõ rệt. Đường bê tông đã được xây dựng về đến hầu hết trung tâm xã vùng cao; các công trình thủy lợi, điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư xây mới, tu sửa; thông tin liên lạc, mạng Internet, mạng viễn thông di động được phủ sóng rộng rãi đến từng thôn, bản vùng dân tộc thiểu số.

Tính đến năm 2023, 100% xã miền núi, vùng dân tộc thiểu số có điện lưới quốc gia; trên 98% xã có điểm liên lạc điện thoại công cộng; hơn 3.000 điểm truy cập viễn thông công cộng cho người dân; mạng điện thoại di động đã phủ sóng khắp vùng dân tộc thiểu số với tỷ lệ phủ sóng mạng di động băng rộng 4G đạt 99,8% tổng dân số.

Điển hình như tỉnh Sơn La, đến năm 2023, đã đầu tư xây dựng 158 công trình nước sinh hoạt tập trung; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 6.162 hộ; 97,55% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 78,49% bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học, trạm y tế xây dựng kiên cố…

Từ nguồn vốn Chương trình 1719 hỗ trợ chuyển đổi nghề đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có thu nhập ổn định. (Ảnh: Phương Nghi)
Từ nguồn vốn Chương trình 1719 hỗ trợ chuyển đổi nghề đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) có thu nhập ổn định. (Ảnh: Phương Nghi)

Y tế, giáo dục vùng dân tộc thiểu số được quan tâm, đầu tư trên cả nước. Đến nay số xã có trạm y tế là 99,4%, trong đó có khoảng 60% trạm y tế xã đặt tiêu chí quốc gia về y tế; 96,12% người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Toàn quốc hiện có 320 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố với 105.818 học sinh; 1.134 trường phổ thông dân tộc bán tru ở 29 tỉnh, thành phố với 250.795 học sinh; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi tới lớp tăng, số học sinh dân tộc thiểu số bỏ học giảm.

Tuy nhiên, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, vẫn còn khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền; tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng dân tộc thiểu số còn thấp, tỷ lệ đói nghèo ở một số vùng sâu, vùng xa còn cao…

Cùng với đó, trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, lao động qua đào tạo thấp; vẫn còn tình trạng một bộ phận dân cư mù chữ hoặc tái mù chữ. Bản sắc văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một, bị đồng hóa. Các vấn đề xã hội mới nảy sinh như: lao động, việc làm và dịch chuyển lao động ra đô thị; lao động xuyên biên giới; hôn nhân qua biên giới, các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, mua bán người,…diễn biến ngày càng phức tạp, đặt ra nhiều nhiệm vụ cần giải quyết về kinh tế – xã hội, văn hóa vùng đồng bào dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách đặc thù

Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới, nhất là xây dựng các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số, cần thực hiện thống nhất, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp quan trọng, mang tính bao trùm với mục tiêu tổng quát nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân.

Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”

Thứ hai, cần có cơ chế đặc thù trong đầu tư, phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm cho các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Trong những năm qua, các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực, tuy nhiên vẫn còn là khu vực nhiều khó khăn nhất.

Để tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu có cơ chế đặc thù trong đầu tư, phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm cho khu vực này; cần xem xét đến những đặc điểm khó khăn, đặc thù của miền núi dân tộc thiểu số, như: địa hình phức tạp, chia cắt, hạ tầng thấp kém…

Đồng thời, Nhà nước cần đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ kết nối giữa các khu vực miền núi, để tạo kết nối liên vùng, thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch, kinh tế cửa khẩu, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Đặc biệt, trong phân bổ vốn đầu tư công, cần ưu tiên hơn cho các địa phương khó khăn, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ ba, tập trung đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác văn hóa, khai thác và phát huy những điểm thuận lợi, tích cực trong phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc phục vụ cho mục đích phát triển. Đây là giải pháp trực tiếp góp phần phát triển kinh tế-xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong đó, tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm bảo đảm sinh kế và thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo. Xây dựng chính sách ưu tiên bảo vệ và bảo đảm việc làm đối với nhóm lao động trong khu vực phi chính thức, nhất là đối với lao động là người dân tộc thiểu số ở nông thôn, lao động di cư tự do làm theo vụ việc, thời vụ tại các vùng đô thị, các vùng kinh tế phát triển nhằm tăng cường tính bền vững việc làm.

Sớm hoàn thành việc đo đạc, phân loại, xác định các ranh giới rừng, đất rừng, nhất là với các nơi còn chồng lấn, tranh chấp. Đẩy mạnh việc thực hiện giao khoán rừng, đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn theo nguyên tắc cùng chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và cùng hưởng lợi.

Đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp gắn với giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiếu đất. Cùng với đó, kết hợp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số với phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Hình thành nên sức mạnh văn hóa trong nội tại các cộng đồng dân tộc để chống lại ảnh hưởng, tác động của văn hóa ngoại lai và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bà con dân tộc Dao đỏ, Cao Bằng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Bà con dân tộc Dao đỏ, Cao Bằng sử dụng điện thoại để tiếp cậm thông tin. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Xử lý tốt các vấn đề trong đời sống văn hóa, tinh thần vùng đồng bào dân tộc như: xóa bỏ từng bước một số tập tục lạc hậu; ngăn ngừa quá trình biến đổi văn hóa gốc làm mất đi giá trị truyền thống; hạn chế quá trình thay đổi tín ngưỡng sang tôn giáo ở một số vùng.

Thứ tư, chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vững mạnh, phát huy nguồn lực tại chỗ trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cấp ủy, tổ chức Đảng cùng với hệ thống chính trị cơ sở có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc, nhất là cán bộ tại chỗ.

Tăng cường và đổi mới công tác dân vận, công tác thông tin, tuyên truyền; kết hợp công tác vận động quần chúng với công tác nghiệp vụ của lực lượng vũ trang, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa lực lượng vũ trang với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân”, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.

Đối với khu vực biên giới, nơi có đông đồng bào có mối quan hệ đồng tộc, đồng tôn với đồng bào các nước bạn, chính quyền địa phương và lực lượng an ninh cần nắm chắc tình hình, quản lý tốt việc đi lại làm ăn, thăm thân, hôn nhân và quản lý lao động qua biên giới. Tăng cường công tác phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, lao động trái phép qua biên giới; trấn áp các loại tội phạm như buôn bán ma túy, mua bán người, xâm phạm an ninh biên giới…

Đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp gắn với giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiếu đất. Cùng với đó, kết hợp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số với phát triển kinh tế, phát triển du lịch. Hình thành nên sức mạnh văn hóa trong nội tại các cộng đồng dân tộc để chống lại ảnh hưởng, tác động của văn hóa ngoại lai và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.





Nguồn: https://baoquocte.vn/phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dan-toc-thieu-so-277572.html

Cùng chủ đề

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động...

3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Cụ thể, tại Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Tại Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. UBND 3 tỉnh Hòa...

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

Đại tướng Phan Văn Giang thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Nam Định

Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân mới Ất Tỵ năm 2025, chiều 18/1, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, chúc Tết tại tỉnh Nam Định. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Bỉ thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái

Bệnh viện Jan Yperman tại Ypres (Bỉ), vừa ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử vận tải y tế khi thực hiện thành công chuyến bay giao mẫu máu bằng máy bay không người lái hoàn toàn tự động.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn...

Mỗi nơi mỗi vẻ, từ dễ thương đến uy nghiêm

Đến thời điểm này, việc tạo hình linh vật rắn của năm 2025 ở các tỉnh miền Tây Nam bộ gần như đã hoàn tất. Cùng là rắn nhưng ở mỗi địa phương có cách tạo hình riêng, từ dễ thương đến uy nghiêm, mạnh mẽ. ...

NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

Chương trình "Ý Đảng lòng dân" kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, NSƯT...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Mới nhất