Trang chủDestinationsThanh HóaPhát triển hạ tầng viễn thông phục vụ chuyển đổi số

Phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ chuyển đổi số


Hạ tầng viễn thông là nền tảng quan trọng để phục vụ hoạt động chuyển đổi số. Hạ tầng viễn thông phát triển tạo điều kiện để người dân sử dụng thuận lợi các dịch vụ viễn thông, thông tin, giải trí và bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ chuyển đổi sốViettel Thanh Hóa lắp đặt thí điểm mạng 5G tại TP Thanh Hóa.

Quan tâm đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng là mục tiêu mà các doanh nghiệp viễn thông, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh đang hướng đến, góp phần đẩy mạnh các hoạt động trên môi trường điện tử trong tiến trình số hóa ở các lĩnh vực.

Hạ tầng viễn thông của VNPT Thanh Hóa đã được đầu tư qua nhiều giai đoạn và đến nay đã phủ rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Mạng thông tin di động băng thông rộng và truy nhập cáp quang băng thông rộng cố định đã phủ đến 559 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Toàn bộ thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin cung cấp Internet di động và Internet cáp quang của VNPT Thanh Hóa được đầu tư lắp đặt tại hơn 1.555 trạm với 1.500 trạm truy nhập quang và gần 1.497 trạm di động. Hạ tầng mạng cáp quang của VNPT Thanh Hóa có hơn 25.000km cáp quang các loại, trong đó hơn 15.000km cáp quang truy nhập, khoảng 9.500km cáp quang trung kế. Năng lực hạ tầng viễn thông của VNPT Thanh Hóa đảm bảo sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Bên cạnh đó, với nguồn lực và thế mạnh công nghệ, MobiFone Thanh Hóa đang tích cực xây dựng nền tảng hạ tầng số, hệ sinh thái số phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. MobiFone Thanh Hóa đầu tư phát triển các trạm phát sóng mới 3G, 4G đến tất cả các khu vực. 549 xã, phường đã được phủ sóng di động của MobiFone với tốc độ truy cập Internet trung bình đạt 19 GB.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel chi nhánh Thanh Hóa cũng dành nguồn lực lớn để đầu tư từng bước hoàn thiện hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số của tỉnh. Hiện tại, Viettel Thanh Hóa đã sở hữu một hạ tầng mạng lưới rộng khắp với trên 4.000 trạm phát sóng, phủ sóng gần 100% dân số của tỉnh. Đặc biệt, với vai trò của một doanh nghiệp quân đội, Viettel Thanh Hóa luôn ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng – an ninh. Hạ tầng viễn thông đã được đặc biệt quan tâm xây dựng, tối ưu, đảm bảo chất lượng dọc tuyến biên giới, biển đảo phục vụ an ninh – quốc phòng; là mạng thông tin vu hồi vững chắc, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa mạng thông tin quân sự; đồng thời mang công nghệ và tri thức khoa học phục vụ đồng bào và chiến sĩ đang ngày đêm bám biển, giữ đất. Sóng của Viettel đã phủ kín cả những địa bàn khó khăn, xa xôi nhất của tỉnh như Bá Thước, Quan Hóa, Mường Lát… Với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”, Viettel Thanh Hóa đã và đang xung kích, đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại địa phương. Phát triển hạ tầng siêu băng rộng đáp ứng nhu cầu internet kết nối vạn vật; ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data)… để phát triển các giải pháp, ứng dụng thúc đẩy nhanh và thành công quá trình chuyển đổi số.

Thanh Hóa luôn quan tâm đến việc đầu tư phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ, thông suốt giữa các cấp ủy, chính quyền các cấp và trong nội bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo các điều kiện để triển khai các nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên toàn tỉnh. Hạ tầng viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mở rộng mạng lưới với công nghệ hiện đại phục vụ đến tất cả các vùng miền, góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân trên địa bàn tỉnh. Đến nay, trên toàn tỉnh có 9.444 trạm BTS được lắp đặt tại 3.823 vị trí (trong đó 2.808 trạm BTS 2G, 3.436 trạm BTS 3G và 3.200 trạm BTS 4G); 46 thiết bị chuyển mạch cố định và 1.156 thiết bị truy nhập Internet cáp quang; phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn, tỷ lệ dân số được phủ sóng thông tin di động đạt 99,7%. Đặc biệt, trong đó mạng băng thông rộng 3G/4G phủ sóng đến 4.354/4.357 đến thôn, bản; mạng băng thông rộng cố định được triển khai đến 4.337/4.357 thôn, bản. Tổng số thuê bao trên toàn tỉnh ước đạt 2.957.000 thuê bao, bằng 100,92% so với kế hoạch được tỉnh giao, mật độ thuê bao điện thoại đạt 80,62 thuê bao/100 dân. Thuê bao Internet trên toàn tỉnh ước đạt 2.360.000 thuê bao; đạt mật độ 64,34 thuê bao/100 dân bằng 118% kế hoạch được tỉnh giao.

Bước đầu, Thanh Hóa đã triển khai thí điểm thành công một số điểm phát sóng 5G trên địa bàn TP Thanh Hóa. Đây là một bước tiến quan trọng, sự chuẩn bị chu đáo của các nhà mạng trong phát triển hạ tầng số làm nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và phục vụ người dân, doanh nghiệp và hoạt động của chính quyền các cấp.

Bài và ảnh: Linh Hương



Nguồn

Cùng chủ đề

Mạng 5G giúp nâng cao năng suất và tối ưu hóa quản lý tài nguyên

Đây là một trong những nội dung của Chỉ thị số 05/CT-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký về các giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng Việt Nam năm 2025 đạt 8% trở lên.Nội dung Chỉ thị 05 nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và...

Một thành phố muốn học sinh THCS chỉ học 5 ngày/tuần

(NLĐO)- TP Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến cho phép học sinh khối Trung học cơ sở nghỉ học thứ 7, triển khai dạy học 5 ngày/tuần ...

10 xu hướng công nghệ trong năm 2025

6. Mạng 5GMạng 5G tiếp tục được triển khai trên toàn cầu, tạo ra một cơ sở hạ tầng kết nối nhanh và đáng tin cậy, có thể cung cấp tốc độ truyền tải và độ trễ thấp...

Thành lập Đảng bộ TP Thanh Hóa sau sáp nhập huyện Đông Sơn

(NLĐO)- Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa sau sáp nhập huyện Đông Sơn có 14 người, ông Lê Anh Xuân được chỉ định giữ chức Bí thư TP Thanh Hóa ...

TP.HCM phủ kín mạng 5G trong năm 2025

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) ngay trong năm 2025. Chiều 22-12, lãnh đạo TP.HCM đã có buổi gặp gỡ các thành viên hội đồng quản lý, thành viên sáng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Toạ đàm trực tuyến: Giải bóng đá nhi đồng cúp báo thanh hóa lần thứ II

26/06/2023 20:00(Baothanhhoa.vn) - Để quý vị và các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về công tác chuẩn bị cho giải Bóng đá Nhi đồng Cúp Báo Thanh Hóa, kính mời quý vị và các bạn cùng đến với chương trình tọa đàm của Báo Thanh Hóa với chủ đề “Giải Bóng đá...BTH Nguồn

Doanh nghiệp chế biến nông sản ”khát” nguyên liệu tại chỗ

Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp với 45.803 ha đất trồng lúa mỗi năm; 50.600 ha rau các loại, sản lượng 580.700 tấn... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào và là lợi thế để tỉnh phát triển ngành chế biến nông, lâm, thủy sản.Sản xuất dứa đóng hộp xuất khẩu tại Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu Nông Sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh...

Bảo đảm các điều kiện tổ chức Giải bóng đá Nhi đồng – Cúp Báo Thanh Hóa lần thứ II

Sáng 16-6, Ban tổ chức Giải bóng đá nhi đồng - Cúp Báo Thanh Hóa lần thứ II - năm 2023 tổ chức hội nghị triển khai công tác chuyên môn, phân công nhiệm vụ và triển khai công tác chuẩn bị cho giải đấu.Hình ảnh tại hội nghịTham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Báo...

Tạm giữ hình sự một đối tượng giết người

Ngày 17-6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tạm giữ hình sự đối với Lê Hữu Thuận (sinh năm 1964, ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) để điều tra, làm rõ hành vi giết người.Đối tượng Lê Hữu Thuận.Trước đó, sáng 16-6-2023 Lê Hữu Thuận gọi điện thoại cho chị L.T.H (sinh năm 1987, ở thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn) yêu cầu xuống nhà mình để giải quyết mâu thuẫn...

Giải Bóng đá Người làm báo Thanh Hóa lần thứ VI

Sau 3 ngày tranh tài, Giải Bóng đá Người làm báo Thanh Hóa lần thứ VI - Cúp Đông Á năm 2023 đã kết thúc thành công tốt đẹp vào chiều 18-6 với loạt trận thi đấu cuối cùng và lễ tổng kết, trao thưởng.Ban Tổ chức trao Cúp vô địch cho đội Chi hội các cơ quan báo chí Trung ương tại Thanh Hóa.Dự lễ bế mạc, tổng kết giải có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất