Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngPhát triển đường thuỷ nội địa

Phát triển đường thuỷ nội địa

Nếu tăng đầu tư cho vận tải đường thủy thêm 2-3%/năm (đạt 5-7% tổng đầu tư cho GTVT) sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn bởi chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp 3 – 5 lần so với vận tải thủy nội địa.

Phát triển đường thuỷ nội địa – giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam

Nếu tăng đầu tư cho vận tải đường thủy thêm 2-3%/năm (đạt 5-7% tổng đầu tư cho GTVT) sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn bởi chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp 3 – 5 lần so với vận tải thủy nội địa.





 TS. Bùi Thiên Thu - GS Đại học Okayama (Nhật Bản), Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
TS. Bùi Thiên Thu – GS Đại học Okayama (Nhật Bản), Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

Thời gian vừa qua, đầu tư từ khu vực công và tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5,7% GDP, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc (6,8% GDP).

Hiện nay toàn quốc có khoảng 595.000 km đường bộ (2.021 km cao tốc), 3.143 km đường sắt, 34 cảng biển với trên 100 km cầu cảng, 1.015 tàu biển với tổng trọng tải 10,7 triệu tấn (đứng thứ 3 trong ASEAN và thứ 27 thế giới); 16 cảng cạn (11 đã công bố, 5 ICD đã quy hoạch thành cảng cạn).

Lĩnh vực đường thủy nội địa hiện có hơn 17.000 km có thể khai thác giao thông vận tải đường thủy nội địa với 310 cảng, hơn 6.000 bến thủy nội địa, 270.000 phương tiện thủy nội địa, gần 3.000 phương tiện chạy ven biển và 352 cơ sở đóng tàu thủy nội địa.

Thực hiện mục tiêu đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, trong năm 2023 và 2024, Việt Nam đã có thêm 312 km đường bộ cao tốc dự kiến đến vào năm 2025 sẽ hoàn thành mục tiêu 3.000 km.

Trong lĩnh vực hàng không, vừa qua, Quốc hội thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Trong lĩnh vực đường thủy nội địa, Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ ngành và địa phương hoàn thành đưa vào khai thác kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ, đang thực hiện ký hiệp định vay vốn Dự án Phát triển các Hành lang đường thủy và Logistics khu vực phía Nam (dự kiến khởi công trong quý III/2025).

Đối với lĩnh vực hàng hải, hiện nay Bộ GTVT và các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư cảng Liên Chiểu, nạo vét nhiều luồng hàng hải quan trọng như: Dự án luồng kênh Cái Tráp, luồng Rạch Giá, Hải Phòng (đoạn Lạch Huyện), luồng Hải Thịnh, Cửa Lò, luồng Đà Nẵng, Sa Kỳ, luồng Soài Rạp, Sài Gòn – Vũng Tàu; luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn sông Hậu; hoàn thành đưa vào khai thác Dự án cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn; hoàn thành thi công, đang thực hiện điều chỉnh dự án 3 gói thầu xây lắp của Dự án nâng cấp tuyến luồng Cái Mép – Thị Vải…

Tắc nghẽn đường vào cảng biển, nguy cơ tăng cao chi phí logistics





Ùn tắc tuyến đường vào cảng Cát Lái – TP.HCM.
Ùn tắc tuyến đường vào cảng Cát Lái – TP.HCM.

Với hiện trạng cơ sở hạ tầng logisitics nêu trên, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tuy nhiên tính kết nối giữa các phương thức vận tải chưa tốt, nhất là giữa các phương thức đường bộ – đường thủy – cảng biển.

Cụ thể, hiện nay trong khi chúng ta hầu như không có tuyến đường sắt kết nối đến cảng biển thì kết nối giữa đường bộ với cảng biển lớn (Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu) đang rất tắc nghẽn, nhất là tại cảng khu cảng Cát Lái – TP.HCM.

Theo một nghiên cứu của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ – USAID: Năm 2021, trung bình có khoảng 16.400 xe tải tới cảng Cát Lái mỗi ngày, xe tải có thể phải chờ đến 3 giờ trước khi tới cổng, gây ùn tắc giao thông dọc tuyến đường kết nối đến cảng. Nếu xếp thành một hàng, 16.400 xe tải đến cảng sẽ trải dài đến 322 km… USAID cũng dự đoán đến năm 2030 lượng container đi qua cảng Cát Lái sẽ tăng gấp đôi”.

Không chỉ riêng khu cảng Cát Lái – TP.HCM, theo dự báo hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam, đến năm 2030 các cảng biển chính được dự báo sẽ tăng gấp đôi lượng hàng hóa thông qua so với thời điểm hiện tại, cụ thể: cảng biển Hải Phòng tăng 2,2 lần (năm 2023 đạt 67,6 triệu tấn, dự báo 2030 đạt 215 triệu tấn); cảng biển Hồ Chí Minh tăng 1,5 lần (năm 2023 đạt 165,4 triệu tấn, dự báo 2030 đạt 253 triệu tấn); cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 2,1 lần (năm 2023 đạt 112,7 triệu tấn, dự báo 2030 đạt 236,9 triệu tấn).

Hiện nay tại Việt Nam, chi phí logistics trung bình ở mức tương đương 16,8 – 17% GDP và vẫn còn ở mức khá cao so với mức bình quân chung của thế giới (khoảng 10,6%), với tốc độ tăng lượng hàng hóa nêu trên, nếu cơ sở hạ tầng logistics và tính kết nối giữa các phương thức vận tải không được cải thiện sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu vận tải, tình trạng tắc nghẽn các tuyến đường dẫn vào cảng biển chính sẽ ngày càng nghiêm trọng, khi đó chi phí logistics có thể tăng cao hơn so với thời điểm hiện tại, nếu không có giải pháp vận tải lâu dài, bền vững.





Vận tải container bằng sà lan - giải pháp giảm ùn tắc tại cảng biển.
Vận tải container bằng sà lan – giải pháp giảm ùn tắc tại cảng biển.

Vận tải thủy nội địa – giải pháp bền vững giảm chi phí logistics

Hiện nay, vận tải chiếm 60% tổng chi phí logistics, do vậy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics đáp ứng nhu cầu vận tải là hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí logistics tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để mở rộng, nâng cấp hạ tầng đường bộ, đường sắt đáp ứng nhu cầu vận tải trong hiện tại cũng như trong giai đoạn đến năm 2030 cần đầu tư ngân sách nhà nước rất lớn (theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cho 5 lĩnh vực vận tải khoảng 2.100 -2.200 nghìn tỷ đồng, trong đó: đường bộ khoảng 900.000 tỷ đồng; đường sắt khoảng 240.000 tỷ đồng).

Trong khi, nước ta được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông, kênh, cùng tuyến vận tải ven biển dọc theo chiều dài đất nước, rất thuận tiện để phát triển vận tải thủy nội địa.

Với ưu thế vận tải khối lượng lớn, giá thành thấp, góp phần giảm chi phí quản lý bảo trì đường bộ, giảm ùn tắc đường bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông, cải thiện ô nhiễm môi trường (IMO thống kê dưới 3% khí thải CO)…, hiện nay vận tải đường thủy nội địa đảm nhận khoảng 20% hàng hóa vận chuyển tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới – WB, tỷ trọng này là rất cao so với mức bình quân của thế giới (tại Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ chỉ đạt khoảng 5-7%).

Nhiều tuyến vận tải đường thủy đang phát huy rất tốt vai trò, góp phần rất lớn trong giảm tải cho đường bộ, như: tuyến vận tải ven biển với sản lượng thông qua gần 100 triệu tấn/năm góp phần hiệu quả giảm tai nạn, ách tắc trên trục đường bộ Bắc – Nam; tuyến vận tải container kết nối cảng biển TP.HCM với cảng biển Cái Mép – Thị Vải với hơn 70% lượng container thông qua cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu được vận tải bằng sà lan.

Đặc biệt, tuyến vận tải thủy quốc tế kết nối hàng hóa giữa Phnom Penh – Campuchia với cảng biển TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu dài hơn 400 km đạt 30 triệu tấn hàng hóa và gần 1,6 triệu lượt hành khách thông qua, riêng hàng container trên tuyến tăng trung bình 20%/năm, đạt hơn 430.000 Teus vào năm 2023.

Bên cạnh đó vận tải container trên các hành lang vận tải thủy nội địa phía Bắc mặc dù thị phần còn thấp nhưng thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực: tuyến Hải Phòng – Bắc Ninh từ 3 chuyến/tuấn vào năm 2018 đến nay đạt 35 chuyến/tuần; tuyến Ninh Bình – Hải Phòng mới triển khai từ đầu năm 2024 đến nay đạt 4 chuyến/tuần.

Từ các phân tích nêu trên, có thể thấy một trong những giải pháp lâu dài, bền vững để giảm chi phí logistics là tăng cường đầu tư, tháo gỡ vướng mắc chính sách để thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện vận tải pha sông biển (VR-SB).

Cần phải nói thêm rằng, đường thủy nội địa là lĩnh vực có tỷ trọng huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước cao (khoảng 82%), tuy nhiên để thúc đẩy đầu tư tư nhân, đầu tư công phải là “vốn mồi” để hoàn thiện hệ thống báo hiệu, hạ tầng luồng chạy tàu, nâng tĩnh không cầu vượt sông…Khi đó tư nhân sẽ đầu tư phát triển đội hình phương tiện thủy hiện đại và hệ thống cảng, bến đáp ứng nhu cầu vận tải, nhất là cảng, bến làm hàng container.

Theo nghiên cứu của WB: “Nếu giảm tỷ trọng đầu tư cho hạ tầng đường bộ 2 – 3%/năm thì sẽ không gây tác động nhiều đến hiệu quả vận tải. Nhưng nếu tăng đầu tư cho vận tải đường thủy thêm 2-3%/năm (đạt khoảng 5-7% tổng đầu tư cho ngành giao thông) thì sẽ tác động tăng trưởng vận tải đường thủy nội địa rất mạnh, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho quốc gia, bởi chi phí trung bình/tấn-km của vận tải đường bộ cao gấp từ 3 đến 5 lần so với vận tải bằng đường thủy nội địa”.

Ngoài việc tăng ngân sách đầu tư cho hạ tầng đường thủy nội địa, một số chính sách cũng cần được quan tâm tháo gỡ để phát triển đường thủy nội địa, gồm: bổ sung cầu, bến dành riêng cho phương tiện thủy nội địa tại cảng biển, cảng cạn (có thể đưa vào điều kiện khi đầu tư, công bố); đối với các tỉnh, thành đang bị ùn tắc nghiêm trọng các tuyến đường vào cảng (như TP.HCM), cần có chính sách miễn, giảm để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Trên thực tế hiện đã có TP. Hải Phòng và TP.HCM giảm 50% phí sử dụng hạ tầng cảng biển đối với hàng được vận chuyển bằng đường thủy, đặc biệt TP.HCM miễn 100% phí hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa vận chuyển bằng sà lan trên tuyến đường thủy Hiệp định Việt Nam – Campuchia.

Ngoài ra các địa phương cũng có thể nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải thủy khi thực hiện vận chuyển hàng bằng sà lan đi, đến cảng biển nằm trên địa bàn quản lý của địa phương, tương tự như chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi, đến cảng như các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ AnThừa Thiên Huế đã thực hiện.

Theo đó, tại cảng Chân Mây – Thừa Thiên Huế, hãng tàu biển/đại lý hãng tàu thực hiện trả hàng hoặc bốc hàng tại cảng Chân Mây theo tuyến với tần suất tối thiểu hai chuyến cập cảng mỗi tháng, áp dụng mức hỗ trợ 210.000.000 đồng/chuyến cập cảng.

Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bằng container đi/đến cảng Chân Mây (trừ hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh), áp dụng mức hỗ trợ đối với container 20 feet là 800.000 đồng/container; đối với container 40 feet là 1.100.000 đồng/container”.

Đồng thời với việc tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và triển khai các giải pháp tháo gỡ thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nêu trên, các giải pháp thu hút nguồn vốn từ thành phần kinh tế tư nhân cần được quan tâm hơn nữa để tăng cường tính kết nối giữa các phương thức vận tải nhằm đạt được mục tiêu giảm chi phí logistics ngang bằng với mức trung bình của thế giới, từ đó tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.





Nguồn: https://baodautu.vn/phat-trien-duong-thuy-noi-dia—giai-phap-keo-giam-ben-vung-chi-phi-logistics-viet-nam-d233076.html

Cùng chủ đề

Tiết kiệm ngàn tỉ đồng với ‘cửa khẩu thông minh’

'Cửa khẩu thông minh' sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm từ 30 - 40% chi phí thông quan, chi phí bến bãi, vận chuyển... - Việc xuất nhập khẩu theo mô hình truyền thống đã tiệm cận hiệu suất thông quan tối đa tại...

Tiếp tục tìm giải pháp giảm chi phí logistics

Mặc dù đang chịu tác động từ biến đổi khí hậu và xung đột chính trị toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn tiếp tục cải thiện chi phí logistics, đưa ngành này phát triển. Mặc dù đang chịu tác động từ biến đổi khí hậu và xung đột chính trị toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn tiếp tục cải thiện chi phí logistics, đưa ngành này phát triển. ...

Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao

Việc cước tàu biển tiếp tục neo cao khiến doanh nghiệp gặp khó, đặc biệt là dịp cuối năm khi các đơn hàng đáp ứng cho mùa lễ, Tết gia tăng. Theo dữ liệu của Công ty Tư vấn hàng hải Drewry, giữa tháng 7/2024, mức cước vận tải giao ngay của một container hàng hóa 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến New...

Cảng Cát Lát trả cổ tức năm 2023, tỷ lệ 26% bằng tiền

Với tỷ suất sinh lời cao, doanh nghiệp ngành cảng thường xuyên thanh toán cổ tức ở mức cao. Cổ đông Cảng Cát Lái sẽ nhận cổ tức chi trả vào ngày 16/9/2024. Công ty cổ phần Cảng Cát Lái (mã CLL, HoSE) thông báo 4/9/2024 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để thực hiện trả cổ tức năm...

Doanh nghiệp tạm nhập tái xuất oằn lưng với phí cảng biển, đường bộ

TP.HCM: Doanh nghiệp tạm nhập tái xuất oằn lưng với phí cảng biển, đường bộDự án BOT Phú Hữu TP.Thủ Đức chuẩn bị thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM thừa nhận doanh nghiệp có hàng hóa tạm nhập tái xuất sẽ oằn lưng. Theo Sở giao thông - Vận tải TP.HCM, hiện nay, dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đìnhTết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình,...

Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải...

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và...

Những thiên thần đến sau hành trình 12 năm

Tết là dịp để đoàn viên, là thời khắc để mọi người sum vầy bên gia đình, nhưng với mỗi người, mỗi gia đình, Tết lại mang những ý nghĩa khác nhau. Tết là dịp để đoàn viên, là thời khắc để mọi người sum vầy bên gia đình, nhưng với mỗi người, mỗi gia đình, Tết lại mang những ý nghĩa khác nhau. Đặc...

Ngộ độc rượu gia tăng dịp Tết và những lưu ý cần biết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tình trạng ngộ độc rượu lại trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, tình trạng ngộ độc rượu lại trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vào những ngày cuối năm, khi các bữa tiệc liên hoan, hội họp và tổng kết diễn ra dày đặc, nguy cơ ngộ...

Bài đọc nhiều

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV tiếp tục lan tỏa với hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Quảng Nam chỉ đạo “nóng” về dự án đường vành đai gần 500 tỷ đồng

Báo Kinh tế và Đô thị từng phản ánh, dự án đường vành đai phía Bắc tỉnh Quảng Nam dù đã khởi công nhưng trải qua nhiều tháng vẫn chưa có động thái thi công. Chủ đầu tư là UBND thị xã Điện Bàn không ít lần tổ chức họp để đôn đốc nhưng tiến độ trên công trường vẫn chưa chuyển biến tích cực. Trong đó, dự án cần ưu tiên hoàn thành đoạn từ tuyến đường ĐH12.ĐB...

‘Làn sóng’ trả lại mặt bằng thuê đang quay trở lại các tuyến phố lớn của TP.HCM

"Làn sóng" trả mặt bằng, thu hẹp diện tích kinh doanh xuất hiện từ giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, việc trả mặt bằng lại đến từ các lý do liên quan đến kinh tế như doanh thu giảm, chi phí đầu vào tăng, chi phí nhân công tăng, các...

Thay đổi cơ chế và siết chặt quản lý

Vấn nạn sử dụng sai phép đất nông nghiệp Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng - đô thị trên địa bàn Hà Nội luôn được các cấp chính quyền đặc biệt chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng sai phạm trong sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp công ích vẫn diễn ra với chiều hướng phức tạp, khó...

Sự thật lời mời gọi “nhà đất ngộp” cần bán

Chiêu trò rao bán nhà đất "ngộp" rồi lừa đi mua đất nền vùng ven dù không mới nhưng lại đang nở rộ những ngày cận Tết ...

Cùng chuyên mục

Thông tin mới về dự án của Vingroup, Sunshine ở huyện Đan Phượng

(Dân trí) - Dự án Green City của Tập đoàn Vingroup có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Đan Phượng (TP Hà Nội). UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 461 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng.Nội dung Quyết định 461 là phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Đan Phượng gồm danh mục 106 dự án với tổng diện tích gần 1.371ha. Trong...

Gia Lai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025

UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai giao cho các sở, ngành triển khai xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị đánh giá thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải...

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và...

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Dự án có diện tích lập quy...

Hà Nội giao 6,4ha đất tại Long Biên cho doanh nghiệp làm dự án sân golf

(Dân trí) - Khu đất này gồm 3.891m2 đất quốc phòng và hơn 6ha đất nông nghiệp đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 458/2025 về việc cho Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên thuê 64.562m2 đất (đợt 2) tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng sân golf và dịch vụ Long Biên - hạng mục phụ trợ khu biệt...

Mới nhất

Quất Tết Hội An thắng lớn, nhiều nhà vườn đã bán hết ‘sạch sành sanh’

Nhiều nhà vườn ở vựa quất lớn nhất TP Hội An, Quảng Nam đã bán hết sạch, một mùa quất Tết theo họ là thắng lớn. ...

3 món ăn sáng tưởng tốt cho sức khỏe lại khiến đường huyết tăng vọt nếu ăn kiểu này

Ăn sáng đúng cách giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng trong cả ngày cũng như hỗ trợ các chức năng của cơ thể được trơn tru. Tuy nhiên, ăn sáng với những thực...

Hà Nội triển khai 4 đợt phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND về phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, hướng tới chào mừng Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ TP Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng... Kế hoạch đề ra một...

Sức hút của du lịch Bình Thuận dịp Tết Nguyên đán

Chuỗi hoạt động du lịch sôi động trong dịp Tết năm nay cùng với sự ra đời của Phố ẩm thực đêm Phan Thiết… là tín hiệu khởi sắc ngay từ đầu năm mới; tạo sinh khí mới để ngành du lịch bứt phá.Khách quốc tế tăng, du lịch Bình Thuận dồn sức vào mùa cao điểm cuối nămBình...

Năm 2025, Meta chi tới 65 tỷ USD cho AI

CEO Mark Zuckerberg cho biết Meta dự định chi tối đa 65 tỷ USD trong năm nay để mở rộng hạ tầng AI, củng cố vị thế so với đối thủ OpenAI và Google. Theo Mark Zuckerberg, một phần của số tiền dùng để tuyển dụng các vị trí liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và xây dựng...

Mới nhất