Trang chủDi sảnPhát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn...

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản.

Lễ hội vía bà chúa Xứ Núi Sam năm 2024. (Nguồn: TTXVN)
Lễ hội vía bà chúa Xứ Núi Sam năm 2024. (Nguồn: TTXVN)

Du lịch văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch nổi bật ở nước ta.

Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; đồng thời góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản.

Đa dạng điểm đến, trải nghiệm

Với khoảng trên 41.000 di tích lịch sử, văn hóa, 9.000 lễ hội trong cả nước, du lịch Việt Nam có thế mạnh nổi trội để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa, trong đó có du lịch văn hóa tâm linh.

Theo Tiến sỹ Lê Thị Khánh Ly (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), du lịch văn hóa tâm linh là hình thức du lịch dựa trên cơ sở khám phá văn hóa, tín ngưỡng, không chỉ mang lại cho du khách những trải nghiệm mới lạ về một vùng đất mà còn chứa đựng nhiều giá trị, trải nghiệm tinh thần thiêng liêng.

Hiện du lịch tâm linh ở Việt Nam phát triển theo hai hình thức chủ yếu là du lịch tâm linh gắn liền với đức tin và tôn giáo; du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Ngoài ra, còn có các hình thức như du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ, thể hiện sự tri ân báo hiếu.

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là thành phố đa văn hóa, đa sắc màu các dân tộc, trên địa bàn có khá nhiều điểm đến du lịch văn hóa tâm linh.

Tiêu biểu như chùa Ngọc Hoàng ở Quận 1 được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, cổ kính nhuốm màu thời gian và sự linh thiêng.

ttxvn-nha-tho-duc-ba.jpg
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là địa điểm được người dân Thành phố ưa thích trong đêm Giáng sinh. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Cùng ở Quận 1 có Nhà thờ Đức Bà kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu, là điểm đến tham quan của hầu hết du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoặc Nhà thờ Tân Định (Quận 3) mang “tấm áo” màu hồng đặc trưng, thu hút du khách trong và ngoài nước ghé thăm, chiêm ngưỡng, thực hành tôn giáo.

Cùng ở Đông Nam Bộ, du lịch văn hóa tâm linh là sản phẩm du lịch mũi nhọn được tỉnh Tây Ninh quan tâm phát triển, thu hút du khách trong những năm gần đây.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh Trần Thị Huy Hoàng thông tin các điểm đến trọng điểm như Khu Du lịch Quốc gia núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài, hồ Dầu Tiếng đang tạo nên hệ sinh thái du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh của du khách đến Tây Ninh.

Trong số đó, Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen với hệ thống chùa Bà và các công trình tâm linh kỳ vĩ ở độ cao 986m trên đỉnh núi đã đưa nơi đây trở thành điểm đến văn hóa, tâm linh đặc sắc bậc nhất khu vực Đông Nam Bộ.

Không những thế, tại quần thể khu du lịch này hằng năm còn có rất nhiều lễ, hội gắn với tín ngưỡng, văn hóa tâm linh như lễ vía Đức Phật Di Lặc, hội Xuân Núi Bà Đen, lễ hội truyền thống động Kim Quang, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, lễ Phật đản, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, lễ Vu lan báo hiếu, lễ hội Rằm Trung Thu.

Thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang có điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi bật là Di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc.

Cùng với đó, cuối năm 2024 vừa qua, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của di sản trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân An Giang, trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ, đồng thời là sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch trải nghiệm thu hút đông đảo du khách.

Gắn kết với bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóa

Đại diện nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành đều cho rằng dịp Tết đến, Xuân về hoặc thời điểm tại các di tích, di sản có lễ hội, các hoạt động thực hành tín ngưỡng, tôn giáo, rất nhiều du khách chọn điểm đến tâm linh, vừa kết hợp chiêm bái, tham quan và thực hiện các hoạt động tâm linh, thành tâm mong muốn mọi người, mọi nhà bình an, hạnh phúc.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nơi vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để phát huy hiệu quả giá trị của di tích, di sản, vừa phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống người dân tại khu vực điểm đến.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng nhu cầu du lịch tâm linh đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh phát triển.

Tuy nhiên, việc khai thác loại hình du lịch sao cho hiệu quả và bền vững, góp phần mang lại lợi ích cho địa phương, tăng thu nhập cho người dân, phát huy giá trị di tích là những vấn đề không đơn giản, đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của di sản, đồng thời tăng cường kết nối nhiều điểm đến, tạo các tour du lịch chuyên đề để du khách có cơ hội tìm hiểu sâu hơn giá trị của di tích, di sản gắn với thực hành các nghi thức văn hóa tâm linh, tín ngưỡng được xem là giải pháp phù hợp.

Thạc sỹ Vũ Văn Đạt (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) phân tích du lịch văn hóa tâm linh thường gắn với những không gian văn hóa có yếu tố linh thiêng. Ở đó, du khách tham quan, cúng tế, cầu nguyện, thiền, chiêm bái, tham gia lễ hội… Do đó để phát triển loại hình du lịch này, các địa phương cần tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác nhiều tour du lịch văn hóa tâm linh, xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với văn hóa tâm linh. Đặc biệt, cần tăng cường kết hợp du lịch văn hóa tâm linh với các loại hình khác như du lịch sinh thái, homestay, du lịch ẩm thực… để chuyến tham quan, trải nghiệm của du khách thêm hấp dẫn.

Ngoài ra, ban quản lý các di tích, ban tổ chức lễ hội, chính quyền và dân cư địa phương xác định rõ tiềm năng, thế mạnh, tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ trợ phù hợp cho du khách khi đến điểm du lịch văn hóa tâm linh.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của cộng đồng dân cư, thực hiện tốt các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền ý thức về giá trị di sản, di tích gắn với quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong tham gia cung ứng dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh, thực hiện ứng xử văn minh, kinh doanh các dịch vụ một cách có văn hóa, lành mạnh.

Từ góc độ địa phương, phát triển du lịch tâm linh gắn bảo tồn di sản, qua đó thiết thực phát triển những ngành công nghiệp văn hóa có ưu thế, từng địa phương có các giải pháp phù hợp.

ttxvn-nui-ba-den.jpg
Ga cáp treo đưa du khách lên đỉnh núi Bà Đen dịp tết Dương lịch 2025. (Ảnh: Minh Phú/TTXVN)

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, tỉnh đẩy mạnh nâng cao các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới; tăng cường xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Tây Ninh.

Tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị phục vụ Khu Du lịch Quốc gia núi Bà Đen, khu tham quan chuyên đề, nghỉ dưỡng trên núi, thu hút du khách đến và trải nghiệm nhiều hơn, qua đó phát huy, lan tỏa giá trị của điểm đến du lịch, trong đó có du lịch văn hóa tâm linh.

Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho hay một trong những điểm đến nổi bật ở địa phương là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, đồng thời gắn với di tích lịch sử, văn hóa này là Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mới được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là niềm tự hào, tạo nhiều cơ hội, song cũng đặt ra trách nhiệm bảo tồn di sản, lan tỏa bản sắc văn hóa.

Thời gian tới, An Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch tập trung vào các khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng là Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam-Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Khu Du lịch Núi Cấm-rừng tràm Trà Sư, Khu Du lịch Mỹ Hòa Hưng-cồn Phó Ba và Khu Di tích Văn hóa Óc Eo-Ba Thê.

Tỉnh cũng tăng cường phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao, trong đó có các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn trải nghiệm, tôn vinh giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, di sản, góp phần phát triển hiệu quả công nghiệp văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-du-lich-van-hoa-tam-linh-gan-voi-bao-ton-di-san-post1007256.vnp

Cùng chủ đề

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2025

Sáng ngày 3/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban đầu năm 2025 với 10 nhiệm vụ trọng tâm. Tham dự buổi họp đầu năm có lãnh đạo các Tổng cục, cục, vụ, đơn vị chức năng, đơn vị sự nghiệp của Bộ Công Thương. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của...

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 03/02/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan UBDT nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ.Sáng 3/2/2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và trao Quyết định kết nạp "Lớp đảng viên 95 năm" với...

Nhặt được ví có hơn 400 triệu, người phụ nữ nộp công an trả lại cho chủ nhân

Người phụ nữ đang đi trên đường tình cờ nhặt được chiếc ví bên trong có tiền và vàng trị giá hơn 400 triệu đồng. Tài sản sau đó được trả lại cho chủ nhân ở Ninh Thuận. Thông qua hệ thống thông tin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, chúc Tết Văn phòng Trung ương Đảng

Tổng Bí thư đề nghị, Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy truyền thống đoàn kết, phấn đấu đạt được các mục tiêu đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao hơn. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ năm 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm...

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và khai hội Đền Hai Bà Trưng năm 2025 được tổ chức trọng thể sáng 3/2 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng (Hà Nội).Lễ hội Đền Hai Bà Trưng lần đầu tiên được tái hiện bằng công nghệ 3D MappingDi sản tinh thần vô giá của hai vị nữ Anh hùng dân tộc Hai Bà TrưngHội Phết Hiền Quan: Tri...

Du lịch Việt Nam “bội thu” sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày

Sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ dài 9 ngày, cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng, tăng so với 3 địa phương của năm 2024. Ngành du lịch ước đón 12,5 triệu lượt khách nội địa.Khách quốc tế đến Thủ đô Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng cao Các điểm du lịch, khu di tích tại Hà Nội thu hút người dân du Xuân mùng 3 TếtNhiều du...

Thái Bình: Các điểm du lịch tâm linh đón lượng khách lớn đến chiêm bái

Tại các địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền Trần, chùa Keo, đền Tiên La, đền A Sào... ngay từ mùng 1 Tết đã có rất đông người dân và du khách đến dâng hương, cầu nguyện.Du khách đến Lâm Đồng thăm quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025Nhiều gia đình Việt chọn hành trình du Xuân xuyên Tết đầu năm Ất Tỵ Cửa khẩu Móng Cái đón hơn 12.000 lượt du khách nhập...

Cảnh sát dùng xe đặc chủng đưa cháu bé bị sốt co giật đi cấp cứu kịp thời

Nhận thấy cháu bé đang trong tình trạng nguy kịch, Thiếu tá Lê Tùng Lâm và Phan Viết Trường đã sử dụng xe đặc chủng đưa cháu bé đến Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, để cấp cứu. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Cục Cảnh sát giao thông cho biết, hồi 16 giờ 52 phút ngày 2/2, Tổ công tác Đội 1, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Cảnh sát...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Thể thao Người khuyết tật Việt Nam hướng đến mục tiêu nâng tầm quốc tế

Nhiều năm qua, vị thế của Thể thao Người khuyết tật Việt Nam không ngừng được khẳng định trên đấu trường khu vực và châu lục. ...

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. ...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. ...

Mới nhất