Trang chủNewsThời sựPhát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng...

Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại

Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự tiến trình hiện đại…

Mốc son quan trọng cho sự phát triển của tỉnh và bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương vừa được Quốc hội thông qua ngày 30/11 là thành quả có ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế.

Đây là một mốc son, là dấu ấn quan trọng mang tính lịch sử, không chỉ cho sự phát triển của tỉnh mà còn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa và lịch sử đặc trưng của Huế.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 1.

Cầu Phú Xuân và TP Huế nhìn từ bờ Nam sang bờ Bắc sông Hương.

Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của nhân dân, các trí thức, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các chuyên gia, các Ban, Bộ ngành Trung ương.

Đề án đầy đủ những căn cứ pháp lý, chính trị, thực tiễn và điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng Đề án với phương án mô hình đô thị nhằm sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp một cách hợp lý và đã đạt được sự đồng thuận cao.

“Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng định hướng, chỉ đạo, quan điểm, tư tưởng của Bộ Chính trị, sẽ tạo ra ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho Huế phát triển mà còn tạo điều kiện cho Huế khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh về vị trí, di sản, văn hóa và đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước, tạo ra những vận hội mới để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược của địa phương, vùng và quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Đồng thời, sẽ giúp TP Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”, ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 2.

Cầu Trường Tiền, Cồn Hến và một góc đô thị TP Huế nhìn từ trên cao.

Đây cũng là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịchy tế chuyên sâu đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra.

Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương đã được Quốc hội thông qua, các bước tiếp theo sẽ tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết này. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai Nghị quyết.

Di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại

Theo ông Nguyễn Văn Phương, khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới sẽ là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức sẽ phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 3.

Du khách vào tham quan Đại Nội Huế.

“Trong quá trình xây dựng đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp bộ máy, nhân sự, việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ và đảm bảo theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Người đứng đầu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết, để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng một trong những thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị.

Huế – định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương; phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống…

Quá trình phát triển của Huế luôn phải cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 4.

TP Huế nhìn từ bờ Bắc sang bờ Nam sông Hương.

“Một câu chuyện cụ thể là trong các cuộc họp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cơ quan liên quan, có rất nhiều ý kiến khác nhau về cách thức phát triển mà không làm tổn hại đến giá trị văn hóa của thành phố, có những đề xuất đầu tư dự án lớn, nhưng nhiều lo ngại sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các di tích và cảnh quan môi trường.

Vì vậy, Huế sẽ luôn đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, song luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa – mặc dù điều này có ảnh hưởng làm hạn chế một phần đến việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh…

Câu chuyện về Thừa Thiên Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại”, ông Nguyễn Văn Phương chia sẻ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhấn mạnh, trong quá trình phát triển, tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển đô thị.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 5.

Cầu vượt sông Hương thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, TP Huế đang thi công.

Theo đó, quá trình xây dựng định hướng phát triển các quy hoạch có liên quan đã định hình và xác định rõ các không gian phát triển, phân định rõ khu vực dồn nén đô thị, không gian bảo vệ cảnh quan, không gian bảo vệ di sản và các khu vực tập trung phát triển các khu chức năng.

Với các bài toán quy hoạch cụ thể đã xây dựng được các khu vực không gian đô thị không làm ảnh hưởng đến các khu vực có di tích, việc này nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Trên cơ sở định hình về phương án quy hoạch và kịch bản phát triển, tỉnh đã huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại.

Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, kết nối, tạo không gian, động lực phát triển mới như: Tuyến đường bộ ven biển, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Vành đai 3; Tập trung hoàn thành Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I Kinh thành Huế, các dự án chỉnh trang đô thị…

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 6.

Công trình cầu qua cửa Thuận An thuộc dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế đang thi công.

Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch – công nghiệp – nông nghiệp phù hợp với các lợi thế của địa phương; trong đó, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương…

Đối với công tác bảo tồn di sản, tập trung đầu tư một số công trình dự án trùng tu, bảo tồn di tích Cố đô Huế, di tích xuống cấp nghiêm trọng; tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống; tăng cường hợp tác với tổ chức quốc tế và chuyên gia để áp dụng các phương pháp bảo tồn tiên tiến. Chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp văn hóa nhằm thu hút khách du lịch mà không làm tổn hại đến các di sản.

Các chương trình giáo dục cộng đồng về bảo tồn văn hóa đã được triển khai và tiếp tục tăng cường hơn nữa nhằm nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của di sản và cách thức bảo tồn.

TP Huế trực thuộc Trung ương: Phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và hạ tầng hiện đại- Ảnh 7.

Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Nhờ vào các giải pháp này, Huế sẽ không chỉ bảo tồn được giá trị văn hóa mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra một mô hình phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống.

Ngày 30/11, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương, Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023 – 2025.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển Huế theo hướng trở thành đô thị hiện đại, văn minh, thân thiện, tỉnh sẽ ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư cho mục tiêu bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế – con người Huế một cách bền vững, theo hướng “bảo tồn đi liền với phát triển”.

Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và thân thiện để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển bền vững; khai thác các giá trị văn hóa, di sản để phát triển du lịch dịch vụ. Ưu tiên nguồn lực địa phương và huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện công tác bảo tồn di sản, công nghiệp văn hóa, tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa nghệ thuật có quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tp-hue-truc-thuoc-trung-uong-phat-trien-dong-bo-giua-bao-ton-di-san-va-ha-tang-hien-dai-192241201075116297.htm

Cùng chủ đề

Người nghèo rưng rưng về quê ăn Tết trên chuyến xe 0 đồng

Những người nghèo Quảng Ngãi tha hương cầu thực ở các tỉnh, thành phía Nam được các mạnh thường quân hỗ trợ vé xe 0 đồng về quê ăn Tết, sum vầy cùng gia đình. Chủ tịch Hội đồng hương huyện Nghĩa Hành tại TP.HCM Huỳnh Kim Tuấn chia sẻ, theo thống kê của hội, số lượng người dân huyện nhà rời quê đi làm ăn xa lên đến hàng chục nghìn người, mỗi dịp Tết đến xuân về,...

Dự án nâng tĩnh không 11 cầu ở Đồng bằng sông Cửu Long giờ ra sao?

Dự án nâng cao tĩnh không 11 cầu đường bộ khu vực phía Nam khi hoàn thành sẽ là động lực lớn góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ...

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trong cộng đồng Pháp ngữ

Sáng 21/1, tại TP Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. ...

Tân giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng là ai?

Đại tá Trần Văn Dương, Phó giám đốc Công an TP Cần thơ được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. ...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường vào kỷ nguyên mới

Để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, hạ tầng giao thông chính là con đường, là điểm tựa vững chắc. ...

Sân bay Tân Sơn Nhất đông từ rạng sáng

Từ 3h sáng 25 Tết, khoảng 12.000 khách đến sân bay Tân Sơn Nhất để về quê đón Tết. ...

Người nghèo rưng rưng về quê ăn Tết trên chuyến xe 0 đồng

Những người nghèo Quảng Ngãi tha hương cầu thực ở các tỉnh, thành phía Nam được các mạnh thường quân hỗ trợ vé xe 0 đồng về quê ăn Tết, sum vầy cùng gia đình. Chủ tịch Hội đồng hương huyện Nghĩa Hành tại TP.HCM Huỳnh Kim Tuấn chia sẻ, theo thống kê của hội, số lượng người dân huyện nhà rời quê đi làm ăn xa lên đến hàng chục nghìn người, mỗi dịp Tết đến xuân về,...

Metro Hà Nội đặt mục tiêu phục vụ hơn 19 triệu hành khách năm 2025

Đây là thông tin được Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông tin tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 diễn ra hôm nay (23/1). ...

91 cán bộ sở nông nghiệp Hà Tĩnh cùng xin nghỉ hưu trước tuổi

91 cán bộ thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã làm đơn xin nghỉ việc để tạo điều kiện thuận lợi tinh gọn bộ máy. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Kiểm tra đảm bảo điện khối truyền tải dịp Tết

Sáng ngày 24/1, đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đến làm việc, kiểm tra công tác cấp điện dịp Tết Nguyên đán và mùa khô 2025 tại một số đơn vị truyền tải. ...

Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã vận động, cùng hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với 7.894.249 suất quà, trị giá trên 4.742 tỷ đồng. ...

Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025. Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), UBND TP Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn thành phố treo cờ Tổ quốc...

Việt Nam có thể làm chủ công nghệ về đường sắt tốc độ cao!

Để tránh “đẽo cày giữa đường” với đường sắt tốc độ cao cần phân tích, đánh giá toàn diện, khoa học, bài bản và then chốt “nút thắt” từ công nghệ! Việt Nam có thể làm chủ công nghệ! Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD được xem là dự án đầu tư công lớn nhất trong lịch sử đất nước, có vai...

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Mới nhất

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng...

Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên

Trưa ngày 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp năm 2024), tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và Chương trình “Chuyến xe yêu thương” Xuân Ất Tỵ 2025. Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương”Trưa ngày...

Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã vận động, cùng hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với 7.894.249 suất quà, trị giá trên 4.742 tỷ đồng. ...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát ‘Biển trời quê hương’

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát 'Biển trời quê hương', tác phẩm mang đến những giai điệu giàu cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người xứ Thanh. Ngay sau khi nhận được bản nhạc Biển trời quê hương - sáng tác mới nhất chào Xuân Ất Tỵ của Tiến sĩ,...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1