Trang chủNewsNhân quyềnPhát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu...

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng


Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu khai mạc Diễn đàn – Ảnh: báo Xây dựng

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Tường Văn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh: Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – phát triển kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được kỳ vọng là cơ hội tập hợp những phân tích, báo cáo, nhận định chuyên sâu, đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật và kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; nêu lên thực trạng, những thách thức cũng như cơ hội khu vực này để góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với toàn bộ các tỉnh phía Nam.

Nội dung chính Diễn đàn với 04 chuyên đề chính gồm: (1) Thực trạng phát triển Hạ tầng kỹ thuật và kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (2) Tiềm năng, cơ hội; (3)Thách thức phát triển (4) Động lực mới phát triển Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia đặt ra vấn đề, nêu thực trạng, khó khăn, đề ra giải pháp để xây dựng hạ tầng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển kinh tế.

Cần năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương, cho rằngvùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với những bất lợi như: Nguồn nước phù sa đang suy giảm, ô nhiễm, bất thường; hạ tầng kết nối không đồng bộ, kém phát triển, khó liên kết (nội vùng và liên vùng); điều kiện phát triển công nghiệp – đô thị ít thuận lợi, nền đất yếu, khoáng sản ít, khó làm thủy điện… Để phát triển bền vững, vùng cần những năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới.

Xây dựng hạ tầng cần tính đến bảo tồn để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, xứng tầm. Cần tầm nhìn dựa trên hai giải pháp chiến lược chính: Quản lý thách thức và tạo giá trị. Phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững; hình thành các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn tài nguyên, hệ sinh thái…

Cho rằng việc phát triển hệ thống hạ tầng đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải đối mặt với một số thách thức trong thời gian tới, ông Tạ Quang Vinh – Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng)đề xuất, để phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả hơn, trước hết, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, phù hợp với thông hệ quốc tế.

Các bộ, ngành và địa phương cần tổ chức quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, chú ý nâng cao chất lượng nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm tính đồng bộ chung của hệ thống hạ tầng vùng, liên vùng và hạ tầng các đô thị…

Cần đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trong đó tập trung vào kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Đồng thời, thực hiện các giải pháp trữ nước, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo an toàn nước sạch trong vùng.

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng - Ảnh 2.

Toàn cảnh Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long” – Ảnh: báo Xây dựng

Đề cập đến ngập lụt đô thị như một trong những thách thức các đô thị đối mặt là, TS. Patric Rolf Schlager – Trưởng nhóm đô thị và hạ tầng (Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Tổ chức Hợp tác phát triển Đức – GIZ) đánh giá, tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tổn thất kinh tế do ngập lụt là 60 triệu USD. Nguyên nhân được vị chuyên gia này chỉ ra là: Tốc độ phát triển đô thị nhanh, thiếu kiểm soát làm hạn chế sự thẩm thấu nước. Hệ thống thoát nước công suất không đủ lớn, hạ tầng thoát nước chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu. Sụt lún đất ở đô thị rất cao do khai thác nước ngầm, trung bình khoảng 1 cm/năm. Quản lý lưu vực sông thiếu sự điều phối, khai thác cát quá mức khiến sụt lún đất tăng, dẫn đến ngập lụt và sạt lở khu vực đô thị tăng…

TS. Schlager đề xuất ứng dụng mô hình thành phố bọt biển với hệ thống thoát nước mưa theo hướng bền vững, mô phỏng tuần hoàn nước một cách tự nhiên nhất. Thời gian qua, GIZ đã hợp tác cùng Bộ Xây dựng hỗ trợ xây dựng hệ thống thoát nước đô thị cho TP.Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và đang nhân rộng ra các tỉnh thành khác trong vùng.

TS. Schlager lưu ý các địa phương cần quy hoạch tỉnh theo quy hoạch vùng, đồng thời lồng ghép phòng chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. GIZ sẽ hỗ trợ các tỉnh xây dựng Đề án chống ngập đô thị; quy định quản lý thoát nước địa phương; lộ trình giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải; thí điểm hệ thống thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững…

Huy động vốn ngoài ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng

Tham dự Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính – Tiền tệ Quốc gia; Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, đề cập đến vấn đề huy động vốn cho phát triển.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 – 2025, được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước 90 nghìn tỷ đồng, với 11 dự án thành phần. Nhưng nguồn vốn này cũng chỉ đáp ứng được 49% tổng vốn đầu tư.

Với nhận định việc huy động vốn ngoài ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng vô cùng quan trọng, rất cần quan tâm giải quyết, TS. Cần Văn Lực đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, cần đẩy nhanh hoàn thành các quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

Thứ hai, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA.

Thứ ba, cần cơ cấu lại, phát huy vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây phải là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển chủ lực phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời phải hình thành quỹ (hoặc ngân hàng xanh, hoặc ngân hàng bán buôn) là đầu mối dẫn dắt đất nước tiếp cận nguồn lực tài chính xanh.

Thứ tư, tháo gỡ vướng mắc trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP), có cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng hơn đối với các tổ chức cho vay; Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, trái phiếu chính quyền địa phương.

Thứ năm, nâng cao chất lượng, năng lực thẩm định, thi công và quản lý các dự án, không để xảy ra việc đội vốn quá nhiều, chậm tiến độ quá lâu hay đề xuất mức doanh thu kỳ vọng quá cao.

Thứ sáu, đẩy mạnh liên kết vùng, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, du lịch, y tế, giáo dục

Thứ bảy, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, cần thống nhất chính sách về việc cho phép nhà đầu tư, các tổ chức cho vay nước ngoài được nhận tài sản thế chấp, được mua nhà ở, tài sản trên đất. Để bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia, có thể nhận thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở và bất động sản khác thông qua ủy thác bên thứ ba tại Việt Nam…

Giải bài toán nguyên vật liệu

Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ bài toán đầu tư xây dựng hạ tầng - Ảnh 3.

Diễn đàn có sự tham gia của lãnh đạo các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long; đại diện các hiệp hội; các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản tại khu vực; các ngân hàng; chuyên gia trong nước và quốc tế…- Ảnh: báo Xây dựng

Ông Ngô Hoàng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết: Nhằm tháo gỡ nút thắt hạ tầng giao thông cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án giao thông quy mô lớn đã và đang được khởi động tại khu vực này. Do đó, nhu cầu vật liệu cát san lấp rất lớn (khoảng 54 triệu m3), chủ yếu tập trung trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu.

Để bảo đảm cung cấp đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ông Ngô Hoàng Nguyên đề xuất các giải pháp: Cần đơn giản hoá các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu san lấp, nâng cao công suất các mỏ cát đang khai thác; cấp lại giấy phép khai thác các mỏ đã hết hạn; đưa vào hoạt động các mỏ mới phục vụ riêng cho các dự án cao tốc trên cơ sở quan trắc, giám sát chặt chẽ về môi trường, nguy cơ sạt lở theo đúng quy định của pháp luật.

Tìm các giải pháp thiết kế các dự án giao thông đường bộ, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xem xét phương án thiết kế cao độ tuyến phù hợp (hoặc thay thế bằng cầu cạn) để giảm khối lượng vật liệu san lấp và tác động đến dòng chảy tiêu thoát lũ hoặc tạo thành vùng úng, ngập khi có mưa, triều cường.

Ông Nguyên đề nghị các cơ quan chuyên môn về xây dựng tham mưu tỉnh xem xét, nghiên cứu việc sử dụng vật liệu thay thế như: cát nghiền từ đá, tro xỉ…để cung ứng cho các dự án đường cao tốc và các công trình dân dụng. Trên thực tế, tại đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc dự án thành phần Hậu Giang – Cà Mau đã thí nghiệm sử dụng cát biển triển khai ngoài hiện trường. Bên cạnh đó, các địa phương có thể nghiên cứu thí điểm phối trộn cát biển, cát nhiễm mặn cùng với vật liệu xây dựng địa phương sẵn có như: Vôi, xi măng, tro từ trấu, tro xỉ từ nhiệt điện Duyên Hải… dùng thử trong san lấp mặt bằng giao thông nông thôn… nhằm tìm nguồn nguyên liệu chủ động, giảm phụ thuộc cát sông về lâu dài. Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật để có phương án sử dụng các mỏ đất làm vật liệu san lấp nền đường.

Đề nghị các địa phương đánh giá thứ tự ưu tiên thực hiện triển khai dự án trong toàn Vùng là cần thiết để căn cứ cung ứng các nguồn lực, vật liệu… đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024 với chủ đề “Đất nước, con người ĐBSCL trên đường đổi mới”. Với chủ đề...

Tập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành là cực tăng trưởng của khu vực phía Nam, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên nơi đây đang được xem là...

Trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024

(NADS) - Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39 năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh và người dân các địa phương trong khu vực. ...

Hút du khách đến Đồng bằng sông Cửu Long

Sản phẩm trùng lặp, thiếu hấp dẫn Du lịch được xác định là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, sở hữu kho tàng văn hóa giàu bản sắc, từ đó phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch xanh, du lịch nông nghiệp, biển đảo chất lượng cao. Thế nhưng lượng du khách chọn nơi này làm điểm đến không như mong đợi. Số liệu từ Cục Du lịch...

Thêm lựa chọn tour Hà Nội- đồng bằng sông Cửu Long cho du khách

Trong chương trình làm việc, doanh nghiệp du lịch TP Hà Nội khảo sát, trải nghiệm các điểm đến nổi tiếng của một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như  Cồn Sơn, Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ), khu du lịch cộng đồng Cồn Chim (Trà Vinh), khám phá sông Hàm Luông, khảo sát trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang)… Đây đều là những điểm đến đang thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam – Indonesia nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, chiều 10/3, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto đã chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm và chính thức công bố nâng cấp quan hệ Việt Nam – Indonesia lên Đối tác Chiến lược...

Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Cộng hòa Indonesia từ ngày 9-11/3/2025 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra) Prabowo Subianto, hai nước đã ra "Tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa Indonesia và Việt Nam". ...

Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/3/2025 ban hành Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Theo đó, bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:1. Về tài nguyên nước:a) Văn bản xin chủ...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Buôn Ma Thuột để Đắk Lắk tiến bước vào kỷ nguyên mới

Đây là mong muốn, niềm tin tưởng của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đắk Lắk tại Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025), dấu mốc lịch sử trọng đại mở đầu cho thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột, sáng 10/3. ...

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, thủ đô Jakarta, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và có bài phát biểu chính sách quan trọng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Phát...

Bài đọc nhiều

Biểu dương 250 người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu năm 2023

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ mồ côi, người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh 2023. Hơn 400 trẻ mồ côi ở Long An có “mẹ đỡ đầu” chăm sócTrao tặng 1.600 phần quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi dịp Tết Quý Mão 2023 Hội nghị nhằm tôn vinh những gương trẻ mồ côi, người...

Tiêu chí xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá

Thông tư nêu rõ, Giải thưởng Môi trường không thuốc lá (Giải thưởng) được trao tặng cho tổ chức, cá nhân có địa điểm cấm hút thuốc lá đạt tiêu chuẩn theo quy định và được Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp Sở Y tế, cấp Bộ Y tế...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp gỡ khó cho doanh nghiệp

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT Quảng Nam, tính đến tháng 4/2023, toàn tỉnh có 54 DN giải thể, 631 DN đăng ký tạm dừng hoạt động, tăng hơn 12% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 68 DN. Ngoài nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, các ngành...

Quảng Ninh ra công điện khẩn chủ động ứng phó Bão số 1

Để khẩn trương chủ động ứng phó với bão số 1 nhất là trong thời gian bão vào Vịnh Bắc Bộ và mưa lũ do hoàn lưu bão, sau bão cần khẩn trương tập trung vào một số nội dung: Chủ tịch UBND các huyện, thị...

Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay

Cục Hàng không VN vừa tiếp tục có công điện gửi các đơn vị có liên quan để tiếp tục chủ động phòng, chống, ứng phó cơn bão số 1 (tên quốc tế Talim) nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bay, người và tài sản...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tham gia thúc đẩy thương mại hai chiều Việt – Mỹ tại SelectUSA 2025 – Tổng công...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ, từ ngày 12 đến 15/5/2025, Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA Investment Summit 2025 tại thành phố National Harbor, bang Maryland, Hoa Kỳ đã trở thành điểm đến của hơn 130 đại biểu Việt Nam, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu trong...

Vinh danh tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh

VHO - Bộ VHTTDL vừa ban hành quyết định đưa “Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My, (Quảng Nam) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, khẳng định giá trị đặc biệt của “quốc bảo” sâm Ngọc Linh, đồng thời tôn vinh kho tàng tri thức...

Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng

Báo điện tử Dân Trí đưa tin về bài viết “Cứu hai quả thận khỏi “bờ vực” suy thận từ biến chứng giãn nặng” ngày 16/05/2025. Để cập nhật thông tin tới khách hàng, chúng tôi sẽ trích nội dung từ Báo Dân Trí để cung cấp tới bạn đọc.Trích dẫn toàn bộ nội dung bài báo:Biến chứng...

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Mới nhất