Trang chủNewsDu lịchPhát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch...

Phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn


Định hướng “sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa” được đề ra tại Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây có thể xem như “kim chỉ nam” để văn hóa giữ vị trí, vai trò quan trọng trong Quy hoạch Thủ đô, đồng thời, được thể chế hóa bằng những cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, quy định về phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là chủ trương đã được đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị. Trong thời gian qua, chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đưa du lịch Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô - Ảnh 1.

Sản phẩm tour đêm tại Hoàng thành Thăng Long.

Nổi bật trong chính sách phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025 là đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược xây dựng, đầu tư, phát triển các cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn cao cấp 4-5 sao tại các khu vực đô thị, khu vực có tiềm năng lớn về du lịch; thu hút nhà đầu tư phát triển các trung tâm tổ chức sự kiện, cung triển lãm, tổ hợp thể thao thực sự chuyên nghiệp, quy mô, tầm cỡ, có kiến trúc độc đáo, là điểm nhấn đặc sắc của thành phố.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đã bổ sung một số quy định liên quan đến phát triển du lịch như quy định về trung tâm công nghiệp văn hóa, về các khu phát triển thương mại và văn hóa, về ưu đãi đầu tư… Dự thảo luật cũng được chỉnh lý theo hướng quy định rõ thành phố được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.

Đồng thời, giao HĐND thành phố quy định về thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý và chính sách ưu đãi được áp dụng đối với trung tâm công nghiệp văn hóa.

Quy định này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh, tận dụng các lợi thế về không gian văn hóa, qua đó, phát huy triệt để và đồng đều thị trường văn hóa trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật cũng đã bổ sung đầy đủ 12 ngành công nghiệp văn hóa vào danh mục các lĩnh vực có đầu tư mới được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thủ đô.

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội), việc huy động tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, thể thao và khai thác các di sản vào phát triển du lịch; trong đó, di sản thuộc về sở hữu độc quyền của Nhà nước, nhưng tư nhân thì được quyền đầu tư, tôn tạo và khai thác với những việc ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp làm “sống lại” các di sản văn hóa, các di tích lịch sử được tôn tạo và các giá trị văn hóa lịch sử sẽ được khơi dậy, lan tỏa và văn hóa du lịch sẽ trở thành một ngành mũi nhọn của Thủ đô.

Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị cũng yêu cầu “Tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô”, với trọng tâm bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển văn hóa. Hiện nay, UBND thành phố đã ban hành quy định về phân định trách nhiệm giữa chính quyền cấp thành phố và cấp huyện trong việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện rõ nội dung về việc áp dụng phương thức đối tác công – tư trong lĩnh vực văn hóa và ưu đãi đầu tư dành cho các dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa (gồm quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa; văn hóa ẩm thực).

Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn quy định nhà đầu tư, doanh nghiệp được quyền khai thác, quản lý công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao, hạ tầng giao thông do thành phố quản lý thông qua việc ký kết hợp đồng nhận nhượng quyền khai thác, quản lý với cơ quan, tổ chức của thành phố được giao quản lý, sử dụng công trình nhằm khai thác tối đa hiệu quả không gian, hạ tầng của các công trình này.

Phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô - Ảnh 2.

Làng cổ Đường Lâm – ngôi làng đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.

Qua khảo sát thực tế của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục với Quốc hội tại thành phố Hà Nội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phạm Nam Tiến đánh giá rất cao việc đầu tư, xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn thành phố với nhiều công trình hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân, đủ điều kiện đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao trong nước và quốc tế, như Ba Đình, Cầu Giấy hay Long Biên… có cơ sở vật chất rất tốt.

Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao không riêng Hà Nội khi vận hành hệ thống thiết chế văn hóa thể thao lại gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính, sử dụng tài sản công hay các quy định về đầu tư, xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Vì vậy, theo ông Phạm Nam Tiến, việc đưa vào dự thảo luật các quy định mang tính gỡ bỏ các “nút thắt” về đầu tư phương thức đối tác công – tư có thể nói đã giải quyết những vấn đề rất cấp bách hiện nay.



Nguồn: https://toquoc.vn/phat-trien-cong-nghiep-van-hoa-cong-nghiep-giai-tri-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-cua-thu-do-20240613152844392.htm

Cùng chủ đề

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 kỳ vọng thu hút 2 triệu lượt khách đến Lâm Đồng

NDO - Sáng 5/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo công bố Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.  Chủ trì họp báo có Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân...

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực du lịch văn hóa trong hội nhập quốc tế

NDO - Ngày 30/10, tại Trung tâm Không gian văn hóa Khê Cốc, khu Di sản thế giới Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Liên chi hội Đào tạo du lịch Việt Nam cùng Dự án "Vườn ươm Tài năng văn hóa du lịch", các tổ chức trong ngành du lịch, đối tác quốc tế đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần du lịch văn hóa Lai Châu 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” sẽ diễn ra từ ngày 8 - 10/11/2024 tại thành phố Lai Châu, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, trải nghiệm hấp dẫn. ...

Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh thành điểm du lịch văn hóa, tâm linh hàng đầu

(CLO) Đó là yêu cầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân tại lễ đón nhận Quyết định công nhận Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông là điểm du lịch do huyện Quảng Trạch tổ chức ngày 19/10. ...

Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm- Hà Nội tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm” diễn ra từ ngày 26 đến 29/9. Sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tái hiện Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc,” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025) sẽ diễn ra từ ngày 1-28/2/2025, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. ...

Quảng Bình hưởng ứng phong trào Tết trồng cây

(Tổ Quốc) - Ngày 3/2, tỉnh Quảng Bình hưởng ứng phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống nhân dân… ...

Hàng ngàn du khách du xuân tại “thánh địa giải trí” của Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Những ngày đầu của năm mới Ất Tỵ 2025, hàng ngàn du khách đã đổ về Da Nang Downtown – “thánh địa giải trí” của thành phố sông Hàn. Sắc đỏ may mắn từ hàng ngàn chiếc đèn lồng cùng các tiểu cảnh xuân sống động đã biến...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 3/2/2025

(Tổ Quốc) - Thủ tướng dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950; Đoàn thể thao Việt Nam lên đường tham dự Đại hội thể thao mùa đông châu Á 2025; Cả nước ước đón và...

Cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Tổ Quốc) - Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/01 - 02/02/2025), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa (tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024), số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều...

Bài đọc nhiều

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Khu văn hóa...

Tết yên bình ở làng chài trên vịnh Hạ Long

Ngày đầu năm mới, tôi có dịp đến thăm Vung Viêng, làng chài được báo chí quốc tế đánh giá là một trong 16 làng chài đẹp nhất thế giới. Khung cảnh yên bình, không gian tĩnh lặng, khác hẳn với phố phường. ...

Kiểm tra gần 4.000 xuồng, đò trước ngày khai hội chùa Hương

Sáng 2/2 (tức mùng 5 Tết) lực lượng Thanh tra GTVT Đường thủy nội địa (Sở GTVT Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra gần 4.000 xuồng, đò tại chùa Hương trước ngày khai hội, nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. ...

Du lịch Huế thu 178 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

(Tổ Quốc) - Ngày 1/2, Sở Du lịch TP Huế cho biết, lượng khách đến địa phương trong dịp Tết Nguyên đán 2025 tăng cao so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ghi nhận đông hơn khách nội địa. ...

Bãi biển khiến bao người mê đắm ở Côn Đảo

(NLĐO)- Côn Đảo không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử hào hùng mà còn nổi tiếng bởi vẻ đẹp hoang sơ của rừng và biển ...

Cùng chuyên mục

Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn

Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025, ngày 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ.Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn: Cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốtHà Nam: Tưng bừng khai hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024Hà Nam: Hội thi vẽ trang...

Hàng ngàn du khách du xuân tại “thánh địa giải trí” của Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Những ngày đầu của năm mới Ất Tỵ 2025, hàng ngàn du khách đã đổ về Da Nang Downtown – “thánh địa giải trí” của thành phố sông Hàn. Sắc đỏ may mắn từ hàng ngàn chiếc đèn lồng cùng các tiểu cảnh xuân sống động đã biến...

Việt Nam, điểm đến du lịch hấp dẫn

Kinhtedothi - Ngành du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đã đón một lượng lớn du khách quốc tế. Kết qủa này cho thấy, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn, thêm cơ hội hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025. Khách quốc tế đến Việt Nam tưng bừng đón Xuân Thông tin từ Cục Du lịch Quốc Gia, trong 9 ngày nghỉ Tết Ất Ty, ngành du lịch Việt...

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du lịch nội địa, 27.699 lượt khách quốc tế (khách đi trong ngày là 77.121 lượt, khách lưu trú qua đêm...

Phú Quốc nhộn nhịp chưa từng có trong dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Nhiều ngày trong kỳ nghỉ, chỉ tính riêng đường hàng không, Phú Quốc đón 10.000 đến hơn 11.000 khách mỗi ngày, trong đó có đến 38-39 chuyến bay quốc tế/ngày, chiếm tới 75% lượng khách. Thành phố đảo đang cho thấy “phong độ đỉnh cao” trên đường đua trở thành “thủ phủ” nghỉ lễ của du khách trong nước và khách quốc tế. Theo UBND TP Phú Quốc, từ ngày 25/1/2025 đến ngày 2/2/2025, TP Phú Quốc đón 281.659...

Mới nhất

Hơn 13.000 người tham gia cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 5, tính đến ngày 31/1, qua 5 tháng triển khai đã có hơn 13.000 người hưởng ứng cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Thống kê từ Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương cho thấy, đợt 5 (tháng 1) đã thu...

Bé trai ‘đẻ bọc điều’, 80.000 ca mới có một

Một bé trai sơ sinh chào đời khi vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". ...

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội