Trang chủPolitical ActivitiesPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn...

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, phát …


Xây dựng và thực thi nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đại diện các sở, ban ngành, của TP. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang.

Về phía tỉnh Quảng Ninh, có sự tham dự của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND, UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo thành phố Hạ Long và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Về phía Tập đoàn Thành Công, có ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thành Công, các lãnh đạo Tập đoàn Thành Công và các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí.

Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận, làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô và đường sắt. Đồng thời, góp phần cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thế giới ngày nay đang có những diễn biến rất nhanh, phức tạp và khó lường: Cạnh tranh chiến lược và chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt;  sự đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng, nhất là cung ứng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào của các ngành sản xuất ngày càng gia tăng; công nghiệp hỗ trợ (nhất là lĩnh vực cơ khí, chế tạo) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững, bởi nó không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác, giảm thiểu tác động bất lợi từ biến động bên ngoài, mà còn tạo ra giá trị gia tăng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tự chủ của các sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Với ý nghĩa đó, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô và tham gia vào quá trình hình thành, phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam lại càng cấp thiết đối với nền kinh tế quốc dân và những địa phương có tiềm năng, lợi thế như Quảng Ninh”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành địa phương đã chỉ đạo xây dựng và thực thi nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ; tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô và công nghiệp đường sắt trong nước và đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Nổi bật là: Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành ngày càng tăng; đã sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe máy, ôtô con, xe tải, xe khách; một số sản phẩm linh kiện ô tô, xe máy, thiết bị công nghiệp và sản phẩm gia công cơ khí không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, mà còn có thể xuất khẩu sang nhiều nước ở khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đã đầu tư vào công nghệ CNC, tự động hóa, robot, in 3D và trí tuệ nhân tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đặc biệt, một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn (như Thành Công, Thaco, Vingroup…) đã phát triển mạnh mẽ, trở thành những “đầu tàu” dẫn dắt trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, chế tạo và sản xuất, lắp ráp ô tô, góp phần đưa các sản phẩm mang thương hiệu Việt từng bước khẳng định chỗ đứng ở thị trường trong nước; đồng thời, tiến sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tư lệnh ngành Công Thương cũng thẳng thắn chỉ ra, ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung, công nghiệp hỗ trợ trong ngành cơ khí, chế tạo phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, đường sắt của nước ta nói riêng còn nhiều hạn chế so với một số nước trong khu vực và thế giới, cũng như chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước; tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp ô tô và đường sắt còn thấp; chủ yếu vẫn là linh kiện, phụ tùng đơn giản, hàm lượng công nghệ chưa cao, giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm; chưa tạo được sự hợp tác – liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng, linh kiện. Công nghiệp đường sắt chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ cho đường sắt hiện hữu với công nghệ cũ; hầu hết các thiết bị, đầu máy, toa xe và hệ thống tín hiệu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển các dự án đường sắt mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại theo quy hoạch mạng lưới đường sắt trong tương lai.

Đánh giá Quảng Ninh với vị trí chiến lược và hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp khá đồng bộ và hiện đại, và nguồn tài nguyên, lao động dồi dào, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo gắn với sản xuất, lắp ráp ô tô và phát triển công nghiệp đường sắt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh vẫn cần khắc phục một số hạn chế, yếu kém để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.

Bộ Công Thương, với chức năng là Cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, đang được giao xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111 về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Hội thảo hôm nay cũng là dịp để đại diện các Bộ, ban, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục tham gia góp ý vào các dự thảo, các văn bản quan trọng này. Đây là những nội dung rất quan trọng, có tính thời sự thiết thực không chỉ đối với sự phát triển của ngành Công Thương và tỉnh Quảng Ninh, mà còn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình giàu có, thịnh vượng của dân tộc”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Vũ Đại Thắng – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh – cho biết, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh tỉnh Quảng Ninh đang triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia gắn với triển khai chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh.

Theo ông Vũ Đại Thắng, trong những năm qua, đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trở thành một trong những trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2021 – 2024, tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh đạt trên 21%, tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành đạt trên 8,6 tỷ USD (trong đó, vốn FDI đạt khoảng 6,1 tỷ USD, nằm trong nhóm các địa phương đứng đầu cả nước trong năm 2023, 2024). Đặc biệt, Khu công nghiệp Việt Hưng – nơi diễn ra hội thảo ngày hôm nay đang được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ trọng điểm trong thời gian tới. Trong đó, Nhà máy ô tô Thành Công là đầu tầu dẫn dắt sẽ chính thức khánh thành ngay sau hội thảo này sẽ tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô và phát triển hệ thống đường sắt vươn lên tầm cao mới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí sản xuất, lắp ráp ô tô và ngành đường sắt cả nước và tỉnh Quảng Ninh; tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí; chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; rút ra các bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thời gian qua…

Phấn đấu xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mạnh của dân tộc

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh, những năm qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã chỉ đạo xây dựng và thực thi nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi; tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô và công nghiệp đường sắt trong nước và đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Song cũng còn nhiều hạn chế so với một số nước trong khu vực và thế giới, cũng như chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước.

Để phát triển mạnh mẽ và bền vững ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là cơ khí, Phó Thủ tướng cho rằng, phải có những đột phá về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ; có các giải pháp mới về ưu đãi thuế, đất đai, tín dụng, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cần nâng cao năng lực mọi mặt của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hướng đến xây dựng các doanh nghiệp mạnh của dân tộc; tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn trong nước tham gia các dự án trọng điểm quốc gia; hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp và chuỗi cung ứng nội địa vững mạnh, từ đó phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có chính sách vượt trội để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong chuỗi sản xuất, cung ứng.

Các chương trình, dự án về công nghiệp hỗ trợ phải có sản phẩm cụ thể và phải có tính lan toả tích cực; cần tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 để quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn tiếp theo có tính khả thi, hiệu quả cao, có trọng tâm, trọng điểm.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực tham mưu về chính sách, lĩnh vực, sản phẩm, đối tác cụ thể để Việt Nam có thể tranh thủ thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, để đưa vào các khuôn khổ, cơ chế, thoả thuận hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.

Phó Thủ tướng tin tưởng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ vươn mình, phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu phát triển của đất nước.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và ghi nhận các ý kiến tham luận, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất của đại diện các ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy, đầu máy, toa xe trong ngành công nghiệp đường sắt. Bởi đây là ngành cung cấp linh kiện, phụ tùng bán thành phẩm tạo nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và góp phần tạo nên nền công nghiệp tự chủ. Điều này còn giúp giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, máy móc nói chung, công nghiệp ô tô và công nghiệp đường sắt nói riêng.

Trong những năm qua, với những cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và một số địa phương, ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo nói chung, công nghiệp ô tô, công nghiệp đường sắt nói riêng đã đạt được một số thành tựu quan trọng; tuy nhiên vẫn chưa tương xứng so với yêu cầu, tiềm năng và lợi thế, trong khi Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, Bộ trưởng cho rằng, phát triển mạnh mẽ công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí phục vụ phát triển công nghiệp ô tô, công nghiệp đường sắt sẽ là một trong những hướng phát triển rất chiến lược góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Đây là dư địa rất lớn để ngành phát triển nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu của khu vực và thế giới.

Thống nhất các ý kiến tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ninh được xem là cái nôi của ngành khai thác chế biến khoáng sản, nhất là khai thác chế biến than. Ngày nay, cùng với khai thác chế biến khoáng sản, chiến lược phát triển của địa phương là chuyển từ “nâu” sang “xanh” nên công nghiệp chế biến chế tạo, ngành dịch vụ du lịch đã và đang phát triển khá rõ nét. Với đặc điểm tự nhiên – xã hội rất thuận lợi, Quảng Ninh còn là nơi có tiềm năng và thế mạnh để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp cơ khí, máy móc, chế tạo, điện, điện tử… Trên thực tế, Quảng Ninh đã là nơi làm tổ của Liên doanh ô tô Thành Công của Việt Nam với Skoda của Cộng hòa Sec và đang ấp ủ rất nhiều việc lớn trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo. Trong tương lai không xa, Quảng Ninh hứa hẹn sẽ là một trong những nơi được ghi nhận là thủ phủ của công nghiệp ô tô, công nghiệp đường sắt và công nghiệp cơ khí.

Để phát triển ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, rất cần chính sách đủ mạnh và khả thi ở cả cấp Trung ương và địa phương trên nền tảng chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và gần đây là Nghị quyết 57/NQ-TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Các Bộ ngành chức năng, trong đó Bộ Công Thương và các địa phương (trong đó có Quảng Ninh) cần chủ động rà soát sửa đổi bổ sung và đề xuất ban hành mới những cơ chế chính sách đủ mạnh, khả thi để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp hỗ trợ nói riêng, trước mắt là tập trung sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; hoàn thiện Chiến lược phát triển Ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp đường sắt đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các đại biểu cũng khuyến nghị những chính sách để phát triển mạnh mẽ ngành này trong thời gian tới, bao gồm: Các chính sách ưu đãi về thuế (miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu linh kiện thiết bị máy móc, thuế VAT cho doanh nghiệp đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ hay các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ); Chính sách ưu đãi về đất đai, hỗ trợ các thủ tục cấp phép về đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuế đất cho khu công nghiệp hỗ trợ, các dự án công nghiệp trọng điểm; Chính sách ưu đãi về tín dụng, đầu tư như vốn vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ bảo lãnh tín dụng; Chính sách hỗ trợ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển hỗ trợ kinh phí nghiên cứu chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư đào tạo và đạo tạo lại nguồn nhân lực chất lượng cao; Chính sách phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài dự án, ưu đãi đặc biệt cho khu công nghệ cao; Chính sách hỗ trợ xuất khẩu công nghiệp như miễn thuế xuất khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do để mở rộng thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các ý kiến tham luận, khuyến nghị tại hội thảo là cơ sở để Ban tổ chức hội thảo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những chính sách đủ mạnh và khả thi để thúc đẩy ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp cơ khí, chế tạo gắn với công nghiệp ô tô, công nghiệp đường sắt nói riêng của nước ta tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã phát biểu và dự lễ cắt băng khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng, nơi sản xuất những mẫu xe ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam./.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-nganh-co-khi-viet-nam-gan-voi-san-xuat-lap-rap-o-to-trong-nuoc-phat-trien-he-thong-duong-s2.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Việt Nam

Đến dự buổi lễ có các đồng chí Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Viện thuộc Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước...

Kỳ họp lần III Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật Việt Nam – Peru

Kỳ họp do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng và Thứ trưởng  Ngoại giao Peru Félix Denegri Boza đồng chủ trì. Thành phần tham dự về phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil, kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị và đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Về...

Đoàn công tác của Quốc Hội về nội dung Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Thực hiện nhiệm vụ chủ trì thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật SDNL TK&HQ dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp tháng 4/2025 và Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (5/2025), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) tổ chức Đoàn Công tác làm việc tại một số địa...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu của Tập đoàn …

Cùng dự buổi làm việc, về phía Việt Nam có đại diện Lãnh đạo các đơn vị liên quan gồm Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Phát triển Thị trường nước ngoài. Về phía Tập đoàn A.P.Moller - Maersk, ngoài Phó Chủ tịch điều hành toàn cầu, còn có Giám đốc đối ngoại khu vực Mekong và Giám đốc đầu tư, tăng trưởng khu vực châu Á và Trung Đông thuộc Tập đoàn.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ...

Đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ

Sáng ngày 25/3, Đoàn đã tới thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Đại sứ Nguyễn Thanh Hải hoan nghênh Đoàn giao dịch XTTM của Bộ Công Thương và cho biết trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ không ngừng được mở rộng, phát triển, thời gian qua đã có nhiều Đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát, tìm kiếm đối tác tại đây. Đại sứ cũng...

Bài đọc nhiều

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng phục vụ và bảo vệ hoạt động dân sinh, sản xuất các ngành kinh tế. Cả nước có gần 8.000...

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò...

Một số thông tin về việc điều hành giá xăng dầu ngày 1/2/2025

 Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 23/01/2025 và kỳ điều hành ngày 01/02/2025 là: 84,534 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 0,184 USD/thùng, tương đương giảm 0,22%); 86,838 USD/thùng xăng RON95 (giảm 0,190 USD/thùng, tương đương giảm 0,22%); 93,208 USD/thùng dầu hỏa (giảm 3,268 USD/thùng, tương đương giảm 3,39%); 93,290 USD/thùng dầu điêzen 0,05S (giảm 4,836 USD/thùng, tương đương giảm 4,93%); 489,698 USD/tấn dầu mazut...

Doanh thu từ du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025 của Đắk Lắk tăng 33%

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đón khoảng 180.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch ước đạt 60 tỷ đồng, tăng 33% so với dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. ...

Cùng chuyên mục

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Cuba

Chiều 15/4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã có buổi tiếp và làm việc với ông Reynaldo Velázquez Zaldívar, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba. Quang...

Tham vấn báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh

Ngày 4/4, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn “Báo cáo về ảnh hưởng của giáo viên đến kết quả học tập của học sinh”. Dự hội thảo có đại...

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa 48/2024

Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khóa 48/2024 gồm 63 học viên là cán bộ, công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ. Quá trình tham gia lớp học, các học viên đã được nghe giới thiệu 27 chuyên đề và 6 chuyên đề báo cáo của hai nhóm kiến thức cơ bản: Phần kiến thức chung và phần kỹ năng cơ bản. Kết thúc khoá học, 63 học viên lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao...

Thanh tra Chính phủ họp giao ban cấp vụ tháng 3

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, trong tháng 3/2025, Tổng Thanh tra Chính phủ và các đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ theo chương trình, kế hoạch công tác và đột xuất. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ chỉ đạo các cục, vụ, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ...

Mới nhất

Từ “người mới” đến thương hiệu hàng đầu

Tối 10/4/2025, gần 200 đại lý tiêu biểu đến từ miền Bắc và miền Trung hội tụ tại Ninh Bình trong không khí trang trọng của Hội nghị tri ân khách hàng Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi (TACN) Hòa Phát Hưng Yên. Đánh dấu một thập kỷ gia nhập thị trường, Hòa Phát đã nhanh chóng...

Tủ lạnh Funiki – Giải pháp tối ưu dành cho căn hộ cho thuê

Với lợi thế về giá, độ bền và dịch vụ hậu mãi, tủ lạnh Funiki đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các chủ đầu tư căn hộ dịch vụ và chung cư mini nhằm tối ưu hiệu quả vận hành dài hạn. Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong căn hộ cho thuê. Tuy nhiên,...

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý 1, tăng 25%

Quý 1/2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,66 triệu tấn thép thô, tăng 25% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao, thép xây dựng và phôi thép đạt 2,38 triệu tấn, tăng 29% so với quý 1/2024. Sản lượng sản xuất và bán hàng quý 1/2025 tăng trưởng...

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Mới nhất