Trang chủDestinationsThái NguyênPhát triển chăn nuôi bền vững: Đâu là giải pháp?, Kỳ 2...

Phát triển chăn nuôi bền vững: Đâu là giải pháp?, Kỳ 2 – Mắc đâu, gỡ đó


Phải khẳng định rằng, những khó khăn, thách thức đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện tại không phải chỉ riêng của tỉnh Thái Nguyên mà là tình hình chung của cả nước. Nhưng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng định hướng phát triển chăn nuôi đã đề ra, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tất yếu phải thay đổi để thích ứng, phát triển mạnh và bền vững hơn.





Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở xóm Tiến Bộ, xã Hợp Thành (Phú Lương) chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở xóm Tiến Bộ, xã Hợp Thành (Phú Lương) chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học

Để ngành chăn nuôi phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, tỉnh đã quan tâm quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung và trang trại quy mô lớn nhằm nâng cao hiệu quả, từng bước giảm chăn nuôi nhỏ lẻ.

Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho hay: Định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là xác định vùng chăn nuôi tập trung, trang trại theo quy hoạch phát triển chăn nuôi của các huyện, thành phố; thực hiện nghiêm quy định về vùng không được phép chăn nuôi; dịch chuyển cơ sở chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, xa các vùng quy hoạch sản xuất chè tập trung có thương hiệu của tỉnh… Đồng thời tập trung phát triển chăn nuôi ở các địa phương có quỹ đất rộng nhằm đảm bảo mật độ theo quy định, như: Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Phú Bình…

Đơn cử như tại huyện Đại Từ, theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện có 57 điểm chăn nuôi tập trung, với hơn 520ha tại 28/29 xã, thị trấn. Trong đó, một số địa phương có điều kiện thuận lợi về đất, phù hợp với việc chăn nuôi tập trung quy mô lớn được quy hoạch diện tích lớn, như: Thị trấn Quân Chu 52ha; Tiên Hội 54ha; La Bằng 50ha… 

Mỗi địa phương có thể được quy hoạch nhiều điểm chăn nuôi tập trung khác nhau. Các điểm được quy hoạch đều đáp ứng tiêu chuẩn là xa khu dân cư, thuận lợi về giao thông.

Đến thời điểm này, vùng chăn nuôi tập trung tại xóm Khe Cua 2, thị trấn Quân Chu, đã có 2 tổ chức, cá nhân đầu tư trang trại chăn nuôi lợn với quy mô hơn 1.000 con lợn.

Còn tại huyện Định Hóa, địa phương cũng đang tích cực thu hút đầu tư vào 2 khu quy hoạch chăn nuôi tập trung tại xã Phú Tiến (150ha) và xã Bình Thành (250ha)…

Ông Ma Tiến Kốp, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương, cho biết: Hiện nay, 13 xã trên địa bàn huyện đều đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, với quy mô bình quân từ 10-20ha/địa phương. Việc quy hoạch, hình thành vùng chăn nuôi tập trung là tiền đề thu hút các doanh nghiệp đầu tư, nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi, đồng thời góp phần giúp các cơ sở chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh hiệu quả hơn.





Một trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại huyện Đồng Hỷ được xây dựng xa khu dân cư.
Một trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại huyện Đồng Hỷ được xây dựng xa khu dân cư.

Xu hướng chăn nuôi tất yếu

Những năm gần đây, chăn nuôi an toàn sinh học đã trở thành xu hướng, được cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng như cơ quan chuyên môn khuyến khích, được người dân hưởng ứng bởi tính bền vững, hiệu quả, an toàn.

Được cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, từ 3 năm trước, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy, ở xóm Tiến Bộ, xã Hợp Thành (Phú Lương), đã thực hiện nuôi gà theo hướng hữu cơ.

Bà Thúy chia sẻ: Chúng tôi sử dụng men vi sinh; sâu canxi kết hợp thóc, ngô, chuối… làm thức ăn chăn nuôi. Tôi lên rừng hái các loại lá cây như vả, chè khổng lồ, hoàn ngọc… để phòng và trị một số bệnh cho gà. Trong khi các hộ khác gặp khó khi chăn nuôi bằng cám công nghiệp thì gia đình tôi không bị ảnh hưởng nhiều, bởi nuôi gà theo hướng này không những giảm được chi phí thức ăn (giảm khoảng 70% so với chăn bằng cám) mà đàn gà có sức đề kháng tốt, phát triển khỏe mạnh; thịt gà thơm, ngon, được người tiêu dùng tin tưởng. Trung bình một con gà từ khi nuôi đến khi xuất chuồng (7 tháng) đạt trọng lượng từ 2-2,7kg, giá bán luôn cao hơn hẳn các trại gà khác trong vùng, đạt từ 110-130 nghìn đồng/kg.





Ông Phạm Quang Phúc, Chủ tịch Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh: Thay vì tự mình sản xuất, tự mình xoay sở, các hộ chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất, chế biến quy mô lớn. Ngoài ra, việc chăn nuôi theo phương pháp an toàn sẽ mở ra cơ hội cung ứng sản phẩm cho các siêu thị, doanh nghiệp, giúp gia tăng giá trị chăn nuôi.
Ông Phạm Quang Phúc, Chủ tịch Hội Chăn nuôi – Thú y tỉnh: Thay vì tự mình sản xuất, tự mình xoay sở, các hộ chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất, chế biến quy mô lớn. Ngoài ra, việc chăn nuôi theo phương pháp an toàn sẽ mở ra cơ hội cung ứng sản phẩm cho các siêu thị, doanh nghiệp, giúp gia tăng giá trị chăn nuôi.

Ở một số cơ sở chăn nuôi khác, người dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống ngoại, năng suất, chất lượng cao. Nhờ đó năng suất, chất lượng đàn vật nuôi được cải thiện rõ rệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ đàn lợn ngoại của toàn tỉnh đạt 75% tổng đàn; đàn bò lai Zebu và các giống bò chất lượng cao đạt 65% trở lên; đàn gà lông màu đạt 85% tổng đàn.

Thực tế cho thấy, những cơ sở chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vững vàng, có sự liên kết luôn “sống khỏe” và ít gặp rủi ro hơn hẳn chăn nuôi theo hình thức nông hộ, nhỏ lẻ.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng ở xóm Trung Thành, xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), thông tin: Với 2.000m2 chuồng trại, tôi đang liên kết với Công ty TNHH Hồng Hà (Hà Nam), nuôi 18.000 con gà/lứa. Trong quá trình nuôi, Công ty thường xuyên cử cán bộ thú y kiểm tra, hướng dẫn tôi cách cho gà ăn, tiêm phòng vắc – xin và thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng nuôi theo đúng quy trình. Do được hỗ trợ về kỹ thuật nên đàn gà của tôi phát triển khỏe mạnh, không xảy ra dịch bệnh. Gà đến tuổi xuất chuồng, Công ty bao tiêu toàn bộ nên tôi không phải lo đầu ra hay giá cả thị trường…

Xây dựng thương hiệu vững chắc

Bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình, dự án, thời gian qua các huyện, thành trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng thương hiệu, lan tỏa các mô hình chăn nuôi hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.

Đơn cử như tại huyện Phú Lương, từ năm 2018 đến nay, địa phương đã dành 2,2 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong chăn nuôi, hỗ trợ mô hình chăn nuôi bò BBB, hỗ trợ phát triển trang trại, hợp tác xã chăn nuôi…

Huyện Đại Từ cũng hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các trang trại, kinh phí cấp chứng nhận VietGAP, đệm lót sinh học… cho các hộ chăn nuôi.

Tại Võ Nhai, từ năm 2021, huyện đã triển khai Dự án xây dựng các mô hình chăn nuôi gà, lợn theo hướng hữu cơ an toàn sinh học gắn với điểm giết mổ tập trung giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với tổng mức đầu tư trên 980 triệu đồng… Tham gia Dự án, các hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật, 70% chi phí giống, thức ăn…





Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh định hướng giảm dần chăn nuôi quy mô nông hộ, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, gắn với bảo vệ môi trường và kế hoạch sử dụng đất ở mỗi địa phương; tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn, theo chuỗi giá trị.
Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh định hướng giảm dần chăn nuôi quy mô nông hộ, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, gắn với bảo vệ môi trường và kế hoạch sử dụng đất ở mỗi địa phương; tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn, theo chuỗi giá trị.

Việc xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm chăn nuôi của huyện Phú Bình như: Dự án phát triển gà đồi Phú Bình; Dự án xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh… cũng bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực khi thương hiệu gà đồi ngày càng được nhiều người biết đến, đàn vật nuôi sinh trưởng khỏe mạnh, giữ vững vị trí địa phương có tổng đàn vật nuôi đứng đầu tỉnh (gần 4,7 triệu con).

Bà Trần Thị Tuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình, cho biết: Từ năm 2021 đến nay, huyện đã bố trí gần 9 tỷ đồng để triển khai các chương trình hỗ trợ chăn nuôi và tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Chúng tôi thường xuyên phối hợp tuyên truyền để các hộ chăn nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng vắc-xin cho vật nuôi theo quy trình; hướng dẫn bà con cách khử trùng tiêu độc chuồng trại và thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm dịch bệnh…

Ở một số địa phương, các hộ chăn nuôi đã có sự liên kết thành tổ hợp tác, HTX chuyên chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm từ chăn nuôi, như HTX Nông nghiệp hữu cơ Đại Vượng (Định Hóa), HTX Xanh (TP. Sông Công), HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Tiến (Phú Bình)… với nhiều nỗ lực xây dựng thương hiệu, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm.




Theo Đề án phát triển nông nghiệp chủ lực của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, số trang trại chăn nuôi lợn và gà tăng bình quân 5%/năm. Đến năm 2025, sản lượng thịt (lợn và gà) hơi thuộc các trang trại chiếm từ 40-45% tổng sản lượng; đến năm 2030 chiếm từ 50-55% tổng sản lượng.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn còn nhiều dư địa phát triển và cần thêm “bệ đỡ” để tăng trưởng bền vững hơn. Trước mắt, với tình trạng giá thức ăn công nghiệp “neo cao”, cơ quan chuyên môn khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên để giảm chi phí sản xuất. Ưu tiên số một là chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra, người chăn nuôi cần chú trọng liên kết để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã; liên kết với doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; hình thành các sản phẩm chế biến sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm… Có như vậy, ngành chăn nuôi mới có thể bứt phá, phát triển tương xứng với tiềm năng.





Source link

Cùng chủ đề

MISA hợp tác với Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu nhằm thúc đẩy đột phá công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 4/7/2025, tại Lễ ra mắt Trung tâm Sáng tạo, Khai thác Dữ liệu (NCDI), MISA là một trong 27 đơn vị đối tác công nghệ chiến lược hợp tác với NCDI nhằm mục tiêu nghiên cứu, phát triển và triển khai các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ và...

Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho Santa FE & Palisade – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội – Tháng 7/2025, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức triển khai Chương trình ưu đãi đặc biệt “Săn quà cực hay – Sắm ngay Santa Fe & Palisade” với giá trị lên đến 100% lệ phí trước bạ cùng nhiều phần quà giá trị. Chương trình được xây dựng với mục tiêu nâng cao toàn diện trải nghiệm khách hàng và mang đến cơ hội sở hữu những sản phẩm chất lượng...

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

GELEX cùng Viglacera tiếp tục là doanh nghiệp đạt Chuẩn Công bố thông tin năm 2025 – Tổng công ty Viglacera

Thông tin được công bố trong “Báo cáo khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2025, ra mắt ngày 01/07/2025, trong khuôn khổ Chương trình IR Awards 2025. Tiêu chí xét chọn thông qua quá trình khảo sát toàn diện hoạt động công bố thông tin của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm nay, chương trình khảo sát tổng cộng 691...

Hoa Sen Home tái hiện showroom trưng bày độc đáo ngay Công viên bờ Đông cầu Rồng Đà Nẵng

Trong chuỗi sự kiện ghi hình chương trình Mái ấm gia đình Việt tại Đà Nẵng, Hệ thống Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) mang đến “showroom di động” được thiết kế từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội An là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á

Trang CNN liệt kê những lý do du khách nên đến với Hội An, đó là văn hóa pha trộn những ảnh hưởng từ Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Pháp, ẩm thực phong phú, bãi biển tuyệt đẹp, dịch vụ đẳng cấp. Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng là một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách nước ngoài. Mới đây, trang tin CNN đã ca ngợi Hội An...

Bốn thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn

Cách đây 20 năm, Khu Đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Quần thể di tích này cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hàng trăm chuyên gia trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu, hỗ trợ trùng tu… Nhiều nhóm tháp từ phế tích được phục dựng gần như nguyên vẹn. Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam...

Thái Nguyên: Thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên có thêm 3 di sản được đưa vào Danh mục, gồm: Chữ Nôm của người Dao tỉnh Thái Nguyên; nghệ thuật may, thêu của người Dao, xã Hợp Tiến (huyện Đồng Hỷ), xã Nghinh Tường và xã Liên Minh (huyện Võ Nhai); hát ví của...

Khánh thành hai phòng trưng bày mới Mỹ Sơn và Đồng Dương tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm-pa Đà Nẵng

Tin từ Đại sứ quán Pháp cho biết, sáng 27-2 tới, hai phòng trưng bày mới mang tên “Mỹ Sơn” và “Đồng Dương” của Bảo tàng Điêu khắc Chăm-pa Đà Nẵng sẽ được khánh thành với sự hiện diện của các lãnh đạo TP Đà Nẵng, Viện Khoa học xã hội, Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác Cổ. Hai phòng trưng bày mới này sẽ là nơi tôn vinh thêm giá trị của kho báu...

Phố cổ Hội An, bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị

Phố cổ Hội An nằm cách thành phố Đà nẵng 30km về phía đông nam, cách thị xã tỉnh lỵ Tam Kỳ 60km về phía đông bắc. Từ thế kỷ 16 đến 19, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hải trình thương mại đông - tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam dưới triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa,...

Bài đọc nhiều

TP. Phổ Yên: Tập huấn lái xuồng và tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 11 và 12-5, tại phường Tân Phú, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP. Phổ Yên tổ chức lớp tập huấn lái xuồng và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 cho 120 cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp và dân quân tự vệ thuộc 18 xã, phường trên địa bàn. Các cán bộ, chiến sĩ thực hành lái xuồng cứu nạn trên sông Cầu. Các học viên được bồi dưỡng...

Nông dân bỏ ruộng hoang vì thiếu nước

Ba xóm Vạn Phú, Ao Sen và Hạ Đạt của xã Thành Công (TP. Phổ Yên) hiện có 617 hộ dân với 2.686 nhân khẩu, trong đó trên 98% là đồng bào dân tộc Sán Dìu. Do không có nước tưới nên nhiều diện tích ruộng cấy lúa của bà con nơi đây đành bỏ hoang. Điều này đã và đang khiến đất canh tác bị lãng phí, thu nhập, đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Cánh đồng...

Những lưu ý khi chơi thể thao trong mùa nắng nóng

e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34 ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 DFBEFAB3B60D09EAE05382FC036713AC e7837c02811fa974018150e83afa53fd /multimedia/infographic/ Những lưu ý khi chơi thể thao trong mùa nắng nóng adf923db88157b8a0188705bb90d2d8e Infographic (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Source link

Thái Nguyên: Doanh thu kinh tế số tăng 50%

6 tháng đầu năm nay, lĩnh vực kinh tế số của Thái Nguyên đạt được những kết quả tích cực. Tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn ước đạt 357 nghìn tỷ đồng (hơn 15 tỷ USD), tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022. Mô hình chợ 4.0 góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển. Trong ảnh: Người dân quét mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ Trung tâm Đại...

Đảng bộ Đại học Thái Nguyên: Kết nạp 140 đảng viên mới

Thời gian qua, Đảng ủy Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) và các cấp ủy cơ sở luôn quan tâm thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức và người học. Chi bộ Khoa Điện tử, thuộc Đảng bộ Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp (Đại học Thái Nguyên) tổ chức kết nạp 2 đảng viên là sinh viên. Theo đó, Đảng ủy ĐHTN và các cấp ủy cơ sở...

Cùng chuyên mục

Xuôi hồ Ghềnh hái chè Khe Lim

Chè Khe Lim là một trong những loại chè nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và chất lượng cao. Cái tên Khe Lim gắn liền với một vùng đất trồng chè truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên, nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu vô cùng thuận lợi cho cây chè phát triển. Vào vụ chè, sáng sớm mọi người cùng nhau xuống hồ Ghềnh đến vùng...

Thái Nguyên – Vùng đất tứ đại danh Trà

Trà đã đi vào tâm thức Việt một cách tự nhiên từ bao đời nay. Pha một ấm trà với hương thơm thanh mát, mộc mạc và dành thời gian thưởng thức vào sáng sớm hay sau mỗi bữa ăn đã trở thành một thói quen, một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của nhiều người, hay sâu xa hơn là văn hóa của người Việt. Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản...

Bảo tồn múa rối cạn của người Tày – Thái Nguyên

Múa rối cạn là nét nghệ thuật độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, trong số đó thì rối cạn của người Tày có một nét văn hóa độc đáo và khác lạ. Người Tày thường biểu diễn rối cạn vào dịp đầu năm mới hay trong những lễ hội như: lễ hội Lồng Tồng, lễ hội xuống đồng... là nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Tày. Chỉ từ những...

Áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp Thái Nguyên

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ được vai trò là cửa ngõ quan trọng cho nền kinh tế. Toàn tỉnh có thêm 7 xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 53 sản phẩm nông nghiệp có dánh giá xếp hạng OCOP trong đó có 7 sản phẩm dự thi OCOP 5 sao cấp quốc gia...

Nông nghiệp Thái Nguyên chuyển đổi số vững vàng phát triển

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tại dựng môi trường hệ sinh thái số nông nghiệp giúp nông sản của người nông dân khẳng định chỗ đứng trên thị trường...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất