Trang chủEnterpriseTổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt NamPhát huy vai trò chủ lực của các doanh nghiệp dầu khí...

Phát huy vai trò chủ lực của các doanh nghiệp dầu khí trong phát triển điện gió ngoài khơi

Điện gió ngoài khơi không chỉ là nguồn năng lượng sạch mà còn mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc tạo ra hàng nghìn việc làm, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển công nghệ. Việc này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực ven biển, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Với đà phát triển và phục hồi kinh tế mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn về năng lượng, đặc biệt là nhu cầu điện ngày càng tăng để phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn. Điều này đòi hỏi một sự chuyển đổi năng lượng đáng kể, nơi mà năng lượng tái tạo với điện gió ngoài khơi đóng vai trò trung tâm. Sự phát triển của nguồn năng lượng này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng mà còn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, như đã thể hiện trong Quy hoạch điện VIII.

Trong bối cảnh toàn cầu, Việt Nam cũng đã thể hiện cam kết của mình trong việc giảm phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo để đạt cân bằng phát thải ròng khí carbon về 0 (net zero) vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu (COP) lần thứ 26 vào năm 2021. Tiếp theo sự kiện này, Việt Nam đã tham gia vào một loạt các cuộc thảo luận và đàm phán quốc tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, trong nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong và bên lề các Hội nghị COP 27 và COP 28 vừa qua.

Phát huy vai trò chủ lực của các doanh nghiệp dầu khí trong phát triển điện gió ngoài khơi

Điện gió ngoài khơi không chỉ là nguồn năng lượng sạch mà còn mang lại lợi ích kinh tế

Điện gió ngoài khơi không chỉ là nguồn năng lượng sạch mà còn mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc tạo ra hàng nghìn việc làm, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển công nghệ. Việc này sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực ven biển, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Bên cạnh đó là đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, giảm thiểu rủi ro từ sự cố và gián đoạn năng lượng. Hơn nữa, việc phát triển các dự án điện gió ngoài khơi không chỉ giúp đất nước giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch mà còn góp phần đáng kể vào việc giảm phát thải khí nhà kính.

Quy hoạch điện VIII của Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển mạnh mẽ ngành năng lượng tái tạo, trong đó điện gió ngoài khơi là một phần không thể thiếu. Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi, với bờ biển dài hơn 3.000 km, nhiều hải đảo cùng điều kiện gió tốt với tốc độ gió thổi bình quân quanh năm từ 5m/s trở lên, đặc biệt ở các khu vực miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ. Với vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn, ở mức tốt trên thế giới để phát triển điện gió ngoài khơi. Theo đánh giá của Tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank), Việt Nam có tiềm năng xây dựng dự án điện gió ở các khu vực đất dọc ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên, khu vực Bắc Trung Bộ và một phần diện tích nhỏ ở khu vực miền Bắc. Tiềm năng lý thuyết đối với điện gió trên bờ hơn 320GW, đối với điện gió ngoài khơi khoảng 600GW.

Tính đến hết năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam đạt khoảng 20,7GW, chiếm hơn 27% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện, trong đó điện gió khoảng 4GW (gồm các dự án điện gió trên bờ và gần bờ). Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực về gia tăng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo. World Bank dự kiến các dự án điện gió ngoài khơi móng cố định sẽ chiếm phần lớn thị trường điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Theo báo cáo “Lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam”, World Bank đã đặt ra 2 kịch bản tăng trưởng thấp và cao cho điện gió ngoài khơi Việt Nam. Trong đó, đối với kịch bản phát triển thấp, Việt Nam năm 2035 sẽ có 11GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi. Đối với kịch bản phát triển cao, Việt Nam có thể có 21GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi.

Với dự báo ở 2 kịch bản trên của World Bank, điện gió ngoài khơi có thể cung cấp 5-12% tổng nguồn cung năng lượng điện của Việt Nam vào năm 2035, cho thấy tiềm năng dồi dào cùng với tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi ở nước ta. Tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo phương án phát triển nguồn điện, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước khoảng 6.000MW vào năm 2030; quy mô có thể tăng thêm trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 – 91.000MW.

Trước bối cảnh các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi trên thế giới đang bùng nổ và cam kết của Chính phủ Việt Nam về việc đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050, các chuyên gia nhận định rằng giai đoạn hiện nay chính là “thời điểm vàng” để Việt Nam khởi động và nhập cuộc vào ngành năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Phát huy vai trò chủ lực của các doanh nghiệp dầu khí trong phát triển điện gió ngoài khơi

Lãnh đạo Petrovietnam báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi

Với bề dày hơn 60 năm xây dựng và phát triển ngành dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) là tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước; đóng góp rất quan trọng cho ngân sách Nhà nước trong suốt 35 năm đổi mới. Petrovietnam hiện nay không chỉ sở hữu chuỗi giá trị các dịch vụ dầu khí trải dài từ Thượng nguồn – Trung nguồn – Hạ nguồn mà còn xây dựng được ngành công nghiệp dịch vụ chất lượng cao đi kèm nhằm tăng tính tự chủ và toàn diện của chuỗi.

Thực tế, Petrovietnam cũng đã bắt đầu có những chuyển động mới để đón bắt các cơ hội trong lĩnh vực mới. Với lợi thế tương đồng giữa điện gió ngoài khơi và các dự án dầu khí ngoài khơi cùng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, Petrovietnam và các đơn vị thành viên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động tiền đề để thúc đẩy việc tham gia thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi. Dù đã khẳng định được năng lực, kinh nghiệm và có nhiều lợi thế khi triển khai thành công nhiều dự án dầu khí ngoài khơi trong nhiều năm liền, nhưng khi chuyển đổi từ lĩnh vực dầu khí, các đơn vị này sẽ phải có những bước chuyển mình và thay đổi rõ rệt để có thể đáp ứng được những yêu cầu đặc trưng của ngành điện gió ngoài khơi.

Đứng trước tiềm năng to lớn của thị trường điện gió ngoài khơi, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra khả năng tương thích về hoạt động và kỹ thuật giữa dịch vụ cho dầu khí và dịch vụ cho điện gió. Đặc biệt với đặc thù các lô/mỏ dầu khí của Việt Nam đều nằm trên thềm lục địa, do đó đặc biệt có lợi thế đặc thù dự án trên biển. Khi đánh giá khả năng đa dạng hóa dịch vụ cho dự án dầu khí và dự án điện gió ngoài khơi sẽ tập trung chủ yếu ở các đơn vị dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ và các đơn vị đã tham gia vào quá trình Thăm dò Khai thác tại các lô mỏ dầu khí cũng như ở 02 khía cạnh năng lực nhân sự, cơ sở hạ tầng. Theo các phân tích về khả năng tương thích về năng lực, kỹ thuật giữa dịch vụ kỹ thuật cho dự án dầu khí và dự án điện gió ngoài khơi, các đơn vị dịch vụ của Petrovietnam ngoài năng lực về con người hiện có cần đảm bảo năng lực tài sản vật chất để đáp ứng chuỗi dịch vụ.

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC.

Công trường thi công chân đế điện gió ngoài khơi tại cảng PTSC.

Với bối cảnh của thị trường điện và dịch vụ dầu khí tại Việt Nam, cơ hội chủ yếu cho các đơn vị dịch vụ của Petrovietnam có thể nhìn thấy từ các dự án điện gió ngoài khơi nhờ tận dụng/phát triển dịch vụ hệ thống cảng, hạ tầng ngoài khơi hỗ trợ vận tải thiết bị, lắp đặt chân móng, cột gió, địa chấn, đánh giá môi trường. Đây là những mảng dịch vụ nằm trong năng lực hiện có các đơn vị và có thể thực hiện ngay.

Trong chuỗi giá trị dịch vụ của Petrovietnam hiện nay, hệ thống cảng hậu cần cũng như bãi chế tạo đang là lợi thế mạnh của các đơn vị dịch vụ. Tuy nhiên theo đánh giá của BVG Associates, ngoài vị trí thuận lợi (nơi có nhiều dự án điện gió ngoài khơi được quy hoạch) các hạ tầng muốn đủ năng lực cung ứng cả cho các dự án điện gió cần đầu tư nâng cấp một số các hạng mục như: mở rộng và nâng cấp cảng theo hướng mở, chuỗi công việc, đầu tư nâng cấp hệ thống cần cẩu, cẩu trục siêu trọng, diện tích lưu trữ/kho, thiết bị hàn, cắt, uốn thép, thiết bị cẩu di động, cẩu bánh xích, SPMT4,…). Hệ thống cảng của các đơn vị dịch vụ của Petrovietnam đều được đánh giá năng lực tốt và chỉ cần đầu tư nhỏ là có thể đáp ứng các dịch vụ cho điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó hệ thống tàu dịch vụ, thiết bị của Tập đoàn cũng đáp ứng cung cấp được dịch vụ cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra, qua nghiên cứu, một dự án điện gió ngoài khơi cũng có các khâu tương tự như dự án dầu khí. Bên cạnh đó, việc chế tạo các công trình biển cho ngành dầu khí có rất nhiều nét tương đồng như đối với các công trình điện gió ngoài khơi khi cả hai ngành đều yêu cầu lực lượng lao động có tay nghề cao và các tiêu chuẩn khắt khe trong công tác chế tạo để đảm bảo việc hoạt động của các công trình ngoài khơi trong nhiều năm liền. Với tổng số nhân sự trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí có liên quan đến điện gió ngoài khơi là khoảng 22 nghìn người lao động, theo đánh giá khảo sát mức độ phù hợp của chuyên môn hiện tại tới lĩnh vực điện gió ngoài khơi khá cao.

Ngành công nghiệp dầu khí đã phát triển ở Việt Nam hơn 40 năm qua, theo sát đó là dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là đơn vị thành viên chủ lực của Petrovietnam hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho ngành dầu khí, công nghiệp và năng lượng trong nước và khu vực.

Phát huy vai trò chủ lực của các doanh nghiệp dầu khí trong phát triển điện gió ngoài khơi

Người lao động PTSC

PTSC hiện đang sở hữu cơ sở vật chất, các bãi chế tạo và lực lượng lao động gần 10.000 người có chuyên môn cao để tham gia cung cấp dịch vụ cho ngành công nghiệp này. PTSC hiện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất gồm 08 căn cứ cảng trải dài từ Bắc tới Nam với tổng diện tích trên 300ha và gần 3km cầu cảng; Sở hữu, quản lý đội tàu gồm 21 tàu dịch vụ đa dạng về chủng loại và công suất được vận hành bởi đội ngũ thuyền viên Việt Nam có năng lực giàu kinh nghiệm; Sở hữu và đồng sở hữu 06 FSO/FPSO phục vụ hoạt động khai thác của khách hàng tại các mỏ trong và ngoài nước cùng các cơ sở vật chất phục vụ công tác khảo sát, công tác chế tạo, đóng mới các công trình dầu khí cũng như công tác vận chuyển, đấu nối, xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ các công trình dầu khí biển.

Với năng lực hiện tại, PTSC có thể tham gia cung cấp dịch vụ cho tất cả các khâu của một dự án dầu khí từ tìm kiếm thăm dò (các hoạt động khảo sát, hỗ trợ khoan thăm dò), phát triển dự án (chế tạo, vận chuyển, lắp đặt các công trình biển, hỗ trợ khoan), khai thác (vận hành bảo dưỡng, căn cứ cảng, tàu dịch vụ…) đến chấm dứt hoạt động (tháo dỡ, di dời các công trình biển). Không chỉ vậy, với tư cách là thành viên duy nhất của Petrovietnam có đầy đủ năng lực và cơ sở pháp lý để tham gia đầu tư, phát triển và vận hành các dự án điện gió ngoài khơi, PTSC hiện đang thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nhà đầu tư/nhà phát triển uy tín trên thế giới về lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi, tạo mối quan hệ với các tổ chức tài chính và tín dụng lớn để tìm kiếm cơ hội tham gia đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Do đó, với các thế mạnh của mình, PTSC được các chuyên gia đánh giá có đầy đủ năng lực để đầu tư phát triển dự án cũng như cung cấp chuỗi dịch vụ cho ngành điện gió ngoài khơi. Hiện nay PTSC đã được các nhà phát triển điện gió ngoài khơi quốc tế tin tưởng chọn tham gia vào chuỗi cung ứng của họ cũng như cùng tham gia đầu tư vào các dự án này trong thời gian tới. Trong xu hướng phát triển xanh, PTSC, đang chuyển hướng hoạt động với trọng tâm là lĩnh vực điện gió ngoài khơi, hướng tới mục tiêu trở thành nhà đầu tư phát triển dự án và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho ngành công nghiệp mới này trên phạm vi toàn cầu.

Ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam giới thiệu với Đoàn công tác Chính phủ Singapore về cơ sở vật chất, công nghệ của PTSC

Ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc PTSC giới thiệu với Đoàn công tác Chính phủ Singapore về cơ sở vật chất, công nghệ của Tổng công ty

Trước đây, PTSC đã từng tham gia thực hiện các dự án điện gió tại quần đảo Trường Sa (2008- 2010) và huyện đảo Phú Quý (2010-2013) nhưng PTSC chỉ chính thức tham gia lĩnh vực điện gió ngoài khơi trong khoảng 03 năm đổ lại đây. Ban đầu là từ các gói vận chuyển thiết bị, lắp đặt tháp turbine gió, rải cáp ngầm, cung cấp dài hạn tàu chuyên dụng tại dự án điện gió gần bờ; lắp đặt và vận hành thiết bị FLIDAR khảo sát, thu thập số liệu hải dương, thủy văn… cho Dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long của khách hàng Enterprize Energy ở khu vực Bình Thuận. Tiếp đó PTSC đấu thầu và trúng thầu quốc tế hợp đồng thiết kế, mua sắm và chế tạo 02 trạm biến áp ngoài khơi (OSS) cho dự án điện gió ngoài khơi Hai Long 2 & 3 tại Đài Loan (Trung Quốc). Đây cũng là việc tận dụng thế mạnh sẵn có từ kinh nghiệm 30 năm cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho dầu khí trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ của PTSC để chính thức đặt chân vào chuỗi cung ứng cho các dự án điện gió ngoài khơi là Hợp đồng chế tạo 33 chân đế cho dự án trang trại điện gió ngoài khơi có tổng công suất 920MW tại Đài Loan (Trung Quốc) của khách hàng Orsted. Với hợp đồng này, PTSC sẽ chế tạo và cung cấp 33 chân đế móng cố định, với mỗi chân đế có chiều cao khoảng 85m và trọng lượng khoảng 2.300 tấn. Tổng khối lượng kết cấu thép theo Hợp đồng là gần 100.000 tấn. Đây là khối lượng rất lớn so với các dự án dầu khí PTSC đã thực hiện và có quy mô lớn, sản xuất lại mang tính hàng loạt với các chân đế tương đồng nhau. Điều này khác với một giàn dầu khí có quy mô lớn, nhiều thiết bị, nhưng là thực hiện đơn chiếc. Từ tính chất đó dẫn tới năng suất sản xuất điện gió ngoài khơi phải cao và tiến độ phải nhanh. Đây cũng là một điểm khác quan trọng so với việc sản xuất các giàn dầu khí với thời gian chế tạo một giàn có khi đến vài năm mới hoàn thành.

Hiện PTSC vẫn đang tiếp tục theo đuổi các gói thầu chế tạo chân đế điện gió tiếp theo cho các dự án tại Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Châu Âu,… PTSC đang đặt mục tiêu trở thành mắt xích có giá trị trong chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi toàn cầu. Ở giai đoạn này, khi chuỗi cung ứng chưa thực sự hình thành, việc xác định trở thành một mắt xích là đích PTSC đang hướng tới, nhằm từng bước xây dựng một chỗ đứng vững chắc trong ngành điện gió ngoài khơi trong tương lai. PTSC xác định điện gió ngoài khơi là cơ hội và sẵn sàng đối diện, đương đầu với thử thách và nỗ lực hết mình với mục tiêu đó.

Có thể nói, đối với điện gió ngoài khơi, nhờ thế mạnh năng lực kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi, các đơn vị Petrovietnam trong đó có PTSC có nhiều lợi thế trong việc chiếm lĩnh và gia tăng giá trị tại từng khâu cung ứng/mắt xích chuỗi giá trị các công trình biển, phù hợp với nhiều khâu và hạng mục công việc. Điều này trở nên đặc biệt ý nghĩa khi các hoạt động chế tạo, vận chuyển, lắp đặt các cấu kiện, thiết bị chiếm trọng số chi phí lớn trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, cần có đánh giá đầy đủ nhằm đề xuất chuỗi cung ứng và liên kết giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ trong ngành dầu khí khi tham gia điện gió ngoài khơi để đảm bảo phát huy cao nhất thế mạnh hiện hữu, cũng như đưa ra mục tiêu, giải pháp và kế hoạch thực hiện có hiệu quả hoạt động đầu tư chuyên sâu để chiếm lĩnh các mắt xích có hàm lượng giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, năng lực sản xuất và quản lý cao hơn nữa trong lĩnh vực dịch vụ mới này. Lĩnh vực dịch vụ của Petrovietnam cần đáp ứng không chỉ tối đa cho thị trường ngành dầu khí và các ngành công nghiệp trong nước, mà còn mở rộng cung cấp dịch vụ cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và nước ngoài.

Theo kinh nghiệm của PTSC khi triển khai thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi cho khách hàng quốc tế, chuỗi cung ứng toàn cầu cho lĩnh vực này trên toàn cầu khá mong manh. Tại Việt Nam, có rất ít các đơn vị trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, khối lượng và chất lượng của các dự án này. Do vậy, các đơn vị cần có năng lực, kinh nghiệm và định hướng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau mới đáp ứng các điều kiện của các Nhà đầu tư/ Nhà phát triển các trang trại điện gió ngoài khơi.

Phát huy vai trò chủ lực của các doanh nghiệp dầu khí trong phát triển điện gió ngoài khơi

Chất lượng nguồn nhân lực của PTSC luôn được quan tâm chú trọng nâng cao

Việc xây dựng, gia tăng các chuỗi liên kết giữa các đơn vị với nhau, nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực, chia sẻ và liên kết năng lực, tài sản, thiết bị và máy móc để đáp ứng được yêu cầu cao về khối lượng và chất lượng của các dự án. Các đơn vị dịch vụ trong ngành đã từng bước khẳng định vị thế của mình về khả năng cũng như năng lực không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Tuy nhiên, một số loại hình dịch vụ còn có sự chồng chéo do nhiều đơn vị thành viên trong Tập đoàn cùng thực hiện, phối hợp, hỗ trợ và liên kết cùng phát triển giữa các đơn vị còn hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Để giải quyết được những hạn chế về sự phối hợp giữa các đơn vị trong ngành, cần thiết phải thúc đẩy hợp tác, định hướng phạm vi của các chuỗi dịch vụ cho từng đơn vị, nhằm tối ưu các nguồn lực vật chất, gia tăng hiệu quả đầu tư trong việc cung ứng dịch vụ cho dầu khí và điện gió ngoài khơi.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 76-KL/TW, ngày 24/4/2024 về “Tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng trong giai đoạn mới”. Trong đó đã yêu cầu phát triển ngành dầu khí phải gắn với quá trình chuyển dịch năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng xanh; triển khai thí điểm dự án sản xuất, xuất khẩu điện gió ngoài khơi; sản xuất hydrogen xanh, ammoniac xanh, năng lượng tái tạo gắn với lợi thế của ngành dầu khí… Xây dựng các trung tâm năng lượng quốc gia tích hợp khí, LNG – điện – lọc, hóa dầu, điện gió, điện mặt trời, năng lượng tái tạo quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế tại các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Thanh Hóa,… Phát huy lợi thế của ngành dầu khí trong phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Phát triển Petrovietnam trở thành tập đoàn công nghiệp – năng lượng quốc gia gắn với phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng truyền thống.

Với các định hướng, chiến lược cụ thể, kết hợp với những thế mạnh tương đồng của ngành dầu khí với năng lượng tái tạo ngoài khơi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam/PTSC tin tưởng sẽ chủ động phát huy tốt nhất vai trò chủ lực của các Doanh nghiệp dầu khí trong phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ngoài khơi của Việt Nam trong tương lai không xa.

Lê Mạnh Cường – Tổng Giám đốc PTSC

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/9029d760-0506-4a92-9824-ff664e651e15

Cùng chủ đề

Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp đồng hành cùng TP Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật Rực rỡ...

Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và các công ty thành viên khác trong Tập đoàn đồng hành cùng UBND Thành phố Hà Nội và UBND Quận Nam Từ Liêm tổ chức màn...

Quỹ Thắp Sáng Niềm Tin: Hoàn thành chiến dịch gây quỹ trên MoMo đợt 2

Chiến dịch gây quỹ Thắp Sáng Niềm Tin trên nền tảng MoMo đợt 2 năm 2024 đã hoàn thành mục tiêu 160 triệu đồng qua Trái Tim MoMo và 6,4 triệu heo vàng qua Heo Đất MoMo. Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin đã hợp tác với MoMo trong 2 năm vừa qua để tổ chức nhiều đợt vận động gây quỹ, tìm kiếm nguồn tài trợ và kinh phí để trao học bổng cho các sinh viên nghèo...

Kiến nghị chỉnh sửa quy định về ứng phó sự cố tràn dầu

Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị chỉnh sửa quy định về thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy mô lưu trữ. Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Thuận do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 942/BDN ngày 6/11/2024 với nội dung: “Chỉnh sửa quy định về thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (cấp huyện, cấp tỉnh) theo...

Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027

Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên quyết tâm hoàn thành Dự án nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) trước năm 2027. Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên quyết tâm hoàn thành Dự án nhiệt điện Long Phú 1 (Sóc Trăng) trước năm 2027. ...

Động lực mới của PVFCCo – Phú Mỹ

Việc ra mắt diện mạo mới cho tên thương hiệu Phú Mỹ cùng nhiều giải pháp bổ sung động lực mới, làm mới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãnh đạo VIMC thăm và chúc Tết các cảng, doanh nghiệp thành viên tại Hải Phòng và Hà Nội – Tổng công ty Hàng...

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 20/1, ban lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) do Chủ tịch Lê Anh Sơn và Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh dẫn đầu đã thăm và chúc Tết các cảng, doanh nghiệp thành viên khu vực Hải Phòng và Hà Nội.Tại Hải Phòng, ban lãnh đạo do Chủ tịch Lê Anh Sơn dẫn đầu đã ghé thăm các đơn vị thành viên bao gồm...

Green Dragon City – Tâm điểm đầu tư mới của vịnh Bắc Bộ

Thời gian gần đây mọi người bắt đầu biết đến nhiều hơn với Vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh, nơi đang được đánh giá là mảnh đất tựa sơn tiếp thủy hội tụ linh khí đất trời với nhiều giá trị tiềm năng không chỉ về đầu tư mà cả sự thay đổi dần về môi trường sống cùng sự vận động không ngừng nghỉ trong tốc độ phát triển kinh tế, đô thị. Có những mảnh đất...

Cảnh báo giao dịch khống bằng thẻ tín dụng trong dịp Tết Nguyên Đán

Nhằm hỗ trợ Quý khách hàng hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng, giao dịch thẻ tín dụng trong dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt với dịch vụ “đáo hạn thẻ” (giao dịch khống), Ngân hàng SHB khuyến cáo người dùng thẻ cần lưu ý một số thông tin sau: Đáo hạn thẻ hay còn gọi là giao dịch khống là hành vi khách hàng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế không phát...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 23.01.2025

Hà Nội, ngày 23.01.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 23 tháng 01 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính; được công khai tại website petrolimex.com.vn và các Công ty xăng...

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 23.01.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/PLX/Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 23.01.2025 - chi tiết xem tại  TCBC  công bố trên website    www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 16.01.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 23.01.2025, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là:- Ước trích: 0 đồng;- Ước chi: 0 đồng;- Ước tồn: 3.081 tỷ đồng (Ba...

Bài đọc nhiều

01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Việt Nam – Thái Lan nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ

Trên cơ sở quan hệ gắn bó và những thành tựu hợp tác đã đạt được giữa Việt Nam - Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hai bên cần nỗ lực hướng tới nâng cấp quan hệ trong thời gian tới. Ngày 7.12, tại tòa nhà Quốc hội Thái Lan đã diễn ra lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, với sự chủ...
06:08:18

CNN lan tỏa vẻ đẹp bất tận của du lịch Việt Nam ra thế giới

Video dài 30 giây trên kênh truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số của CNN đã đưa công chúng quốc tế bước vào hành trình khám phá vẻ đẹp bất tận của Việt Nam đầy kỳ thú. Từ những giá trị văn hóa đặc sắc đến các bãi biển hoang sơ, kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống thường nhật đầy màu sắc... tất cả cùng hòa quyện, tạo nên bức tranh sống động về du...

Đèn lồng khổng lồ 70m làm khách Nhật bất ngờ: Người Việt quá sáng tạo!

(Dân trí) - Có mặt tại lễ hội đèn lồng quốc tế ở Việt Nam, anh Harashima người Nhật cho biết rất bất ngờ khi thấy nhiều tác phẩm được thiết kế hoành tráng. Đặc biệt, anh ấn tượng với nhiều đèn lồng đội Việt Nam. Từ 18/1 đến 16/3, lễ hội đèn lồng quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Ánh sáng phương Đông" tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Đây là sự kiện văn...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Gương mặt Việt nổi bật ‘Forbes’ Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Lập nghiệp trong ngành truyền thông ở Mỹ là một quyết định táo bạo của Nguyễn Siêu, nhà làm phim người Việt duy nhất làm việc ở HBO, người có tên trong danh sách "30 under 30" Forbes Mỹ ngành tiếp thị/quảng cáo. Nhà làm phim người Việt duy nhất ở HBO Tháng 12.2024, tạp chí Forbes của Mỹ đã công bố danh sách "30 under 30" (30 người trẻ tuổi dưới 30) bắc châu Mỹ (North America) của 20 lĩnh vực....

Mới nhất

Cấp cứu nhiều ca tai nạn giao thông do rượu bia, dọn nhà bị ngã chấn thương

Từ ngày 20-24/1, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 245 ca cấp cứu do TNGT, 169 trường hợp cấp cứu do tai nạn sinh hoạt. Vào nhập viện trong tình trạng đa chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân H.T.H (39 tuổi,...

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất