Trang chủNewsThời sựPhát huy tinh thần trách nhiệm, tạo khí thế mới, động lực...

Phát huy tinh thần trách nhiệm, tạo khí thế mới, động lực mới, hoàn thành nhiệm vụ được giao


Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quán triệt, tuyên truyền rộng rãi, hiểu sâu sắc bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua đó củng cố thêm niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, có thêm bản lĩnh, tự tin; phát huy tinh thần trách nhiệm; tạo khí thế mới, động lực mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Toàn cảnh phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 1/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thường kỳ, đánh giá hình kinh tế – xã hội tháng 1/2024, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội và lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế.

Kinh tế – xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực

Tại phiên họp, các thành viên nêu đánh giá: Trước những khó khăn, thách thức do tác động của tình hình thế giới, cũng như vấn đề nội tại của nền kinh tế, với tinh thần không để “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm mới 2024, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội; tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, dứt khoát, rõ ràng, việc nào dứt việc đó, theo tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”.

Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực với nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên các lĩnh vực. Trong đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,37% so với cùng kỳ; thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay duy trì xu hướng giảm. Thu ngân sách Nhà nước đạt 231.000 tỷ đồng, giảm nhẹ; xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh với tổng kim ngạch đạt gần 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ, xuất siêu 2,92 tỷ USD.

Đáng chú ý, các ngành, lĩnh vực chủ yếu có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 18,3% so với cùng kỳ, thể hiện xu hướng tích cực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 8,1%; đón trên 1,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 73,6% so với cùng kỳ.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 2,58% kế hoạch, cao hơn so cùng kỳ; vốn FDI đăng ký đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2%; vốn FDI thực hiện đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ (tăng 24,8% số doanh nghiệp, tăng 52,8% số vốn đăng ký và tăng 50,8% số lao động). Công tác quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay có 109/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt. Kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được thúc đẩy.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Đối ngoại, hội nhập quốc tế được tăng cường, nhiều hoạt động đối ngoại cấp cao diễn ra ngày từ đầu năm; uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên. Các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Mặc dù vậy, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận: Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lạm phát, tỷ giá, nợ xấu tiềm ẩn rủi ro. Nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ còn gặp khó khăn do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường thế giới, nhất là do thiên tai, căng thẳng tại một số khu vực.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu; thị trường bất động sản còn khó khăn; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn…

Các thành viên Chính phủ cũng đề xuất tiếp tục chăm lo công tác an sinh xã hội, trong đó có xóa nhà tạm, dột nát, xây dựng các khu nội trú cho học sinh, giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa…

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở không được say sưa với thắng lợi; không chủ quan lơ là mà cần tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

Chỉ rõ và phân tích các hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, lãnh đạo chủ chốt, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng để cụ thể hóa thành kế hoạch, lộ trình thực hiện của từng cấp, ngành và cơ quan.

Bên cạnh đó, cần phát huy tính chủ động, tích cực, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc và phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó là nâng cao năng lực dự báo và nắm chắc tình hình; bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; tập trung xử lý công việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh phô trương, hình thức. Thủ tướng cho rằng phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm; nâng cao hiệu quả phối hợp, nhất là giải quyết những vấn đề liên ngành, liên vùng; chủ động báo cáo và đề xuất giải pháp vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu trước mắt tập trung lo cho toàn dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người yếu thế được đón Tết an lành, vui tươi, tiết kiệm, nghĩa tình và an toàn; mọi người dân đều có Tết; khẩn trương hoàn thiện Chương trình, Kế hoạch hành động, các văn bản cụ thể để triển khai các Nghị quyết số 1 và 2 của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu tập trung chuẩn bị các đề án theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng đề ra; tiếp tục phát huy hiệu quả của 26 Tổ công tác của Thành viên Chính phủ và 5 Tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, trực tiếp làm việc, nắm bắt, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc ngay từ đầu năm; tổ chức họp với các địa phương để triển khai các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ bằng hình thức phù hợp.

Thủ tướng chỉ đạo phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Đồng thời phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; củng cố những thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới; tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng. Trong đó, tập trung tạo thuận lợi thu hút, giải ngân các nguồn lực đầu tư của toàn xã hội; xúc tiến, thu hút dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen…

Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản sang những thị trường lớn, tiềm năng; đẩy nhanh đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE, các FTA với Brazil, Khối thị trường chung Nam Mỹ, Ấn Độ; khai thác thị trường Halal để mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng; khai thác hiệu quả thị trường trong nước, thực hiện kích cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán; triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thủ tướng lưu ý thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Trong đó, thúc đẩy mạnh mẽ 6 vùng kinh tế – xã hội theo Nghị quyết của Bộ Chính trị; tranh thủ cơ hội mới từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất, thương mại, đầu tư toàn cầu và khu vực, thu hút đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực chíp bán dẫn, linh kiện…; thu hút nguồn lực tài chính xanh, tín dụng xanh ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới Hydrogen; xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024. (Nguồn: TTXVN)

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia; đẩy nhanh phê duyệt quy hoạch.

Trong đó, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2024; xử lý các dự án tồn đọng, khó khăn, vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng…; khẩn trương hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch còn lại và 5 quy hoạch vùng; triển khai nhanh, hiệu quả quy hoạch đã ban hành.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sửa ngay quy định liên quan nguyên vật liệu xây dựng, nhất là phục vụ đắp nền. Các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát mỏ đất đá, xử lý nghiêm sai phạm”, Thủ tướng yêu cầu.

Các bộ, ngành, địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực; quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; tập trung triển khai thực hiện Đề án 06 theo tinh thần bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo thực hiện phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu. Trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, ngành công nghiệp chủ lực; đẩy nhanh tiến độ dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa mạnh mẽ; chủ động triển khai giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng; kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu…, nhất là huy động sức mạnh tổng lực sớm hoàn thành đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối.

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm, phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các mặt hàng nông sản chất lượng, giá trị gia tăng cao; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; quyết liệt tháo gỡ ách tắc, khắc phục “thẻ vàng” (IUU) của ngành thủy sản, giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo.

Về dịch vụ, du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao như vận tải, logistics, giáo dục, y tế, ngân hàng…; lưu ý nâng cấp các cảng thủy nội địa và khai thác tốt tuyến vận tải đường sắt để tăng tính kết nối; có giải pháp cụ thể để tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chú trọng lĩnh vực văn hóa, xã hội; làm tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tiếp tục củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội.

Mặt khác, các bên liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế, thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội; nâng cao hiệu quả công tác dân vận; thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ cơ sở; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, tuyên truyền rộng rãi, hiểu sâu sắc bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, qua đó, củng cố thêm niềm tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước, có thêm bản lĩnh, tự tin; phát huy tinh thần trách nhiệm; tạo khí thế mới, động lực mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.





Nguồn

Cùng chủ đề

Các bộ, ngành, địa phương phải có chỉ tiêu tăng trưởng mới

Ngày 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết...

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Thắng lợi vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng ở khu vực Đông...

Nhà nghiên cứu người Campuchia cho rằng, những thành tựu to lớn đạt được từ công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nền tảng vững chắc để hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển vững mạnh và sự phồn vinh của nhân dân Việt Nam trong tương lai.

Đất nước sẽ chuyển mình trong kỷ nguyên mới

PGS .TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã bày tỏ niềm tin của mình về “kỷ nguyên mới” của dân tộc trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại. - Thưa ông, cả nước hiện đang rất quan tâm đến khái niệm "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", cảm nhận của ông về vấn đề này là gì? ...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba quy tắc ăn uống, tập luyện để đánh tan mỡ thừa sau Tết

Áp dụng quy tắc 16 tiếng nhịn - ăn trong 8 tiếng hoặc cắt giảm lượng carb tinh chế từ cơm, bánh mì… giúp cải thiện tiêu hóa sau Tết, buộc cơ thể phải đốt cháy mỡ thừa làm năng lượng hoạt động.

Vì sao WTO không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019?

Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế - đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019.

Dư luận châu Âu phản ứng về hành động của tỷ phú Elon Musk, quay lưng với Tesla?

Hãng xe điện Tesla khởi đầu năm 2025 không mấy suôn sẻ khi doanh số giảm mạnh tại 5 thị trường lớn ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan.

Nâng tầm du lịch văn hóa Việt, để du khách tìm thấy sự khác biệt ở mỗi nơi họ đến

Khách du lịch ngày nay, nhất là những người du lịch dài ngày, muốn tìm thấy sự đa dạng, khác biệt ở mỗi nơi họ đến. Đừng để họ chỉ đến một thành phố rồi đi mất.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Bài đọc nhiều

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Dấu ấn hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm qua, công tác đối ngoại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có dấu ấn to lớn, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp gỡ nhân sĩ và thế hệ trẻ hai nước, tháng 12.2023, tại Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn Gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Cùng chuyên mục

Israel đang biến trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây trở thành ‘Gaza thứ hai’

(CLO) Chiến dịch quân sự của Israel đã biến trại tị nạn Jenin tại Bờ Tây này thành "thị trấn ma" với mức độ tàn phá chưa từng thấy trong hơn 20 năm, có thể trở thành "Dải Gaza thứ hai" tới đây. ...

Người phụ nữ không mặc quần áo văng khỏi xe ôtô có quan hệ gì với tài xế?

(NLĐO) - Tại cơ quan chức năng, người phụ nữ khai nhận sự việc xảy ra vào tối mùng 1 Tết, sau khi người này uống rượu say ...

Phó Chủ nhiệm UBKT huyện ủy xin nghỉ hưu trước 9 năm

Mặc dù còn hơn 9 năm công tác, nhưng Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngày 5/2, đại diện Ban tổ chức Huyện ủy Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, mặc dù còn hơn 9 năm công tác nhưng ông Nguyễn Văn Huy (SN 1973), Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Thạch Hà đã làm đơn xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện cho tổ chức...

khẩn trương xử lý tài sản công, trụ sở làm việc dôi dư

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương nhanh chóng lập phương án xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc không còn sử dụng, hoặc không đúng mục đích… Việc này nhằm tránh lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực...

Gần 30 người bị thương do pháo nổ dịp Tết ở Đắk Lắk

(NLĐO) – Trong dịp Tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 27 trường hợp bị thương do pháo nổ, nhiều người bị mất ngón tay. ...

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). ...

Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới?

Lần sửa đổi này, Luật Doanh nghiệp sẽ bổ sung nội dung liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi. Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới?Lần sửa đổi này, Luật Doanh nghiệp sẽ bổ sung nội dung liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi. ...

“Game thoái vốn” tại Domesco?

Trung bình giao dịch một phiên trong năm 2024 của cổ phiếu DMC chỉ chưa đến 3.000 đơn vị/phiên, nhưng chỉ trong 3 phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (22-24/1/2025), khối lượng giao dịch bình quân tăng vọt gần 31.000 đơn vị/phiên. Trung bình giao dịch một phiên trong năm 2024 của cổ phiếu DMC...

Gia cảnh khó khăn của người phụ nữ góa bụa nhặt tài sản 400 triệu đồng, trả lại người đánh mất

Dù gia cảnh khó khăn, đơn thân nuôi 3 con nhỏ nhưng khi nhặt được số tiền lớn, người phụ nữ ở Ninh Thuận đã trả lại cho người bị mất. ...

Mới nhất