Trang chủNewsChính trịPhát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính – đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chiều 29/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2020-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2020-2025 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Dự buổi làm việc còn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

Cùng dự còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế của cả Quảng Nam và Đà Nẵng

Sau khi lắng nghe các báo cáo kết quả nổi bật, nhiệm vụ trọng tâm, đề xuất, kiến nghị của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, những ý kiến trao đổi, phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, Đà Nẵng cũng đang đứng trước nhiều thách thức, nền kinh tế vẫn thuộc diện quy mô nhỏ so với cả nước và nhiều địa phương khác; chưa có nhiều tập đoàn lớn đầu tư; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo dù được chú trọng nhưng chưa tạo thành động lực thật sự mạnh mẽ. Vai trò kết nối vùng của Đà Nẵng – đặc biệt với Quảng Nam và các địa phương miền Trung – vẫn chưa được phát huy đầy đủ.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu, triển khai các mô hình phát triển mới, kể cả việc điều chỉnh đơn vị hành chính, trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm mở rộng dư địa tăng trưởng, tái cấu trúc không gian phát triển và bộ máy quản lý cho phù hợp với tầm nhìn dài hạn.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện là một định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đang được triển khai khẩn trương, kiên quyết, dứt khoát trên cơ sở tham vấn rộng rãi, đặt sự đồng thuận làm nền tảng. Đây là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước. Mọi cải cách thể chế đều phải vì lợi ích thiết thực và lâu dài của nhân dân.

Tổng Bí thư chia sẻ, một chủ trương lớn, mang tính đổi mới thể chế sâu sắc, chắc chắn sẽ tạo ra một số băn khoăn trong cán bộ và nhân dân. Người dân lo mất đi bản sắc văn hóa, tên gọi truyền thống, lo “bị gộp,” mất vị thế địa phương, băn khoăn sau sắp xếp dịch vụ công có thuận lợi hơn không; cán bộ lo ngại ảnh hưởng tới công việc, thu nhập, vị trí…

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy, chính quyền cần giải thích, đối thoại, bảo đảm công việc hành chính vận hành thông suốt, dịch vụ công nhanh chóng, thuận lợi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính, bảo tồn các tên gọi truyền thống dưới nhiều hình thức khác nhau, xây dựng cơ sở dữ liệu lịch sử-văn hóa…, thực hiện đúng chủ trương “cái mới phải tốt hơn cái cũ”, “nhân dân phải được phục vụ tốt hơn.”

ttxvn-tong-bi-thu-to-lam-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-thanh-uy-da-nang-va-ban-thuong-vu-tinh-uy-quang-nam-2903-2.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng một Đà Nẵng-Quảng Nam mới phải phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả hai địa phương, cách mạng kiên cường và tinh thần lao động sáng tạo.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, gắn với đổi mới mô hình tổ chức, siết chặt kỷ luật, nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ. Cán bộ phải thực sự là trung tâm đổi mới, là người gắn bó với dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, và là người lan tỏa niềm tin trong nhân dân. Việc tinh giảm biên chế phải giữ lại được những người giỏi. Chính sách an sinh xã hội, người có công, người yếu thế cần tiếp tục là ưu tiên hàng đầu.

Đà Nẵng-Quảng Nam mới sẽ tiếp tục là cực tăng trưởng chiến lược

Gợi ý một số định hướng và nhiệm vụ, Tổng Bí thư nêu rõ, xây dựng Đà Nẵng-Quảng Nam mới phải trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cao của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một Đà Nẵng-Quảng Nam mới, cần định vị mình không chỉ là trung tâm kinh tế-xã hội của miền Trung mà còn thể hiện vai trò tiên phong dẫn dắt các địa phương khác trong quá trình phát triển hiện đại; cần đẩy mạnh tái cấu trúc kinh tế theo hướng nâng cao năng suất lao động và phát huy những tiềm năng, lợi thế; xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế, Khu thương mại tự do, đô thị biển hiện đại, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch di sản chất lượng cao…

Không gian phát triển mới, cần xác định rõ vai trò và lợi thế chiến lược riêng – như cực phát triển công nghiệp, logistics (Chu Lai), trung tâm du lịch văn hóa-sinh thái (Hội An-Mỹ Sơn), khu vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Quy hoạch tổng thể phải đảm bảo phát triển cân bằng, không để xảy ra tình trạng tập trung quá mức vào Đà Nẵng mà lãng quên tiềm năng quý báu của Quảng Nam.

Tổng Bí thư đề nghị, định hình Đà Nẵng-Quảng Nam mới thành “trung tâm đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và khởi nghiệp quốc gia,” tiên phong trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế biển; triển khai mô hình “Chính quyền số-Đô thị thông minh-Nền hành chính hiện đại”; nâng cao chất lượng vốn con người, thu hút nhân tài; xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao và tổ chức Đảng gắn với mô hình quản trị mới; tiếp tục nâng cao và chăm lo đời sống người dân, tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm nguồn nhân lực tại địa phương, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển; tăng cường năng lực quốc phòng-an ninh và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống; tăng cường liên kết vùng – phát triển theo tư duy “không biên giới hành chính” giữa các địa phương.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính – đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực; cần phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển – để vùng đất Quảng -Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế.

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan Trung ương, nhất là Quốc hội và Chính phủ, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để Đà Nẵng-Quảng Nam mới thực hiện tốt các chủ trương lớn của Đảng, nhất là những đề xuất có tính đột phá về cơ chế tài chính, quy hoạch, tổ chức bộ máy, thử nghiệm các lĩnh vực mới nhằm tạo động lực phát triển không chỉ cho Đà Nẵng-Quảng Nam mới mà cho cả khu vực miền Trung và đất nước.Với tư duy đổi mới mạnh mẽ, khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư tin tưởng Đà Nẵng-Quảng Nam mới sẽ tiếp tục là cực tăng trưởng chiến lược, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống hàng đầu, góp phần đưa Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên phát triển bền vững và thịnh vượng.

ttxvn-tong-bi-thu-to-lam-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-thanh-uy-da-nang-va-ban-thuong-vu-tinh-uy-quang-nam-2903-3.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm dự án đầu tư, xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đi kiểm tra tiến độ, động viên người lao động tại dự án đầu tư, xây dựng cảng Liên Chiểu.

Đánh giá cao việc chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án, chỉ ra những yếu tố quan trọng cần lưu ý như vấn đề logistics và ứng dụng công nghệ, Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong quy hoạch cảng, cần phải tính tới quy hoạch đường sắt, khu công nghiệp, ứng dụng công nghệ để tăng cường tự động hóa, giúp giảm thời gian chờ đợi, tăng hiệu quả trung chuyển hàng hóa. Trong quá trình này, Đà Nẵng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước có kinh nghiệm trong phát triển cảng biển, đặc biệt lưu ý tới tiêu chí xanh để tăng sức cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Cảng Liên Chiểu được quy hoạch trở thành 1 cảng Cửa ngõ quốc tế thu hút các hãng vận tải logistics trên thế giới, tiếp cận được cỡ tàu lớn, giúp hàng hóa xuất nhập khẩu có thể đi thẳng từ các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thăm Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự hoàn thiện cơ sở vật chất với số lượng công ty đăng ký hoạt động nhiều hơn, giúp quy tụ được chuyên gia giỏi.

Tại Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng, dành cho sinh viên tài năng tại Đà Nẵng, tiến tới đào tạo hàng ngàn học viên trong tương lai, Tổng Bí thư nhấn mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến là con đường bắt buộc để đi tắt đón đầu, với nhiều tiềm năng và đóng góp to lớn cho nền kinh tế.

Đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp trong tiếp cận, phát triển các công nghệ hiện đại, khẳng định tính nhanh nhạy, hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân, Tổng Bí thư cho biết, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục cải cách thủ tục thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển, đồng thời nhấn mạnh, tầm quan trọng của phát triển nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đề nghị cần tiếp tục nhận thức rõ vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, mong muốn sẽ sớm được chứng kiến thành công của các doanh nghiệp ở lĩnh vực này.



Nguồn: https://daidoanket.vn/tong-bi-thu-to-lam-phat-huy-the-manh-de-vung-dat-quang-da-vuon-ra-bien-lon-10302542.html

Cùng chủ đề

Viglacera bế mạc Khóa huấn luyện về quản lý môi trường và phòng cháy chữa cháy – Tổng công ty Viglacera

Sáng ngày 18/4 đã diễn ra Lễ Bế mạc Khóa đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về công tác quản lý môi trường và phòng cháy chữa cháy (PCCC) dành cho cán bộ, chuyên viên phụ trách tại các đơn vị thành viên của TCT Viglacera do Viện Nghiên cứu và Phát triển Viglacera (Tổng công ty Viglacera - CTCP) tổ chức.  Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi xanh ngày càng mạnh mẽ,...

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây là dự án nhóm B, thuộc lĩnh vực văn hoá – lịch sử, với tổng mức đầu tư khoảng 65,8...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải, ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển ngành hàng hải, đặc biệt là trong...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Cơ bản vẫn là chủ động đào tạo nhân tài

PV: Thưa ông, chúng ta có hẳn Nghị quyết về sử dụng người tài, từ thực tế tham gia các Hội đồng khoa học, quan điểm của ông về vấn đề này như nào?GS.VS Đào Trọng Thi: Chúng...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Hơn 5.000 cơ hội việc làm cho người lao động

Hơn 5.000 cơ hội việc làm chất lượng cao đã tiếp cận với sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cận, thông qua hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến với hơn 60 doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy tăng trưởng

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Lưu Quang, Trần Hồng Hà và Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáo đề xuất xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Kế...

Thành phố Móng Cái (Việt Nam) bàn giao lồng nuôi trồng thủy sản đợt 1 cho thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)

Thực hiện công tác đối ngoại và việc phối hợp, hợp tác toàn diện giữa thành phố Móng Cái (Việt Nam) và thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) trong việc phòng chống cơn bão số 3, sau thời hạn tiến hành điều tra và kết thúc niêm yết, xác minh để tìm chủ sở hữu các lồng, bè trôi dạt tại vùng biển Móng Cái theo quy định của pháp luật Việt Nam. Căn cứ quy...

Bí thư Kiên Giang được điều động làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Long trọng tưởng niệm, tri ân các liệt sĩ biệt động Sài Gòn

Ngày 3/2 (ngày mùng 6 tháng giêng), CLB Truyền thống Kháng chiến - Khối vũ trang biệt động Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định trong 2 cuộc kháng chiến và cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. ...

Chi tiết bảng lương của sĩ quan Quân đội sau tăng lương cơ sở

Mức lương cơ sở tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc QĐND Việt Nam và Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc QĐND Việt Nam cũng thuộc nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở. Hiện mức lương của sĩ quan QĐND Việt Nam được tính theo công thức: Mức lương = Mức lương cơ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ kỷ...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất