Trang chủNewsThời sựPhát huy mọi nguồn lực, khai thác lợi thế để bứt phá

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác lợi thế để bứt phá

Kinhtedothi-Việt Nam đang có một cơ đồ lớn để thực hiện khát vọng đưa đất nước tới phồn vinh, hùng cường trong Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; nguồn sức mạnh nội lực đã được khẳng định trong các thời kỳ cách mạng hiện vẫn là nhân tố quyết định.

Việt Nam đang có một cơ đồ lớn để thực hiện khát vọng đưa đất nước tới phồn vinh, hùng cường trong Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; nguồn sức mạnh nội lực đã được khẳng định trong các thời kỳ cách mạng hiện vẫn là nhân tố quyết định. Bởi thế, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biến tất cả những gì mình có thành lợi thế, để đưa đất nước phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn nữa. Đó là những điều được GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội tham quan các không gian sáng tạo trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội tháng 11/2024. Ảnh: Công Hùng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội tham quan các không gian sáng tạo trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội tháng 11/2024. Ảnh: Công Hùng

Tích lũy đủ tiềm lực để bước vào giai đoạn “cất cánh”

Trước thềm chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát đi thông điệp về “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Là một nhà nghiên cứu, ông nhận định thế nào về vấn đề này?

– Với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào, trong tiến trình phát triển cũng thường diễn ra dưới hai hình thái, một là sự phát triển tuần tự bình thường, có lúc thăng lúc trầm, nhưng vẫn diễn biến theo tiến độ, thời gian không có gì đặc biệt; hai là sự phát triển đột phá với những bước tiến mạnh mẽ. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dùng chữ “vươn mình” là động thái vượt lên trên mức bình thường, khác với thong thả, tuần tự không phải có những cố gắng đặc biệt. Khi Tổng Bí thư nhiều lần nhắc tới “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là hàm ý đất nước đang bước vào giai đoạn bứt phá với tốc độ cao hơn, với một cường độ mạnh hơn, đồng thời cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức nhiều hơn.

GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội).
GS.TSKH.NGND Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Theo tôi, Tổng Bí thư muốn gửi tới toàn Đảng, toàn dân một thông điệp khơi dậy khát vọng phát triển mạnh mẽ và hiệu triệu cả nước sẵn sàng đón nhận cả những khó khăn, thách thức trên bước đường đi tới. Một đất nước hùng cường, một xã hội phồn vinh là ước nguyện của toàn dân tộc từ bao đời nay. Ngay từ những ngày mới giành được độc lập, trong thư gửi thầy và trò nhân dịp khai giảng năm học mới 1945 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu”. Rõ ràng bây giờ khát vọng đó tiếp tục cháy bỏng trong cả lãnh đạo lẫn Nhân dân khi chúng ta đứng trước ngưỡng cửa năm 2025 và một năm trước ngưỡng cửa Đại hội XIV của Đảng, chuẩn bị hành trang cho giai đoạn cất cánh. Quyết tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về những mục tiêu mới trong giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước đã thu hút, khơi gợi nhiều cảm hứng trong Nhân dân, gia tăng sức mạnh của dân tộc, tạo tâm thế cho toàn dân sẵn sàng bước vào một cuộc bứt phá, phát triển vượt bậc.

Định vị để đất nước bước vào Kỷ nguyên mới chính là những thành tựu đạt được sau 40 năm đổi mới, vậy đâu là những dấu ấn về sự phát triển trong những năm qua mà ông thấy ấn tượng nhất?

– Trước hết chúng ta phải thấy rằng, bằng sức mạnh nội lực to lớn, sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam từng bước khẳng định uy tín, vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế. Theo những con số thống kê, hiện Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, mắt xích quan trọng trong 16 FTA gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam không chỉ khẳng định vai trò quan trọng khi là bộ phận quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế lớn, mà còn đã và đang đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào những vấn đề chung của quốc tế. Đồng thời, là điểm đến, nơi tổ chức của nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của khu vực và thế giới…

Có thể nói rằng, sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên khi chúng ta bước vào “sân chơi” lớn. Hệ số tín nhiệm quốc gia và vị thế, uy tín quốc tế không chỉ là niềm tự hào lớn lao, mà còn tạo thời cơ, vận hội mới, nền tảng để Việt Nam tiếp tục đi tới thịnh vượng với các dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước vào năm 2030 và 2045. Những thành tựu đã đạt được đó giống như chúng ta đã kiến tạo xong đường băng, tạo dựng ra những cơ sở hạ tầng, tích lũy đủ tiềm lực để bước vào giai đoạn bứt phá.

Cùng với các chỉ số về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, tôi rất ấn tượng với giá trị thương hiệu quốc gia của chúng ta. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Như vậy là giá trị thương hiệu quốc gia của chúng ta đã vượt qua quy mô GDP (năm 2024 dự kiến đạt 450 tỷ USD). Điều đặc biệt là trong mấy năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ gia tăng thứ hạng thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (giai đoạn 2019 -2022 tăng 74%) và liên tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần phát đi thông điệp khẳng định, xây dựng thương hiệu quốc gia là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược, có phạm vi rộng, nhiều việc phải làm với tác động, ảnh hưởng lớn và đòi hỏi sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương, Nhân dân, đặc biệt là cộng đồng DN, doanh nhân.

Đồng thời, trong giai đoạn bứt phá vươn lên, việc thắng chính mình là thách thức lớn nhất. Để chuẩn bị hiện thực những mục tiêu phát triển mới, từ T.Ư đến các địa phương đang tiến hành một cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị. Nếu dùng hình ảnh, có thể coi đây là cuộc để “gia cố” lại cơ thể tổ chức bộ máy cho săn chắc hơn, sắc sảo hơn, hiệu quả hơn, để đáp ứng được sự phát triển với gia tốc mạnh hơn rất nhiều so với bình thường.

Biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ). Ảnh: Thịnh An
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn thăm Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ). Ảnh: Thịnh An

Như vậy có thể nói, sau Đại hội XIV, đất nước sẽ bước vào một giai đoạn mới trong công cuộc xây dựng và phát triển. Với nhiều định hướng lớn, chúng ta đang biến các thách thức thành cơ hội, biến những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh. Theo ông, để thực hiện được các mục tiêu cần có những quyết sách gì?

– Như chúng ta đã biết, T.Ư đã xác định đột phá dựa trên các nguồn lực như hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực… Với cá nhân tôi, trước tiên tôi quan tâm đến việc chuyển đổi từ cung cách quản lý Nhà nước với những nguyên tắc cứng sang tư duy quản trị quốc gia sáng tạo, hiệu quả. Điều này phải bắt đầu từ nhận thức. Trong quản lý chữ “làm đúng” được coi là thước đo của công việc, nên người làm quản lý luôn lấy những câu chữ ghi trong các văn bản pháp quy làm “khuôn vàng thước ngọc”. Tuy nhiên trong thực tiễn, nếu chỉ căn cứ vào câu chữ thì những quy định trong luật hay văn bản pháp quy ấy không bao giờ có thể phủ kín được, do vậy rất cần sự sáng tạo của người quản lý. Làm đúng nhưng phải hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả và phát huy tối ưu các nguồn lực. Quản lý Nhà nước cứng nhắc chính là tiêu diệt sự phát triển một cách nhanh nhất. Nước ta đang hội nhập rất nhanh với thế giới, vì vậy phải nâng cao những giải pháp kỹ thuật trong quản lý, quản trị; đồng thời có quá trình chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống từ chính trị đến xã hội, kinh tế. Đây chính là tăng cường sức mạnh thông qua công nghệ và chúng ta đang tích cực làm.

Khi chúng ta bước vào giai đoạn bứt phá vươn lên, phải có bước đột phá; mà muốn đột phá phải có những người thực sự tài năng cả trên phương diện lãnh đạo, quản lý và thực thi công vụ. Do đó, một việc lớn then chốt nữa vẫn là vấn đề con người mà trọng tâm phải là chiến lược nhân tài, lực lượng dẫn dắt xã hội. Tôi nghĩ cần làm sao phát huy đến mức cao nhất nguồn lực từ nhân tài, đất nước mới có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Chúng ta đã nói nhiều đến vấn đề này, đã chú trọng bồi dưỡng nhân tài, nhưng theo tôi, chúng ta nên nhìn một cách thực tế hơn. Để có thể khai thác được nguồn lực tinh hoa, sự đóng góp của những người tài năng, việc đầu tiên và cũng là căn cốt nhất là thực tâm dùng người tài thì người tài sẽ đến; còn cơ chế, chính sách, quy trình, quy định chỉ là phương tiện bổ trợ; mà đã là chính sách, đều do con người làm ra, con người cũng có thể thay đổi nó cho phù hợp.

Theo tôi, chúng ta phải chắt chiu và khai thác có hiệu quả nhiều loại tài nguyên, trong đó có tài nguyên trí tuệ, từ đó tạo ra những sáng kiến, giải pháp trí tuệ, một trong những động lực quan trọng, tiên phong, quyết định tốc độ, trình độ, chất lượng phát triển của mỗi quốc gia.

Vậy cùng với sử dụng người tài, việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người cũng là động lực quan trọng, một yếu tố quyết định với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Theo ông, với vấn đề này có điểm gì cần lưu ý, đặc biệt trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay?

– Tôi nghĩ rằng, tư duy phát triển đất nước một cách đột phá, sáng tạo, bền vững phải bắt đầu từ văn hóa và con người. Vấn đề đặt ra là chúng ta làm sao vận dụng được tất cả những gì người Việt Nam có thành lợi thế cạnh tranh quốc tế – biến nội lực thành sức mạnh vô hình nhưng vô địch để có thể đưa dân tộc đi lên. Trước hết, nhìn từ góc độ con người – tài nguyên quý giá nhất và vô tận, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Người Việt Nam ở trong nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới đã chứng tỏ sự thông minh, tài giỏi, nhanh nhẹn, uyển chuyển, linh hoạt, giỏi xử lý tình huống của mình thông qua những thành tích họ đạt được, cống hiến cho thế giới trên rất nhiều lĩnh vực, đến lúc phải phát huy tối đa nguồn lực đáng giá này. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi trong hoàn cảnh ngày nay, khi mà thế giới ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập và chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng có xu hướng rút ngắn. Đồng thời, muốn phát huy nguồn lực, con người phải đề cao hơn nữa vai trò trung tâm trong mọi quyết sách. Tức là con người phải được tham gia vào công việc quan trọng, được đóng góp vào sự nghiệp lớn của đất nước và được hưởng thành quả một cách tương xứng, đầy đủ.

Một điều nữa, để đất nước phát triển, tiến lên mạnh mẽ, quan trọng hơn cả là khát vọng và quyết tâm của con người Việt Nam. Sự phát triển của một con người cũng như của một dân tộc không bao giờ có nếu như không có hai chữ khát vọng. Vì vậy, khát vọng phải hiểu như là động lực bên trong, nội lực tự sinh thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên. Đặc biệt, sức mạnh nội lực của quốc gia còn là ý chí của toàn dân tộc, lúc này là ý chí chấn hưng đất nước theo định hướng phát triển, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu. Ý chí đó thấm sâu vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, từng cấp lãnh đạo, quản lý, đó là sức mạnh to lớn đưa dân tộc Việt Nam tiến lên. Nhiều học giả quốc tế sau khi nghiên cứu về lịch sử dân tộc Việt đã phải thốt lên: “dân tộc phi thường”. Phi thường chính là một trong những đặc trưng của lịch sử và văn hóa Việt, đó không chỉ đơn thuần là những thắng lợi có tính kỳ tích trước những đế quốc hùng mạnh trong các cuộc chiến bảo vệ đất nước, trước những cơn giận dữ bất thường của thiên nhiên, sự phi thường đó chính là hình thành từ khối cộng đồng vững chắc để vượt qua thử thách. Sự phi thường của truyền thống tạo nên sức mạnh Việt Nam, giúp dân tộc vượt qua mọi thử thách, vững bước tiếp tục đi lên.

Qua nghiên cứu lịch sử cũng như quá trình phát triển của đất nước trong những năm qua, cá nhân ông kỳ vọng thế nào vào những bước đi lên tiếp theo trong Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

– Chúng ta đã vượt qua những giai đoạn khó khăn muôn phần của đất nước như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế trầm trọng tưởng như không có lối ra, nhưng chúng ta đều đã vượt qua, bừng lên, trở thành một đất nước có vị thế như hiện nay, một vị thế quốc tế khiến bất cứ người Việt Nam nào cũng không thể không tự hào. Theo tôi, người Việt Nam hiện nay cần nhất là hai chữ “tự tin”. Tự tin vào sức mạnh của dân tộc mình, tự tin vào tương lai của mình và tự tin vào khả năng của mình. Một dân tộc phải tin vào tương lai của mình, dân tộc ấy mới có thể vươn tới đỉnh cao của tương lai.

Theo tôi, nhìn vào sự phát triển của đất nước hôm nay, mỗi người Việt Nam đều rất lạc quan và tự tin trước tương lai, bởi chúng ta đang huy động tốt nội lực trong các giai đoạn phát triển. Năm 2024 khép lại với những thành quả to lớn, tích lũy thêm các tiềm năng, tạo đà cho năm 2025 bứt phá với những yêu cầu phát triển cao hơn cả về phương tiện phát triển kinh tế và nâng cao hơn nữa vị thế – sức mạnh mềm của Việt Nam. Biến tất cả những gì mình có thành lợi thế trong cạnh tranh quốc tế, chắc chắn sẽ thực hiện được khát vọng của cả dân tộc, sớm đưa đất nước vào hàng ngũ những quốc gia phát triển trên thế giới để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Xin trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/phat-huy-moi-nguon-luc-khai-thac-loi-the-de-but-pha.html

Cùng chủ đề

Đưa Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ, toàn diện

Kinhtedothi - Xuân Ất Tỵ đã về với đất nước và Thủ đô. Trong niềm vui hân hoan đón chào năm mới 2025, Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025). Xuân Ất Tỵ đã về với đất nước và Thủ đô. Trong niềm vui hân hoan đón chào năm mới 2025, Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân...

Phát huy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường

Kinhtedothi - Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học và làm theo tư tưởng của Bác đã tạo...

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng và những tình cảm với Hà Nội

Kinhtedothi-Trong suốt cuộc đời hoạt động “Vì nước, vì dân”, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Không chỉ là những tình cảm gần gũi và thân thương nhất mà đồng chí còn có những định hướng quan trọng cho xây dựng, phát triển Thủ đô. Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh...

Thủ đô gương mẫu, đi đầu, tiêu biểu của cả nước về các mặt

Kinhtedothi - Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn dành cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Năm 2024, Hà Nội vinh dự hai lần được đón Tổng Bí thư Tô Lâm về làm việc; cùng với ghi nhận những...

Vươn mình cất cánh

Kinhtedothi - Xuân Ất Tỵ 2025 đã gõ cửa từng nhà. Đất nước đang vào Xuân, tràn đầy niềm tin mới khi chúng ta hội tụ đủ các điều kiện quan trọng trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường và hạnh phúc. Sau nhiều nỗ lực vượt khó, những kết quả nổi bật của năm 2024 đang thực sự lan tỏa, thúc giục, tiếp sức, tạo đà cho đất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu các tiêu chí trong chuyển đổi xanh

Sáng ngày 8/6, trong khuổn khổ các hoạt động của Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) 2023, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục tham dự và là diễn giả chính phát biểu tại phiên thảo luận về “Phát thải ròng bằng không, phát triển bền vững, đa dạng sinh học” do Bộ trưởng Bộ trưởng An ninh năng lượng và trung hoà carbon Anh chủ trì.

Các nước coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế

LTS-Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), tiến hành một số hoạt động song phương tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dịp này, Thứ trưởng...

Bổ sung cảng cạn Gia Bình vào quy hoạch

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Điều động, bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, tại Quyết định số 400/QĐ-TTg ngày 25/2/2025, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình,...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Chụp ảnh miễn phí, thắp lửa yêu nước cho bé

Mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trân trọng tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt tại cơ sở 286 – 294 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Không chỉ dành cho các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi với hoạt động...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc...

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã...

NÉT QUYẾN RŨ TINH TẾ TỪ NHỮNG ĐÓA HOA

Khi hoa – biểu tượng của sự nữ tính và sức hút của người phụ nữ, được chạm khắc tinh xảo trong từng món trang sức, chúng mang theo một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ của sự quyến rũ tinh tế và khí chất nội tại. Bộ sưu tập trang sức kim cương Blooming Rose và Jasmine...

Mới nhất