Trang chủDi sảnPhát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản...

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Nhiều cơ hội mới thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

Cảm xúc của Chủ tịch như thế nào khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

Ông Nguyễn Văn Phương: Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của nhân dân, các trí thức, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các chuyên gia, các ban, bộ, ngành Trung ương. Huế thực hiện đầy đủ những căn cứ pháp lý, chính trị, thực tiễn và điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng đề án, với phương án mô hình đô thị nhằm sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp một cách hợp lý và đã đạt được sự đồng thuận cao.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là thành quả có ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Tôi vô cùng phấn khởi, hạnh phúc và tự hào khi mục tiêu đưa Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã thành hiện thực. Đây là một mốc son, là dấu ấn quan trọng mang tính lịch sử, không chỉ cho sự phát triển của tỉnh mà còn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa và lịch sử đặc trưng của Huế.

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng định hướng, chỉ đạo, quan điểm, tư tưởng của Bộ Chính trị, tạo ra ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho Huế phát triển mà còn tạo điều kiện cho Huế khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh về vị trí, di sản, văn hóa và đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước, tạo ra những vận hội mới để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược của địa phương, vùng và quốc gia trong giai đoạn tiếp theo; đồng thời, sẽ giúp thành phố Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 2

Trung tâm thành phố Huế hiện nay.

Với việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịchy tế chuyên sâu đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra. Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đây cũng là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực và quyết tâm của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế và nhân dân toàn tỉnh trong nhiều năm qua.

Kiên định mục tiêu phát triển gắn với bảo tồn các giá trị di sản

Các bước tiếp theo sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Sau khi Quốc hội thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, các bước tiếp theo sẽ tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện nghị quyết này.

Tỉnh đã xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai nghị quyết như củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị các cấp; sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư; chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân…Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 3

Ngọ Môn – Đại nội Huế về đêm.

Rất nhiều nội dung công việc cần phải thực hiện, song song đó, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và phát triển thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới. Vậy công tác nhân sự, sắp xếp cán bộ, viên chức được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Khi Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 4

Thị trấn Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) vừa có quyết định thành lập.

Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình xây dựng đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp bộ máy, nhân sự, việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ và đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Khó khăn, thách thức lớn nhất khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng một trong những thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị. Huế là một thành phố với 8 Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới, cùng gần 1.000 di tích lịch sử; là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN, Thành phố Xanh quốc gia…; khẳng định thương hiệu Một điểm đến – 8 di sản. Do đó, thách thức này luôn được quan tâm chú trọng để giải quyết thấu đáo, bền vững.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 5

Việc phát triển Huế luôn được cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

Huế định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương; phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống… Quá trình phát triển của Huế luôn phải cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 6

Phát triển công nghiệp, dịch vụ tại Huế.

Huế sẽ luôn đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa. Mặc dù điều này có ảnh hưởng, làm hạn chế một phần đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cuối cùng là việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: https://tienphong.vn/phat-huy-hon-nua-gia-tri-di-san-co-do-va-ban-sac-van-hoa-hue-post1705347.tpo

Cùng chủ đề

Cơ quan Đảng đầu tiên của Bình Thuận thực hiện hợp nhất

(NLĐO) - Chiều 3-2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận ...

9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán xảy ra 153 vụ cháy, chủ yếu do chập điện

Thông tin từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 153 vụ cháy. Trong số này có 71 vụ cháy nhà dân, 15 vụ cháy tại cơ sở sản xuất, 7 vụ cháy phương tiện giao thông, 8 vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh, 51 vụ loại hình khác và 1 vụ cháy rừng. Các vụ cháy đã làm 3 người bị thương, thiệt hại 3,4...

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm của ngành năm 2025

Sáng ngày 3/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban đầu năm 2025 với 10 nhiệm vụ trọng tâm. Tham dự buổi họp đầu năm có lãnh đạo các Tổng cục, cục, vụ, đơn vị chức năng, đơn vị sự nghiệp của Bộ Công Thương. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những món quà ấm lòng người dân quay lại TPHCM mưu sinh

TPO - Mùng 5 Tết, khi dòng người ùn ùn trở về TPHCM sau kỳ nghỉ Tết, một số nhóm thiện nguyện cũng chuẩn bị nước, bánh mì phát miễn phí cho người đi đường. 03/02/2025 | 12:18 TPO - Mùng 5 Tết, khi dòng người...

Nhiều tuyến đường thông thoáng trong ngày đầu đi làm

TPO - Trong sáng 3/2, nhiều tuyến đường Thủ đô Hà Nội thông thoáng, các phương tiện xếp hàng dừng chờ trước vạch khi có đèn đỏ... 03/02/2025 | 10:44 TPO - Trong sáng 3/2, nhiều tuyến đường Thủ đô Hà Nội thông thoáng, các phương...

Lưu ý khi tham gia các kì thi riêng

TP - Khoảng 5 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cơ sở giáo dục ĐH tổ chức các kì thi riêng như kì thi đánh giá năng lực (2 ĐH Quốc gia, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) hoặc kì thi đánh giá tư duy (ĐH Bách khoa Hà Nội), bài thi đánh giá (Bộ Công an), bài thi đánh giá chuyên biệt (Trường ĐH Sư phạm TPHCM)... TP...

Hoàn tất giải ngân 18.200 tỷ tái định cư dự án sân bay Long Thành

TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, đạt gần 95% kế hoạch. TPO - Các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành việc giải ngân hơn 18.200 tỷ đồng nguồn vốn bố trí cho...

Đầu Xuân trải nghiệm công việc của người thợ gốm tại Bát Tràng

TPO - Đầu xuân, nhiều bạn trẻ Hà Nội lại nô nức kéo nhau về làng gốm Bát Tràng để tham quan, mua sắm các vật dụng bằng gốm. Làng nghề không chỉ thu hút du khách bởi những sản phẩm gốm sứ tinh xảo mà còn bởi những trải nghiệm thú vị trong việc nặn gốm, tạo nên một không gian giao lưu văn hóa độc đáo. 03/02/2025 | 06:30 ...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa...

Mới nhất