Trang chủNewsNhân quyềnPhát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số...

Phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Lai Châu


Nằm ở vùng biên viễn, Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc. Những năm qua, tỉnh luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc, đặc biệt các dân tộc ít người.

Giới thiệu không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Si La, xã Kan Hồ, huyện biên giới Mường Tè tỉnh Lai Châu.(Nguồn: TTXVN)
Giới thiệu không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Si La, xã Kan Hồ, huyện biên giới Mường Tè tỉnh Lai Châu. (Nguồn: TTXVN)

Độc đáo văn hóa các dân tộc

Toàn tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc có số dân dưới 10.000 người gồm: Cống, Mảng, SiLa và Lự. Mỗi dân tộc đều có những giá trị bản sắc văn hóa độc đáo riêng được thể hiện qua trang phục, không gian kiến trúc nhà ở, chữ viết, âm nhạc, ẩm thực, các nghề truyền thống (dệt, đan lát, rèn) và văn hóa văn nghệ.

Dân tộc Lự ở Lai Châu có gần 7.000 nhân khẩu sinh sống tập trung ở huyện Tam Đường, Sìn Hồ. Đến nay, đồng bào Lự còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như các lễ hội, kiến trúc nhà sàn truyền thống, nghề dệt thủ công, trang phục, tiếng nói, nghệ thuật trình diễn dân gian…

Gần 70 tuổi nhưng nhiều năm nay nghệ nhân Lò Thị Son (dân tộc Lự, ở bản Nà Khum, xã Bản Hon, huyện Tam Đường) vẫn miệt mài với các lớp học truyền dạy văn hóa. Nghệ nhân Lò Thị Son chia sẻ: Giữ gìn điệu múa, câu hò của cha ông để lại, bà đã truyền dạy lại cho thế hệ trẻ vào những buổi học ở nhà văn hóa. Nhìn thấy các cháu học sinh chăm chỉ học, bà thấy vui lắm!

Cùng với các lớp truyền dạy văn hóa, người Lự còn quan tâm đến bảo tồn trang phục truyền thống được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ với những họa tiết hoa văn tinh xảo, độc đáo. Phụ nữ Lự thường mặc áo màu chàm, xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ.

Chị Lò Thị Đi, cán bộ văn hóa xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho biết: Hàng ngày, phụ nữ Lự thường mặc váy áo chàm thêu móc đơn giản để thuận tiện cho công việc. Vào dịp lễ, tết, hoặc khi gia đình có khách quý, người phụ nữ mặc váy hai lớp với hoa văn trang trí ba tầng trông rất bắt mắt.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Lự, xã Bản Hon, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. (Nguồn: TTXVN)
Trang phục của phụ nữ dân tộc Lự, xã Bản Hon, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. (Nguồn: TTXVN)

Đối với dân tộc Cống (dân tộc ít người) ở Lai Châu, trải qua bao thăng trầm của thời gian, nền văn hóa bản địa lâu đời với nhiều phong tục, tập quán độc đáo vẫn được lưu giữ. Bộ trang phục dân tộc Cống được làm từ vải sợi thiên nhiên (bông, lanh) rồi nhuộm chàm. Thân áo được viền họa tiết dọc theo cổ áo, viền cánh tay. Eo lưng thắt dây màu xanh và chiếc váy trang trí những hoa văn có ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống của con người gắn kết với thiên nhiên.

Ý nghĩa nhất trong bộ trang phục là chiếc khăn piêu thổ cẩm được thêu tay cầu kỳ. Khăn piêu của dân tộc Cống không vắt gập như của dân tộc Thái mà được quấn tròn xung quanh đầu sao cho đoạn họa tiết tỉ mẩn, công phu nhất lộ ra phía trước mặt và thả ở tà sau gáy thiếu nữ Cống, làm nên nét đẹp riêng biệt chỉ có ở dân tộc này.

Bà Lò Thị Phương, bản Xám Láng, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè cho hay: Dân tộc Cống có nhiều nét văn hóa đặc sắc nhưng độc đáo nhất là trang phục và văn nghệ dân gian. Nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc, bản thành lập đội văn nghệ có 10 người tham gia. Vào buổi tối, các chị tập trung ở nhà văn hóa để tập luyện và truyền dạy lại cho các cháu để thế hệ sau luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc.

Chú trọng các giải pháp bảo tồn

Thực tế cho thấy, những dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và các cấp, ngành thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

Cùng với sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

Đến nay, Lai Châu có 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật múa Xòe, Trò chơi kéo co của dân tộc Thái, lễ Tủ Cải của đồng bào dân tộc Dao, lễ hội Gầu Tào của người Mông và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự. Tỉnh tổ chức hàng chục lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể để các dân tộc phục dựng, bảo tồn 16 lễ hội tiêu biểu và duy trì thường niên 40 lễ hội hàng năm, điển hình như lễ cúng Thánh thạch của người Hà Nhì, lễ mừng cơm mới của người Si La, lễ hội Hạn Khuống, Nàng Han của đồng bào Thái, lễ hội Xên Mường…

Cộng đồng người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chú trọng truyền dạy văn hoá cho lớp trẻ. (Nguồn: TTXVN)
Cộng đồng người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chú trọng truyền dạy văn hoá cho lớp trẻ. (Nguồn: TTXVN)

Đặc biệt, từ ngày 3-5/11, lần đầu tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tại Lai Châu nhằm thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

Nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Thị Tấc, nguyên Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lai Châu đánh giá, sự kiện với sự tham gia của 14 dân tộc và 13 tỉnh, thành trong cả nước là hoạt động có ý nghĩa quan trọng khơi dậy niềm tự hào về văn hóa của dân tộc trong đồng bào. Đồng thời, Ngày hội giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số ở Lai Châu tới bạn bè gần, xa.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Đỗ Thị Tấc, để bảo tồn các di sản văn hóa đặc trưng và tiêu biểu của các dân tộc này, cần đưa chức năng, nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa về đúng môi trường và đối tượng, đó là các thôn, bản và nhân dân bởi văn hóa sinh ra ở đâu thì chỉ sống và phát triển ở môi trường đó. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ về vật chất, định hướng và quản lý để các di sản văn hóa đồng hành, phát huy cùng du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Bà Lò Thị Vương, nguyên Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho hay, Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người nhằm tôn vinh, phát huy giá trị bản sắc các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đây là dịp giới thiệu, quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, văn hóa truyền thống các dân tộc trong công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

Các hoạt động tại Ngày hội sẽ giúp các dân tộc ít người gặp gỡ, chia sẻ, tìm hiểu văn hóa của nhau, từ đó giúp họ có ý thức, niềm tự hào dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống. Chính vì thế, theo bà Lò Thị Vương, việc tổ chức Ngày hội Văn hóa này cần được triển khai liên tục, thường xuyên hơn nữa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyện chưa kể về hai nữ sinh sản xuất thuốc trị rôm đoạt giải khởi nghiệp

(Dân trí) - Hà Hương Trà, người Tày, và Mạc Phương Dung, người Sán Dìu, đang học lớp 11 Trường THPT Phủ Thông, Bắc Kạn đã giành giải ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc với sản phẩm thuốc trị rôm từ thảo dược vườn nhà. Mạc Phương Dung và Hà Hương Trà là hai tác giả của dự án "Chuỗi cung ứng và kinh doanh sản phẩm phòng và trị rôm cho trẻ từ thảo dược vườn nhà".Sản phẩm của...

Tết sum vầy của người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. ...

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

TP HCM trao 300 suất quà Tết chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện công tác chăm lo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, ngày 16/1 Ban Dân tộc TP HCM tổ chức họp mặt các gia đình lão thành cách mạng và trao 300 suất quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho các hộ gia đình khó khăn. ...

WVI hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nâng cao chuỗi giá trị

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện dự án “Nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nuôi ong bền vững để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thường Xuân” do Tổ chức World Vision International (WVI) Hoa Kỳ - Văn phòng đại diện tại Việt Nam tài trợ. Với tổng vốn viện trợ không hoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump “nương tay” với Mexico, USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/2 ghi nhận USD giảm nhẹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng áp thuế quan mới đối với Mexico trong một tháng.

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Chính phủ Belarus từ chức, vì sao?

Ngày 3/2, Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko đã ký văn bản từ chức, theo đó, chính phủ nước này từ bỏ quyền lực theo quy định Hiến pháp quốc gia.

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Bài đọc nhiều

Hàng loạt người lao động nhà máy xử lý rác thải ở Huế bị nợ bảo hiểm xã hội kéo dài

Do khó khăn, nhà máy đóng cửa ngừng hoạt động nên công nhân, người lao động của Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế) phải nghỉ việc và bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài,ảnh hưởng đến quyền lợi. Thừa Thiên Huế: Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm...

Dấu ấn sâu đậm về tiếng nói, vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam

Cùng với đó, hỗ trợ Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong lĩnh vực phân phối, chế biến; thúc đẩy thủ tục và phối hợp thời điểm sớm công bố quả nho Nhật Bản vào...

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu phục vụ quản trị dữ liệu và cuộc sống người dân là nội dung trọng tâm được các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi và chia sẻ tại Hội thảo về quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị và giám hộ dữ liệu.

Lào Cai: các em học sinh khó khăn có thêm “mẹ đỡ đầu” yêu thương chăm sóc

Đồn Biên phòng Y Tý, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai vừa ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, là đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk dành nhiều phần quà gửi tặng hộ gia đình khó khăn ...

Cùng chuyên mục

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo có quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng

Ngày 3/2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo đó đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng. Quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả...

Đạo luật mới trao cho một ngọn núi tất cả các quyền và trách nhiệm của một con người

Ngọn núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori, là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.

Thái Lan và 15 quốc gia chung tay đẩy lùi nạn di cư bất hợp pháp qua biên giới

Thái Lan đã thảo luận với đại diện từ 15 quốc gia để tìm biện pháp ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp qua biên giới và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.

WVI hỗ trợ người dân Quảng Trị cải thiện nước sạch, vệ sinh và môi trường

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 215/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện nước sạch - vệ sinh cá nhân và môi trường tại Chương trình vùng Hướng Hóa” trên địa bàn 06 xã: Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập do tổ chức World Vision International (WVI) tài trợ. Với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 46.920 USD, tương đương hơn 1,14 tỷ...

Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Khi mai vàng thi nhau khoe sắc thì ở các phum, sóc Khmer cũng rộn ràng không khí chuẩn bị đón Xuân sang.

Mới nhất

Grammy lần thứ 67- 2025: Beyoncé lập kỳ tích, The Beatles tái xuất ngoạn mục

Lễ trao giải Grammy lần thứ 67-2025 diễn ra sáng 3-2 (giờ Việt Nam) tại Crypto.com Arena (Los Angeles - Mỹ) ...

Nga và các chính sách của Mỹ đang “cổ vũ” châu Âu đi trên con đường độc lập hơn

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 3/2 cho biết, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và các chính sách của người đồng cấp Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy châu Âu tự chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với an ninh kinh tế và quốc phòng của mình.

Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ...

Thế hệ trẻ cần sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi trong thời đại số

Thế hệ trẻ hiện nay có tư duy cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm và thích nghi với những thay đổi. Họ không ngại phá vỡ quy tắc cũ để tạo ra cái mới. Đó chính là tiền đề cho những sáng tạo, thể nghiệm mới của những người trẻ.

Mới nhất