Trang chủDi sảnPhát hiện thêm tàu cổ bị đắm ở Hội An?

Phát hiện thêm tàu cổ bị đắm ở Hội An?


VHO – Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An (Trung tâm), trong quá trình khảo sát tàu cổ Cẩm An đã tiếp nhận thông tin của ngư dân về việc tồn tại một con tàu đắm chở hàng hóa mà di vật của nó có thể chủ yếu là gốm sứ Chương Châu, một ít từ Đức Hóa, chảo gang có khung niên đại tập trung vào khoảng từ năm 1560–1630, vào cuối thời nhà Minh.

Phát hiện thêm tàu cổ bị đắm ở Hội An? - ảnh 1

Con tàu nằm ở độ sâu khoảng 14–15 m ven bờ biển từ Tân Thành tới Cửa Đại (Hội An), cách bờ khoảng 1 km, có nhiều vết tích, cơ sở đáng tin cậy.

Cơ sở đáng tin cậy

Ông Trần Thìn (ngư dân thường trú ở tổ 1, khối Thịnh Mỹ) cho biết, thời điểm năm 2017–2018, từ vị trí tàu đi ra phía biển khoảng 1 km, ở độ sâu khoảng 14m, phát hiện một mả vôi, nhiều nền nhà và xuôi về phía Cửa Đại phát hiện là một con tàu với nhiều cột bị cháy, một hộc chén sứ và rất nhiều chén bát sứ, nhiều chảo gang kích thước rất lớn xếp chồng lên nhau…

Tại đây, ông đã trục vớt nhiều chén đĩa sứ, một số hiện vật còn lưu giữ tại nhà ông Trần Thìn với các mảnh vỡ loại hình tô, bát, đĩa sứ hoa lam, một ít sứ men trắng, sành nâu và một hiện vật đá.

Qua kiểm chứng của đoàn khảo sát mới đây, hiện vật gốm sứ sưu tập ở nhà ông Trần Thìn chủ yếu là gốm sứ Chương Châu được sản xuất ở phía Nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).

Đây là loại gốm sứ xuất khẩu của Trung Quốc, chủ yếu dành cho thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản, có niên đại cuối thời nhà Minh vào khoảng những năm 1560–1630 (nửa cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII).

Ngoài ra, một số mảnh gốm sứ men trắng có khả năng thuộc Đức Hóa (Phúc Kiến, Trung Quốc), niên đại cuối Minh, cùng vài mảnh sành và một hiện vật đá cẩm thạch trắng hình bán nguyệt, thân dẹt, có 2 lỗ bên.

Bên cạnh đó có thông tin về việc trong quá trình lặn, ngư dân còn phát hiện nhiều chảo gang cũng đã được xác nhận qua một số con tàu đắm ở Đông Nam Á. Theo đó, Trung Quốc độc quyền về mặt hàng này.

“Thông tin của ngư dân về việc tồn tại một con tàu đắm chở hàng hóa ven bờ biển từ Tân Thành – Cửa Đại khoảng 1 km là có cơ sở đáng tin cậy. Do vậy, các đơn vị hữu quan cần sớm tổ chức một đợt khảo sát tại vùng biển này nhằm xác minh thông tin về vị trí, hàng hóa của con tàu trên. Từ đó có những đánh giá khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình dài hơi và cụ thể cho việc bảo vệ, nghiên cứu, khai quật, bảo tồn, phát huy giá trị trong tương lai”, Trung tâm cho biết.

Nghiên cứu phát huy giá trị di sản tàu đắm

Từ những kết quả khảo sát bước đầu cho thấy tàu Cẩm An là bảo vật và di sản biển cực kỳ quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của khu vực Đông Nam Á, là minh chứng cho lịch sử hàng hải và thương mại sôi động ở Biển Đông, ước tính có niên đại thế kỷ XIV–XVI, được thiết kế theo truyền thống Biển Đông, có cấu trúc lớn, bền vững, sử dụng gỗ bản địa nhập khẩu và hiện trạng tàu còn khá nguyên vẹn.

Hiện nay, ở Việt Nam đã phát hiện và khai quật được một số tàu đắm như Hội An, Vũng Tàu, Bình Thuận, Phú Quốc I và II, Bình Châu, song các cuộc khai quật tàu mới dừng ở việc thu thập hiện vật trong con tàu, còn cấu trúc con tàu bị hủy hoại nặng nề và bỏ lại biển.

Đến nay chưa có con tàu nào được phát hiện có cấu trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn như tàu Cẩm An. Đồng thời, chưa con tàu nào có được nhiều điều kiện thuận lợi nếu được khai quật và bảo tồn như tàu Cẩm An nằm ngay mép nước ven bờ biển.

Do vậy, đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu, khai quật, bảo tồn con tàu Cẩm An từ đó làm cơ sở cho việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch ở Hội An.

Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An cũng đề xuất cần kịp thực hiện xây dựng các kế hoạch bảo vệ con tàu Cẩm An. Thời gian tới cần tiếp tục tổ chức và thực hiện việc nghiên cứu lâu dài để xác định chính xác cấu trúc, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân và mối liên hệ của con tàu Cẩm An.

Cần lập kế hoạch, giải pháp chi tiết cho công tác khai quật và bảo tồn con tàu cùng các hiện vật thu thập được nhằm đảm bảo tính gốc và nguyên vẹn của con tàu cùng các hiện vật được thu thập. Trong đó, công tác khai quật, nghiên cứu và bảo tồn trong khi khai quật, bảo tồn hậu khai quật phải được tiến hành đồng thời và nhất quán.

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch khảo sát vùng biển Tân Thành – Cửa Đại để tìm kiếm thêm những di tích tàu đắm mới trên vùng này. Đề xuất các giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy giá trị di sản tàu Cẩm An trong tương lai như động lực thúc đẩy phát triển du lịch Hội An.

Sau khi dự án khai quật khảo cổ con tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm, Hội An kết thúc vào năm 1999, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam đã bàn giao hơn 500 hiện vật gốm Chu Đậu được khai quật từ di tích tàu đắm cổ này cho thành phố Hội An.

Tiếp đó, năm 2022, chuyển giao 103 hiện vật gốm Chu Đậu có tình trạng bảo tồn nguyên vẹn và đã có số kiểm kê, cùng với 43 hiện vật vỡ, mảnh vỡ. Số hiện vật nói trên được giao cho Trung tâm quản lý và phát huy cùng với gần 5.000 hiện vật khác được các cơ quan chức năng thu giữ từ các tàu cá trục vớt trái phép tại khu vực tàu đắm cổ.

Một số loại hình hiện vật được bổ sung trưng bày tại Bảo tàng Gốm sứ Mậu Dịch. Ngoài ra, xây dựng Phòng trưng bày chuyên đề “Gốm Chu Đậu – cổ vật từ lòng biển Cù Lao Chàm”. Đây cũng là những điểm đến được nhiều du khách tìm đến khi tới Hội An.

Trong tương lai, nếu có phương án tiếp tục nghiên cứu, khai quật, bảo tồn con tàu Cẩm An cùng với những di tích tàu đắm khác tại vùng biển Hội An, kết nối cùng với những điểm đến trưng bày hiện vật gốm khai quật từ tàu đắm Cù Lao Chàm sẽ góp phần lớn cho việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch ở Hội An.

Từ những thông điệp của các cổ vật gốm sứ được khai quật từ di tích tàu đắm Cù Lao Chàm được trưng bày, di tích tàu cổ Cẩm An, những tàu đắm khác ở vùng biển Quảng Nam sẽ góp phần giúp chúng ta hình dung được sự phát triển mạnh mẽ của đồ gốm Việt Nam trên con đường mậu dịch quốc tế, cũng như vai trò, vị trí Cù Lao Chàm – Hội An trên tuyến đường hàng hải quốc tế trong nhiều thế kỷ trước.

Những điểm đến như thế sẽ tạo thêm sức hấp dẫn, góp phần thu hút du khách đến với Hội An trong thời gian tới. Qua đó, giúp người dân, du khách hiểu sâu và yêu quý hơn các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam nói chung và di sản văn hóa thế giới Hội An nói riêng.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/phat-hien-them-tau-co-bi-dam-o-hoi-an-131333.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiến kế bảo quản, khai thác kho tư liệu Hán Nôm cổ, có giá trị độc bản

VHO - Kho tư liệu Hán Nôm là một bộ sưu tập thư tịch cổ với đa phần các văn bản có niên đại gần 100 năm, là bộ sưu tập tư liệu Hán Nôm lớn ở Việt Nam, có giá trị độc bản. Giá trị độc bản của kho tư liệu cổKho tư liệu Hán Nôm đang lưu giữ tại Thư viện KHXH có giá trị cao về độ phong phú của chủng loại tư liệu, là một...

Đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT di sản văn hóa phi vật thể cho 11 cá nhân

VHO – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu Sở VHTTDL tiếp thu các ý kiến góp ý từ thành viên Hội đồng và các chuyên gia văn hóa, hỗ trợ các cá nhân hoàn thiện hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong thời gian sớm nhất. Chiều 6.5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng xét tặng...

Sẽ cưỡng chế 61 hộ dân để triển khai Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

VHO - UBND quận Thanh Xuân, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất vừa có thông báo về việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Theo đó, đối tượng bị cưỡng chế là 61 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thực hiện...

Sưu tầm tài liệu, phim ảnh, hiện vật phục vụ xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

VHO - Bộ VHTTDL vừa có công văn gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp sưu tầm tài liệu, phim ảnh, hiện vật phục vụ xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam. Để triển khai xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam - công trình trọng điểm quốc gia đặc biệt chào mừng 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cả...

Triển khai phòng chống cháy rừng tại các khu di tích

VHO - Trước nguy cơ cháy rừng cao do thời tiết nắng nóng và lượng du khách lớn trong mùa Lễ hội làng Sen, Nam Đàn (Nghệ An) đang triển khai công tác phòng cháy rừng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng nhằm bảo vệ rừng và di tích lịch sử, văn hóa. Trong thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ cháy rừng đang hiện hữu tại nhiều...

Bài đọc nhiều

Lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm: Không gian hình thành và phát triển cố đô lịch sử, không gian cảnh quan, các địa danh, địa điểm, địa giới tự nhiên có quan hệ mật thiết trong quá trình hình thành Quần thể di tích Cố đô Huế, bao gồm: Khu vực Kinh thành Huế, Kim Long, Bao Vinh, Gia Hội, núi Kim Phụng, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, cồn Hến, cồn Dã Viên, cửa...

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về...

Nét độc đáo của hai di tích phố cổ Hà Nội vừa thu phí tham quan

Hai điểm tham quan là Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm sẽ được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội áp dụng thu phí bằng vé điện tử từ năm 2025.  Mới đây, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức Lễ Công bố triển khai phí tham quan đối với Ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây và Di tích số 22 Hàng Buồm, phường Hàng...

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển khai dự án “Trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Đà Quận, xã...

Vũ Điệu Trăng Rằm: Khám Phá Lễ Hội Ok Om Bok của Người Khmer

Lễ hội Ok Om Bok, còn được gọi là lễ hội Cúng Trăng, là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer tại Việt Nam. Được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là dịp để người Khmer tôn vinh thiên nhiên, cầu cho mùa màng bội thu và gắn kết cộng đồng. Trong không gian lễ hội, mọi người tụ họp...

Cùng chuyên mục

Hiến kế bảo quản, khai thác kho tư liệu Hán Nôm cổ, có giá trị độc bản

VHO - Kho tư liệu Hán Nôm là một bộ sưu tập thư tịch cổ với đa phần các văn bản có niên đại gần 100 năm, là bộ sưu tập tư liệu Hán Nôm lớn ở Việt Nam, có giá trị độc bản. Giá trị độc bản của kho tư liệu cổKho tư liệu Hán Nôm đang lưu giữ tại Thư viện KHXH có giá trị cao về độ phong phú của chủng loại tư liệu, là một...

Đề nghị xét tặng danh hiệu NNƯT di sản văn hóa phi vật thể cho 11 cá nhân

VHO – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn yêu cầu Sở VHTTDL tiếp thu các ý kiến góp ý từ thành viên Hội đồng và các chuyên gia văn hóa, hỗ trợ các cá nhân hoàn thiện hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong thời gian sớm nhất. Chiều 6.5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng xét tặng...

Sẽ cưỡng chế 61 hộ dân để triển khai Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

VHO - UBND quận Thanh Xuân, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất vừa có thông báo về việc cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Theo đó, đối tượng bị cưỡng chế là 61 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng để thực hiện...

Sưu tầm tài liệu, phim ảnh, hiện vật phục vụ xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

VHO - Bộ VHTTDL vừa có công văn gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp sưu tầm tài liệu, phim ảnh, hiện vật phục vụ xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam. Để triển khai xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam - công trình trọng điểm quốc gia đặc biệt chào mừng 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cả...

Triển khai phòng chống cháy rừng tại các khu di tích

VHO - Trước nguy cơ cháy rừng cao do thời tiết nắng nóng và lượng du khách lớn trong mùa Lễ hội làng Sen, Nam Đàn (Nghệ An) đang triển khai công tác phòng cháy rừng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng nhằm bảo vệ rừng và di tích lịch sử, văn hóa. Trong thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ cháy rừng đang hiện hữu tại nhiều...

Mới nhất

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Mới nhất