Trang chủDi sảnPhát hiện mới cho việc phục dựng Chính điện Kính Thiên

Phát hiện mới cho việc phục dựng Chính điện Kính Thiên


VHO – Dù chỉ với một diện tích nhỏ nhưng cuộc khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên. Những kết quả này chứng minh rằng sân Đan trì, Ngự đạo tồn tại và đang hiện hữu dưới mặt đất.

Phát hiện mới cho việc phục dựng Chính điện Kính Thiên - ảnh 1
Phối cảnh 3D bộ mái điện Kính Thiên thời Lê sơ. Ảnh: B.LÂM

 Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là một trong những căn cứ có tính xác thực cao, minh chứng cực kỳ quan trọng để chúng ta tiếp tục hướng tới việc nghiên cứu phục dựng không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên.

Làm rõ cấu trúc không gian của điện Kính Thiên

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam vừa công bố những phát hiện quan trọng của điện Kính Thiên. Đây là những kết quả khảo cổ học nổi bật trong năm 2024. Buổi công bố có sự tham gia và cùng thảo luận của lãnh đạo Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), các chuyên gia sử học, văn hóa, di sản, khảo cổ học…

Theo PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, thực hiện khuyến nghị của UNESCO và được phép của Bộ VHTTDL, năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 500m2, với bốn hố khai quật ở nhiều vị trí khác nhau. “Đã có thêm nhiều phát hiện thú vị, củng cố thêm những giả thuyết về hình hài của điện Kinh Thiên trước đó. Những di vật và dấu tích kiến trúc phát lộ đã đưa đến cho các nhà nghiên cứu thêm những căn cứ đặc biệt quan trọng để nhận diện chính xác về không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê, cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi nhà vua thiết triều…”, ông Tín cho biết.

Hố thứ nhất tại khu vực Tây Nam Hậu Lâu (tức Tây Bắc Chính điện Kính Thiên, nơi thiết triều của hoàng đế thời Lê sơ trở về sau). Hố thứ hai được khai quật ngay trên nền điện Kính Thiên. Hố thứ ba nằm ở khoảng giữa không gian từ điện Kính Thiên và Đoan Môn, chếch về phía Tây. Hố thứ tư nằm ngay phía sau cổng Đoan Môn về phía điện Kính Thiên, cách hố khai quật tại khu vực cổng trước đó một quãng ngắn. Mục đích cuộc khai quật là tập trung làm rõ cấu trúc không gian của điện Kính Thiên. Trong đó, hố khai quật tại nền điện Kính Thiên phát hiện dấu tích bó nền thời Nguyễn theo hướng Đông – Tây; các dấu tích cột móng thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII-XVIII) với kích thước 1,9m x 1,4m. Khu vực điện Kính Thiên đã từng được khai quật vào các năm 2011 và 2023. Những kết quả mới tiếp tục làm rõ hơn nữa cấu trúc nền móng của Chính điện Kính Thiên thời Lê Trung hưng. Hố khai quật số hai xuất lộ ba dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng. Các dấu tích này đều là sự tiếp nối của kiến trúc hành lang và tường bao đã phát lộ từ các cuộc khai quật năm 2014-2015. Dấu tích này góp phần khẳng định giả thuyết có hai hành lang một phía Đông, một phía Tây chạy từ Đoan Môn đến khu vực Chính điện Kính Thiên. Hành lang này chính là giới hạn của không gian thiết triều thời Lê sơ, Lê Trung hưng.

Hố khai quật phía sau Đoan Môn xuất lộ nhiều dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng gồm sân Đan trì, Ngự đạo, dưới Ngự đạo và Đan trì thời Lê Trung hưng khoảng 30cm là một cống thoát nước ngầm khá lớn, có chức năng tiêu thoát nước cho toàn bộ khu vực không gian sân thiết triều. Các dấu tích cung cấp thêm nhận thức về không gian thiết triều của thời kỳ lịch sử này. Trong khi đó, hố khai quật số một nằm ở phía Tây Bắc điện Kính Thiên cung cấp thêm dữ liệu về một cung điện khác, có thể là điện Cần Chánh, nơi làm việc thường ngày của hoàng đế. PGS.TS Tống Trung Tín cho biết: “Các dấu tích này cũng là sự tiếp nối của những lần khai quật trước đó. Thêm nữa, cuộc khai quật năm 2024, dù chỉ khai quật với diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ XV-XVI) và Lê Trung hưng (thế kỷ XVII-XVIII) trên các phương diện kiến trúc, vật liệu, mặt bằng tổng thể và kỹ thuật xây dựng”.

Phát hiện mới cho việc phục dựng Chính điện Kính Thiên - ảnh 2
Phát hiện mới cho việc phục dựng Chính điện Kính Thiên - ảnh 3
Giới nghiên cứu, khoa học khảo sát hố khai quật

Đặt thêm giả thiết, phán đoán mới

Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhận định, những phát hiện này là cơ sở để hướng tới việc nghiên cứu khôi phục không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên; đồng thời, cho thấy sự cần thiết phải hạ giải một số công trình để làm rõ hơn nhận thức về giá trị Hoàng thành Thăng Long như Quyết định số 46 COM 7B.43 của UNESCO thông qua vào tháng 7.2024.

Cũng theo PGS.TS Tống Trung Tín, kết quả khai quật năm 2024 cho phép các nhà khoa học phán đoán khả năng điện Kính Thiên có 9 gian, với hệ thống móng cột, bó nền được làm cẩn thận, kỹ lưỡng. Ngoài ra, các phát hiện mới cũng cho phép các nhà khoa học đặt ra giả thiết, có thể không gian Chính điện Kính Thiên sẽ kết thúc ở khu vực nhà D67, tiếp nối sau đó là không gian điện Cần Chánh. Trong lần khai quật năm 2022, tại các hố thám sát vị trí nhà Cục Tác chiến, lần đầu tiên xuất lộ Ngự đạo thời Lê sơ được lát bằng gạch vuông đỏ cỡ lớn. Bên cạnh Ngự đạo lại có thêm một lối đi phụ ở phía Đông bằng gạch lát nghiêng. Lối đi này cũng trùng khớp vào cửa phụ phía Đông của Đoan Môn. Tại buổi báo cáo kết quả khai quật năm 2022, PGS.TS Tống Trung Tín đã đưa ra giả thiết: Hố thám sát ở giữa lòng nhà xuất lộ hàng gạch bó 2 lớp chạy theo chiều Đông – Tây, có khả năng là hàng gạch bó nền ngăn sân Đại Triều làm 2 cấp khác nhau (?). Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh thời gian tới vấn đề này phải được tiếp tục nghiên cứu thêm.

Theo sử cũ, vào thời Lê sơ và Lê Trung hưng có sân Đan trì (sân chầu, sân Đại Triều, sân điện Kính Thiên) là nơi diễn ra các nghi lễ quốc gia quan trọng nhất của đất nước. Các cuộc khai quật thăm dò tại đây đều tìm thấy dấu vết sân Đan trì. Dấu tích sân Đan trì thời Lê Trung hưng nằm trong lớp văn hóa Lê Trung hưng. Dấu vết nền sân phân bố rộng khắp hố khai quật. Dấu tích đã bị đào phá rất mạnh tại nhiều vị trí bởi các hoạt động, công trình giai đoạn sau (thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời hiện đại). Tại cuộc khai quật năm 2022 cũng đã xuất lộ móng Ngự đạo và vật liệu đá có thể là được dùng để lát mặt Ngự đạo. Dấu vết Ngự đạo đã bị phá hủy nghiêm trọng bởi các công trình giai đoạn sau. Móng Ngự đạo chạy theo hướng Bắc – Nam, kéo dài từ Đoan Môn tới thềm rồng Chính điện Kính Thiên. Mặt cắt Ngự đạo cho thấy được tôn đắp trực tiếp trên nền Ngự đạo cũ thời Lê sơ, hiện còn 3 lớp đầm bằng gạch, bột gạch, đất sét và đá răm.

Những kết quả khai quật mới tiếp tục mở rộng góc nhìn về Đan trì và Ngự đạo. PGS.TS Tống Trung Tín nhận định thêm, kết quả khai quật năm 2024 đều cho thấy những thuộc tính cơ bản của giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Để hiểu chi tiết hơn, chính xác hơn nữa, các cuộc khai quật trong những năm tới rất cần thiết phải xây dựng một kế hoạch hay một chiến lược khai quật tổng thể như UNESCO đã khuyến nghị, từ đó làm sáng tỏ cũng như gia tăng hơn nữa các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản, đáp ứng khuyến nghị của ICOMOS và Trung tâm Di sản Thế giới năm 2023 và 2024.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cùng nhận định: “Những kết quả này chứng minh với UNESCO rằng sân Đan Trì, Ngự đạo tồn tại và đang hiện hữu dưới mặt đất. Đây là một trong những căn cứ có tính xác thực cao, minh chứng cực kỳ quan trọng để chúng ta tiếp tục hướng tới việc nghiên cứu phục dựng không gian Chính điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên trong thời gian tới…”. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/phat-hien-moi-cho-viec-phuc-dung-chinh-dien-kinh-thien-118564.html

Cùng chủ đề

Tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân”

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20/1 - 6/2 với nhiều hoạt động đặc sắc. Với trưng bày không gian Tết truyền thống, chúng ta...

Lần đầu tiên tái hiện nhiều nghi lễ Tết cung đình tại Hoàng thành Thăng Long

(Tổ Quốc)- Để phát huy giá trị các nghi lễ Tết tiêu biểu của cung đình cũng như những phong tục tết dân gian truyền thống, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động Tết kéo dài từ ngày 20.1 đến 6.2.2025 (từ...

Chủ tịch nước cùng đại biểu kiều bào dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

(Dân trí) - Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng các quan khách, kiều bào bày tỏ lòng thành kính cầu cho quốc thái dân an, đất nước bước vào năm mới với nhiều thành công đột phá hơn nữa. Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, TP Hà Nội, gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại...

Thêm một bước tiến quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên

(Tổ Quốc) - Dù chỉ khai quật trên một diện tích nhỏ nhưng đã đem lại nhiều nhận thức mới, tiến thêm một bước quan trọng trong nhận diện về Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê sơ (thế kỷ 15 - 16) và Lê...

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia có tuổi đời gần 1000 năm tại Hoàng thành Thăng Long

(Tổ Quốc) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13) cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật có giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Khai quật Chính điện Kính Thiên: Phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự đạo

Hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá... được tìm thấy thông qua cuộc khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Trong đó, các nhà khoa học, khảo cổ học lần đầu tìm thấy những dấu tích về sân Đan Trì, đường Ngự đạo. Kết quả được công bố sáng 22/11. Phát lộ dấu tích sân Đan Trì Trung tâm bảo tồn...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Mövenpick Cam Ranh 5 sao bị tố có giòi trong bình đựng sữa, resort này nói gì?

Du khách đang ăn tại một nhà hàng trong khu Mövenpick resort Cam Ranh (Khánh Hòa) phát hiện nhiều con giòi đang ngoe nguẩy trong bình đựng sữa. Phía resort nói đang tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng. ...

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Sự gia tăng đại diện châu Á trong cuộc đua “giàu có”, đặc biệt là Ấn Độ, đang thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học này.

Petrolimex chủ động đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25.01.2025, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) về công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và động viên người lao động Petrolimex trên toàn hệ thống, làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nguồn:...

Tăng cường xe phát sóng BTS lưu động dịp Tết nguyên đán

Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng tăng cường xe phát sóng BTS lưu động tại các khu vực tập trung đông người, các khu vực tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ TT&TT vừa chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo...

Mới nhất