Trang chủNewsThế giớiPháp bị gạt sang một bên khi Italy và Đức bắt tay...

Pháp bị gạt sang một bên khi Italy và Đức bắt tay nhau


Thủ tướng Italy Giorgia Meloni và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang dẫn đầu một loạt các thỏa thuận kinh doanh chặt chẽ hơn giữa hai nước. Chuyến thăm đầu tiên của bà Meloni trên cương vị Thủ tướng tới Berlin hôm 22/11 đánh dấu cuộc gặp cấp cao nhất giữa Italy và Đức trong 7 năm qua.

Chính quyền Meloni trong những tuần gần đây đã thực hiện một loạt động thái nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ doanh nghiệp nước ngoài, trải dài từ lĩnh vực hàng không vũ trụ đến các hãng hàng không và viễn thông – trong đó Pháp bị gạt sang một bên.

Thực thi “quyền lực vàng”

Gần đây nhất, Rome đã chặn Tập đoàn Safran của Pháp mua lại Microtecnica, công ty con của Collins Aerospace tại Italy, trong thương vụ trị giá 1,8 tỷ USD, vì nó có thể đe dọa nguồn cung cho các lực lượng vũ trang quốc gia, bà Meloni cho biết tại Berlin hôm 22/11, sau cuộc gặp với ông Scholz.

Quyết định này được đưa ra nhằm tránh những rủi ro tiềm ẩn đối với “sự sẵn sàng của các lực lượng vũ trang của chúng tôi” và “nguy cơ gián đoạn trong chuỗi hậu cần của chúng tôi”, bà Meloni nói.

Thế giới - Pháp bị gạt sang một bên khi Italy và Đức bắt tay nhau

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni được Thủ tướng Đức Olaf Scholz chào đón trong chuyến thăm đầu tiên của bà tới Berlin, ngày 22/11/2023. Ảnh: Italian Government website

Theo Bloomberg, Berlin đóng vai trò quan trọng trong quyết định trên của Rome. Trong các cuộc tham vấn với Rome, các quan chức Đức cảnh báo rằng việc để Microtecnica – công ty chuyên sản xuất các hệ thống điều khiển chuyến bay – bị mua lại có thể dẫn đến sự gián đoạn việc cung cấp phụ tùng và dịch vụ trong các dự án máy bay phản lực Eurofighter và Tornado.

Trong khi đó, Reuters dẫn 2 nguồn tin từ Chính phủ Đức cho biết, Berlin không yêu cầu Rome cấm vụ tiếp quản, nhưng nên thực hiện các biện pháp để đảm bảo nguồn cung phụ tùng thay thế cho các máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm Eurofighter Typhoon và Tornado.

Dù thế nào chăng nữa, điều quan trọng là Italy đã không thông báo cho Pháp trước khi Rome thực thi cái gọi là “quyền lực vàng”, cho phép nhà nước giám sát các giao dịch liên quan đến tài sản được coi là có giá trị chiến lược quốc gia. Điều đó đã gây ra sự khó chịu ở Paris, nguồn tin của Bloomberg cho biết.

Phát biểu bên cạnh người đồng cấp Đức ở Berlin, Thủ tướng Meloni cho biết Italy “không thiếu cơ hội” để giải thích cho các đồng minh của mình lý do cho biện pháp trên, và đề xuất một cuộc họp báo “muộn” để làm điều đó.

Bản thân Safran – nhà sản xuất thiết bị máy bay lớn thứ hai thế giới – cũng phàn nàn rằng họ bị bất ngờ bởi quyết định của Chính quyền Italy vì trong nhiều năm qua họ đã chứng minh rằng họ là nhà cung cấp đáng tin cậy cho nhiều chương trình quốc phòng.

Căng thẳng lâu đời

Thủ tướng Meloni cũng cho biết rằng Italy có kế hoạch thông báo cho Liên minh châu Âu (EU) vào tuần tới về tiến độ bán cổ phần của ITA Airways, hãng hàng không hàng đầu của nước này, cho Deutsche Lufthansa AG của Đức.

Thỏa thuận này đã được xúc tiến trong nhiều tháng qua và được theo dõi chặt chẽ bởi đối thủ là Air France-KLM, một tập đoàn hàng không Pháp-Hà Lan có trụ sở tại sân bay Paris-Charles de Gaulle ở Tremblay-en-France, gần Paris.

Rome đã thúc ép Brussels đẩy nhanh quá trình phê duyệt thương vụ, nhằm loại bỏ một khối tài sản từ lâu đã không còn mang lại lợi nhuận.

Thế giới - Pháp bị gạt sang một bên khi Italy và Đức bắt tay nhau (Hình 2).

Máy bay chiến đấu tấn công đa nhiệm Eurofighter Typhoon là sản phẩm hợp tác của 4 quốc gia: Đức, Anh, Tây Ban Nha và Italy. Ảnh: Airforce Technology

Kể từ khi bà Meloni nhậm chức vào năm ngoái, Italy và Pháp đã có những bước tiến đáng kể để hàn gắn mối quan hệ rạn nứt, nhưng vẫn còn một số căng thẳng lâu đời liên quan đến các giao dịch kinh doanh, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Trong quá khứ, Rome thường xuyên không hài lòng với Paris về các thương vụ mua lại doanh nghiệp mà Pháp thực hiện ở Italy, được coi là được thực hiện một cách độc đoán và ít quan tâm đến các mối quan ngại của địa phương.

Các quan chức ở Rome vẫn phàn nàn về việc Enel SpA đấu thầu công ty Suez SA của Pháp năm 2006 đã bị Tổng thống Pháp lúc đó là ông Jacques Chirac cản trở.

Các nhà ngoại giao Italy vẫn phản đối việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức cuộc gặp năm 2017 với chính quyền Libya ở Paris mà không mời Italy, nước đã tham gia sâu vào các cuộc đàm phán với quốc gia Bắc Phi này.

Gần đây hơn, Italy và Pháp đã hủy bỏ thỏa thuận hợp tác đã được lên kế hoạch từ lâu giữa các nhà máy đóng tàu Fincantieri SpA và Chantiers de l’Atlantique của 2 nước, đổ lỗi cho suy thoái kinh tế và việc không nhận được “đèn xanh” từ cơ quan chống độc quyền của EU.

Hiện căng thẳng song phương đang cản trở nỗ lực của Telecom Italia SpA, từng là công ty độc quyền về điện thoại của Italy, nhằm bán mạng điện thoại cố định của mình cho công ty đầu tư KKR & Co của Mỹ với giá lên tới 22 tỷ Euro (24 tỷ USD).

Tập đoàn truyền thông Pháp Vivendi SE, cổ đông lớn nhất của Telecom Italia SpA, đang thách thức thương vụ này. Vivendi cho biết họ “sẽ sử dụng mọi biện pháp pháp lý có sẵn” để hủy bỏ kế hoạch này.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Quốc hội Italy bác bỏ cải cách Cơ chế ổn định châu Âu khiến Brussels khó chịu

Theo Reuters, ngày 21/12, Hạ viện Italy đã bỏ phiếu chống lại việc cải cách Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) được chờ đợi từ lâu, gây nghi ngờ việc phê chuẩn một hiệp ước của Liên minh châu Âu (EU) được soạn thảo để trợ giúp các ngân hàng đang phá sản.

Thêm tiếng nói ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) để làm cho cơ quan này trở nên “mang tính đại diện, minh bạch và hiệu quả hơn”. Phát biểu tại sự kiện cấp cao thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York hôm 21/9, bà Meloni kêu gọi thành lập một “hội đồng có thể đảm...

Hòn đảo nhỏ của Italy tăng gấp đôi cư dân trong vòng 24 giờ

Nằm cách bờ biển Tunisia chỉ 145 km, hòn đảo nhỏ Lampedusa ở miền Nam Italy là một trong những điểm dừng chân đầu tiên của những người di cư băng qua Địa Trung Hải trên những con thuyền mỏng manh chở quá tải. Cao trào mới nhất của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ sáng sớm hôm 13/9, và chỉ trong vòng 24 giờ sau đó, tức sáng ngày 14/9, khoảng 6.800 người di cư đã đổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Bói toán, đoán mệnh bằng AI

Dịp năm mới, không ít người lui tới sảnh triển lãm Ground Seoul thuộc khu Insa-dong, trung tâm Seoul (Hàn Quốc), để thử thời vận với ShamAIn, hệ thống bói toán, đoán mệnh dựa trên công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). ...

Mỹ và Nga sắp bàn về Ukraine tại Ả Rập Xê Út

Hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul cho biết mục đích của các cuộc đàm phán sắp tới giữa giới chức Mỹ và Nga tại Ả Rập Xê Út là sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga...

Đàm phán hòa bình Nga-Ukraine có thể diễn ra ở Saudi Arabia, ông Trump làm Kiev bất ngờ, đồng minh NATO phật ý

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và Đặc phái viên tại Trung Đông Steve Witkoff có thể sẽ gặp các quan chức cấp cao của Nga tại Saudi Arabia trong những ngày tới để thảo luận chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine, NewsNation đưa tin hôm 16/2.

Trung Quốc nêu công nghệ giúp cải thiện pin

Các nhà khoa học đến từ Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) đã phát triển một công nghệ sửa chữa mang tính cách mạng có thể giúp pin lithium-ion có tuổi thọ dài hơn gấp 6 lần, theo South China Morning Post đưa...

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh châu Âu, sau khi Đặc phái viên của Tổng thống Trump tuyên bố châu Âu sẽ không có chỗ ngồi tại bàn đàm phán hòa bình cho Ukraine.

Cùng chuyên mục

Người thực sự đứng sau là ai khi Nhà Trắng bất ngờ nói tỷ phú Elon Musk chẳng là “sếp lớn”, không có quyền...

Ông chủ Tesla Elon Musk, tỷ phú đang đứng đầu Bộ Hiệu quả chính phủ của Mỹ, không có thẩm quyền ra quyết định cấp chính phủ.

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương giữa vòng xoáy thương chiến

Tuy chưa có nhiều nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng vẫn hứng chịu tác động không nhỏ. ...

Chỉ ông Trump có thể chấm dứt xung đột Ukraine?

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhấn mạnh vai trò của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với khả năng kết thúc chiến sự ở Ukraine, sau khi nhà ngoại giao này đối thoại cùng các quan chức Nga. ...

Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr lên tiếng sau khi nước này không được tham dự đối thoại Mỹ - Nga tại Ả Rập Xê Út, dù cuộc đối thoại tập trung giải quyết xung đột tại Ukraine. ...

Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đã kết thúc và đạt được thành công.

Mới nhất

Giá cà phê hôm nay 19/2/2025 đồng loạt giảm đều

Cập nhật giá cà phê hôm nay 19/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 19/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Giá cà phê hôm nay 19/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30...

điểm nhấn của đô thị trong tương lai

Để hiện thực hóa định hướng trên, thời gian qua, nhiều ý tưởng về quy hoạch khu vực bãi bồi, bãi giữa sông Hồng đã được đưa ra nhằm bổ sung các không gian công cộng, khai thác tốt các yếu tố văn hóa, cảnh quan; bảo đảm các vấn đề về thoát lũ và tôn trọng phát...

Hàn Quốc muốn mua 10.000 GPU năm nay

Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc thông báo nước này sẽ mua 10.000 GPU hiệu suất cao năm nay, nhằm đẩy nhanh việc ra mắt trung tâm điện toán AI quốc gia. Hôm 16/2, quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok đã triệu tập cuộc họp thứ ba của ủy ban đặc biệt hạ tầng điện toán AI,...

Nhà thầu cao tốc vẫn gặp khó vì thiếu đá

Trong bối cảnh nhiều dự án cao tốc phải hoàn thành trong năm 2025, nguy cơ thiếu nguồn vật liệu đá vẫn thường trực. Ở nhiều địa phương, dù giá đá tăng cao hơn nhiều so với dự toán, nhà thầu cũng không có để mua. ...

Mới nhất

Điểm hẹn Việt Nam