Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng...

Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng Điện Biên Phủ

(Dân trí) – Từ ngày đầu thành lập (29/6/1946) đến khi cùng cả nước bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến, lực lượng Pháo binh của QĐND Việt Nam đã đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn và đã có sự lột xác biến đổi về chất trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo binh là “thần chiến tranh”: Việt Nam đi từ không đến có

Pháo binh vốn được coi là binh chủng hỏa lực chủ yếu của mọi quân đội trên thế giới. Trải qua càng nhiều cuộc chiến tranh thì vai trò của nó lại càng trở nên quan trọng. Người ta gọi pháo binh là “thần chiến tranh” cũng chẳng hề ngoa.

Tuy nhiên, với Quân đội nhân dân Việt Nam thì khác, khi mới thành lập chỉ có vài khẩu súng trường, súng kíp đến khi chuẩn bị cùng cả nước bước vào cuộc chiến tranh giữ nền độc lập, số lượng pháo của ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay và đều là pháo thu được của Nhật, Pháp.

Trước ngày Toàn quốc kháng chiến, chỉ Hà Nội là có được 7 khẩu pháo, các tỉnh khác chỉ có 1 đến 2 khẩu và nhiều khẩu trong đó bị hỏng hóc, thiếu bộ phận. Nhưng với tinh thần “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm”, lực lượng Pháo binh của Quân đội ta không những dám đánh mà còn liên tục đánh thắng, càng đánh càng lớn mạnh.

Đến trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, lực lượng Pháo binh của ta đã có số lượng đáng kể.

Tổng số lực lượng pháo, cối (kể cả súng cối của các đại đoàn bộ binh) gồm: 1 trung đoàn lựu pháo 105mm có 2 tiểu đoàn với 24 khẩu; 1 trung đoàn hỗn hợp trang bị sơn pháo và cối gồm 5 tiểu đoàn và 10 đại đội với 94 khẩu các loại (trong đó có 16 cối 120mm, 30 sơn pháo 75mm, 36 cối 82mm, 12 DKZ 57mm); súng cối của các đại đoàn bộ binh là 140 khẩu.

Đến cuối chiến dịch ta có thêm 1 tiểu đoàn DKZ 75mm và tiểu đoàn 224 sử dụng pháo hỏa tiễn 6 nòng H-6 gồm 12 khẩu.

Trong đó, đáng kể nhất là Trung đoàn 45 Tất Thắng được trang bị 24 khẩu lựu pháo 105mm. Trung đoàn pháo binh Tất Thắng nguyên là Trung đoàn bộ binh 34 với tiền thân là các đội tự vệ vũ trang của Tỉnh ủy Nam Định bí mật tổ chức tại Chiến khu Lạc Quần trước Cách mạng Tháng Tám.

Toàn quốc kháng chiến năm 1946, Trung đoàn đã bám trụ, bao vây, giam chân quân Pháp trong thành phố Nam Định suốt 3 tháng nên được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng danh hiệu “Trung đoàn Tất Thắng”.

Giữa tháng 1 năm 1951, Bộ Quốc phòng điều động Trung đoàn 34 sang thuộc Cục Pháo Binh, đến tháng 5 năm 1951, sau khi Đại đoàn Công – Pháo 351 được thành lập thay thế Cục Pháo Binh thì Trung đoàn 34 thuộc Đại đoàn 351.

Lúc này, trong trang bị của Trung đoàn chỉ có 2 khẩu lựu pháo 105mm là chiến lợi phẩm trong Chiến dịch Biên Giới năm 1950. Đến tháng 7 năm 1951, Trung đoàn 34 đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 45, hành quân sang Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc) để tiếp nhận pháo mới do bạn viện trợ.

Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng Điện Biên Phủ - 1
Kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ (Ảnh: TTXVN).

Pháo binh Việt Nam: Biến đổi về chất trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sau gần 2 năm xây dựng trên đất bạn, ngày 17/1/1953, Trung đoàn pháo binh 45 trở về nước. Trong trang bị của trung đoàn có 20 khẩu lựu pháo 105mm cùng 3.500 viên đạn, 40 xe ba cầu kiểu GMC, 2 xe chuyên dụng (1 xe công trình, 1 xe cẩu), 2 xe Jeep, 20 xe mô tô và xe đạp, 33 máy quan trắc, 66 tổng đài và điện thoại cùng 100km dây điện thoại,…

Như vậy, từ số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay ở mùa Đông năm 1946, đến cuối năm 1953 số lượng pháo cối của ta đã lên đến hàng mấy trăm khẩu. Đây là một sự biến đổi về lượng rõ rệt và dĩ nhiên biến đổi về lượng sẽ dẫn đến biến đổi về chất.

Biến đổi về chất ở đây trước hết có từ vũ khí trang bị.

Lần đầu tiên, chúng ta có trong trang bị loại lựu pháo hiện đại (ở thời kỳ đó) với tầm bắn xa, uy lực lớn và có thể bắn nhiều loại đạn. Cũng là lần đầu tiên, chúng ta có và đã sử dụng một loại pháo mới – pháo hỏa tiễn bắn loạt với ưu thế rất lớn về mật độ hỏa lực.

Tầm bắn, độ chính xác và mật độ hỏa lực là những yếu tố quan trọng nhất để từ đó hình thành thế trận pháo binh đủ sức “đảm bảo đánh chắc thắng” trước một “con nhím Điện Biên Phủ”.

Và cũng từ sự biến đổi vũ khí trang bị đó đã dẫn đến sự biến đổi về chất trong cách đánh, trong bố trí thế trận pháo binh.

Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngay cả trong những chiến dịch lớn như Biên Giới, Tây Bắc, Hòa Bình,… pháo binh của ta đều tận dụng cách đánh “vào gần bắn thẳng”. Bởi lúc đó pháo của ta chỉ là loại sơn pháo cỡ 75mm. Đặc điểm của sơn pháo là nòng ngắn để tiện tháo rời mang vác dẫn đến tầm bắn hiệu quả chỉ từ 1 đến 3km, cỡ nòng nhỏ cũng dẫn đến uy lực không lớn, nếu gặp phải mục tiêu là lô cốt bê tông cốt thép thì khó xuyên phá.

Lựu pháo 105mm thì khác, uy lực của đạn lựu pháo lớn hơn nhiều, tầm bắn tối đa lên đến 11km, chính vì vậy các trận địa pháo binh của ta tại Điện Biên Phủ bố trí theo nguyên tắc “hỏa khí phân tán” nhưng chỉ cách cứ điểm địch trong tầm 6 đến 8km đảm bảo được “hỏa lực tập trung”.

Nhưng cái biến đổi về chất đáng kể nhất ở đây là biến đổi về con người. Những pháo thủ đầu tiên của lực lượng pháo binh vốn là những người công nhân, nông dân ít học trưởng thành dần qua những trận đánh “ứng dụng” kiểu ngắm pháo qua nòng hay dùng đinh thay kim hỏa đã trở thành những người lính pháo biết tính toán phần tử bắn, sử dụng thành thục những khẩu pháo hiện đại lúc bấy giờ.

Đây có thể nói là một vốn quý để sau này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Binh chủng Pháo binh đã phát triển vượt bậc trở thành một binh chủng không thể thiếu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Biến đổi về chất còn đến từ tư duy của người cán bộ chỉ huy binh chủng hợp thành. Từ khi chỉ coi pháo binh với những khẩu pháo mang vác là “trợ chiến”, đến Chiến dịch Điện Biên Phủ thì việc “hiệp đồng Bộ – Pháo” đã trở thành khâu không thể thiếu từ khi chuẩn bị và cả trong chiến đấu của người chỉ huy mỗi đại đoàn, trung đoàn đến tiểu đoàn.

Pháo binh đã chính thức trở thành một binh chủng chiến đấu trong đội hình binh chủng hợp thành.

Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng Điện Biên Phủ - 2
Pháo binh Việt Nam đi từ không đến có và lập nhiều kỳ tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu: QĐND).

Chỉ huy pháo binh Pháp phải tự vẫn vì xấu hổ

Chiến dịch Điện Biên Phủ “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” đã diễn ra cách đây 70 năm, những người pháo thủ từng “kéo pháo vào, kéo pháo ra” hầu hết đã “về với trời xanh mây trắng” nhưng những chiến công chói lọi của họ vẫn còn mãi.

Ngày 20/11/1953, tướng Henry Navare – Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương – lệnh cho tướng Jean Gilles, chỉ huy trưởng lực lượng lính dù Pháp ở Đông Dương mở cuộc hành quân “Castor”, đổ bộ 5 tiểu đoàn dù và 1 tiểu đoàn công binh thuộc địa xuống Điện Biên Phủ.

Cuộc hành quân này ban đầu không hề có trong Kế hoạch Navare. Tuy nhiên, khi cơ quan tình báo Pháp SDECER phát hiện Đại đoàn 316 của ta tiến lên Tây Bắc, Navare nhận định rằng một mình cụm cứ điểm Lai Châu không thể đứng vững được nên đã mở cuộc hành quân này, thiết lập cụm cứ điểm Điện Biên Phủ thành một chốt chặn thứ hai đủ mạnh để ngăn chặn Đại đoàn 316, che chở cho Thượng Lào và kinh đô Luang Prabang.

Đến đây, bước ngoặt của cuộc chiến được mở ra. “Con tàu Kế hoạch Navare” bắt đầu đi chệch khỏi “đường ray” được vạch ra trước đó.

Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng Điện Biên Phủ - 3

Không khẩu pháo nào của Việt Minh có khả năng bắn 3 loạt mà không bị phát hiện… Pháo của Việt Minh có thể gây chút ít phiền phức, nhưng các pháo thủ của tôi sẽ khiến cho họ phải câm họng.

Trung tá Charles Piroth chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ

Từ khi Pháp bắt đầu đổ quân lên Điện Biên Phủ, trung tá Charles Piroth chỉ huy pháo binh và bộ sậu của ông ta đã khẳng định với De Castries – Chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm – rằng, Tướng Giáp sẽ không bao giờ đưa được khẩu đội pháo vào những quả đồi trọc phía Đông Nam của Eliane (cứ điểm A1), một trong những vị trí quan trọng của tập đoàn cứ điểm.

Thậm chí, với sự tự tin “chắc như đinh đóng cột” và hỏa lực cực mạnh có trong tay gồm 25 khẩu đại bác 105 mm, 4 khẩu 155mm và 24 khẩu cối 120mm và 81mm, trung tá Charles Piroth báo cáo tướng Navarre rằng: “Không khẩu pháo nào của Việt Minh có khả năng bắn 3 loạt mà không bị phát hiện”.

Ông ta còn ngạo mạn tuyên bố “Pháo của Việt Minh có thể gây chút ít phiền phức, nhưng các pháo thủ của tôi sẽ khiến cho họ phải câm họng” và “Họ bắn ư? Tôi sẽ đội trên đầu tôi chiếc mũ ca lô đỏ này để họ nhìn cho rõ hơn…”.

Nhưng quân Pháp đã không thể ngờ rằng bộ đội ta lại có thể tạo ra một kỳ tích khiến pháo binh đối phương không thể làm gì được.

Trong trận đánh giành Gabrielle (đồi Độc Lập) ngày 14/3/1954, trung tá Piroth đi lang thang qua sở chỉ huy giống như người mộng du. Mặc dù Đại tá De Castries chú ý thấy thái độ lạ lùng của viên chỉ huy pháo binh và yêu cầu một linh mục chú ý đến anh ta, song hầu hết các sĩ quan đều rất lo lắng về trạng thái tinh thần của Piroth.

Piroth ở trong bốt chỉ huy cứ lẩm bẩm một mình rằng lẽ ra anh ta phải sử dụng hỏa lực phản pháo sớm hơn để giành thắng lợi. Rồi với hai hàng nước mắt, anh ta xin lỗi những người còn sống sót ở Gabrielle (đồi Độc Lập) vì không cung cấp đủ hỏa lực pháo binh cho họ.

Hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của viên trung tá trên một chiếc giường nhỏ trong hầm. Rõ ràng anh ta đã dùng răng kéo chốt lựu đạn, ôm chặt nó vào người và thả chốt ra. Như vậy, sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt miệng các họng pháo của Việt Minh, Piroth đã tự sát bằng một trái lựu đạn vào sáng sớm ngày 15/3/1954.

Như vậy, với ý chí quật cường, vượt mọi khó khăn gian khổ và đặc biệt là cách đánh tài tình, Pháo binh Việt Nam đã khiến chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ phải tự vẫn vì xấu hổ.

Pháo binh Việt Nam lột xác chưa từng có trong chiến thắng Điện Biên Phủ - 4
15 khẩu pháo sẽ bắn 21 loạt đại bác tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sáng 7/5 tại sân vận động tỉnh Điện Biên (Ảnh: Nguyễn Hải).

Những khẩu pháo ngày xưa giờ có lẽ đều đã đứng kiêu hãnh trong những bảo tàng. Nhưng những ký ức về “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”, những trận đánh mà pháo binh hiệp đồng với bộ binh ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, Đồi Xanh… sẽ vẫn còn mãi.

Và vẫn còn mãi đây ký ức về sự trưởng thành về chất của lực lượng Pháo binh Việt Nam làm nên khẩu hiệu “chân đồng vai sắt, đánh giỏi bắn trúng” mà Bác Hồ đã trao tặng năm nào.

Trần Ngọc Đoàn – Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/phao-binh-viet-nam-lot-xac-chua-tung-co-trong-chien-thang-dien-bien-phu-20240505220659539.htm

Cùng chủ đề

Chuỗi chương trình trên VTV kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(Tổ Quốc)- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện loạt chương trình trọng điểm trên các kênh sóng, như chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Con đường lịch sử”, phim tài liệu...

Giải tạo động lực lớn để các tác giả tiếp tục lao động báo chí, tìm tòi, sáng tạo

(CLO) Theo nhà báo Nguyễn Tuấn Huy: “Được vinh danh tại lễ trao giải tôi nghĩ đó là động lực lớn để các tác giả tiếp tục lao động báo chí, tìm tòi, sáng tạo ra những tác phẩm báo chí sinh động hơn nữa, chân thực, gắn liền với đời...

Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức đại hội các chi hội cơ sở

(Tổ Quốc) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Hội năm 2024 và công bố kế hoạch hoạt động từ nay đến hết nhiệm kì IX (2020-2025), đồng thời triển khai kế hoạch chuẩn bị Đại hội...

Nhiều hoạt động chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam vừa tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024). ...

Chiến thắng Điện Biên Phủ – cầu nối giúp Việt Nam và Algeria chia sẻ quá khứ, hướng tới tương lai

Sáng ngày 4/11, tại Bảo tàng quốc gia Cựu chiến binh ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria phối hợp cùng Bộ Cựu chiến binh và Người có công Algeria đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến cách mạng Algeria: ý nghĩa lịch sử và triển vọng tương lai”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

(Dân trí) - Sau gần 5 tháng giữ cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Ban Bí thư khóa XIII. Trước đó, ông có hơn một năm làm Phó Thủ tướng. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-bi-thu-trung-uong-dang-tran-luu-quang-20250123103626669.htm

Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

(Dân trí) - Sau khi giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, ông Nguyễn Duy Ngọc lần lượt được bầu bổ sung vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị khóa XIII. Ông Ngọc từng có thời gian dài công tác gắn với ngành công an. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-duy-ngoc-20250123104442241.htm

Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch

(Dân trí) - Dưới ánh nắng chiều đậm đà, những luống hoa cúc chi đang vào kỳ thu hoạch hiện lên vàng ruộm, tạo thành các đường thẳng rực rỡ trên đồng ruộng. Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch (Video: Hữu Nghị). Trồng hoa cúc chi được coi là nghề truyền thống của một số hộ dân tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Trước đây cúc chi được trồng chủ yếu tại làng...

Những hình ảnh độc đáo trên “chuyến tàu Xuân” chạy xuyên giao thừa

(Dân trí) - Lần đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 2 toa tàu cộng đồng với chủ đề "chuyến tàu Xuân" chạy xuyên giao thừa. Trên 2 toa tàu này được trang trí những bức tranh về ngày Tết. Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại ga Hà Nội những ngày này được trang trí những cành đào, mai, cúc vàng để đón năm mới. Ghi nhận của phóng...

Bài đọc nhiều

Ngày 1/5/1954: Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

* Trong cuốn: Henri Navarre, Thời điểm của những sự thật (Trích Hồi ký của Tướng Navarre về Điện Biên phủ), Nguyễn Huy Cầu dịch, NXB Công an nhân dân - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, có viết: “Ngày 1/5, chiến hào đối phương đã trực tiếp tiếp xúc với chúng tôi. Quân số của họ được bổ sung và còn có thêm đầy đủ lực lượng dự bị. Dự trữ đạn cũng đã có đủ. Đối đầu...

Những buổi kết nạp Đảng trong tiếng bom rơi, đạn nổ trên chiến hào Điện Biên Phủ

Sau những buổi kết nạp Đảng trong tiếng bom rơi, đạn nổ ấy, ngọn lửa cách mạng tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ. Biết bao cán bộ Đảng viên đã anh dũng chiến đấu, không quản ngại hy sinh. vtv.vn Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=uWqHQCRLhYg

Ngày 25/4/1954: Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

Xác máy bay bị quân ta bắn rơi và phá hủy nằm ngổn ngang trên chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Đại đội 255 bộ đội địa phương tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) cùng du kích địa phương bám trụ, đánh trả quyết liệt hơn 1.000 quân địch, có 7 xe tăng hỗ trợ càn quét thôn Liệp Mai, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai. Bộ đội và du kích dũng cảm chiến đấu, đẩy...

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Địch phản kích ác liệt, ta giữ vững trận địa

Tiếp tục thực hiện chủ trương vào gần địch hơn nữa trận địa tấn công và bao vây, trận địa ta ngày càng tiến sát gần địch; hỏa lực các cỡ của ta luôn uy hiếp quân địch. Cuộc phản kích quyết liệt nhất đã xảy ra trong ngày 24/4/1954, với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay. Kết quả là địch đã bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa của ta vẫn được giữ vững,...

Binh đoàn xe đạp thồ huyền thoại trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Gần 21.000 xe đạp cải tiến, mỗi chiếc chở 200-300 kg, đã góp phần giải quyết bài toán vận tải quân lương, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào "pháo đài bất khả xâm phạm" của quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Tổng cục Cung cấp, để phục vụ hơn...

Cùng chuyên mục

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 6-5-1954, tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Sáng ngày 6-5-1954, Tiểu đoàn 255 thuộc Trung đoàn 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá gần 1.000kg thuốc nổ trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay. Chọc mù “con mắt” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Trong cuốn Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Đại...

Mới nhất

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng...

Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên

Trưa ngày 21/1 (tức ngày 22 tháng Chạp năm 2024), tại cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và Chương trình “Chuyến xe yêu thương” Xuân Ất Tỵ 2025. Bệnh viện K tổ chức Chương trình “Cơm tất niên - Tết sum vầy” và “Chuyến xe yêu thương”Trưa ngày...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 24/1/2025: Dồn dập tăng lãi suất ngày cuối năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 24/1/2025 xuất hiện những diễn biến bất ngờ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Các nhà băng dồn dập điều chỉnh lãi suất huy động. Sau 2 tháng kể từ ngày tăng mạnh lãi suất huy động, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank) tiếp tục tăng lãi suất huy động...

Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, MTTQ Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã vận động, cùng hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tặng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với 7.894.249 suất quà, trị giá trên 4.742 tỷ đồng. ...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1