Trang chủNewsThế giớiPhán quyết gạch tên Trump phủ bóng chính trường Mỹ

Phán quyết gạch tên Trump phủ bóng chính trường Mỹ


Phán quyết loại tên Trump khỏi phiếu bầu ở bang Colorado sẽ buộc Tòa án Tối cao Mỹ can thiệp, có thể gây ra nhiều hệ lụy, bất đồng trong chính trường Mỹ.

Tòa thượng thẩm Colorado ngày 19/12 ra phán quyết loại tên cựu tổng thống Donald Trump khỏi phiếu bầu sơ bộ ở bang này, cho rằng ông có liên quan đến vụ bạo loạn Đồi Capitol, do đó không đủ tư cách để giữ vị trí tổng thống theo Mục 3, Tu chính án thứ 14 của hiến pháp Mỹ.

Tu chính án thứ 14 được thông qua sau 5 năm nội chiến Mỹ (1861-1865), nhằm ngăn những người từng tuyên thệ trung thành với hiến pháp nhưng lại “tham gia nổi loạn hoặc phản loạn” chống lại đất nước tiếp tục ra tranh cử. “Tổng thống Trump đã kích động và khuyến khích sử dụng vũ lực, hành động vô pháp nhằm cản trở chuyển giao quyền lực hòa bình”, tòa Colorado giải thích về phán quyết của mình.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng quyết định này có thể gây xáo trộn vòng bầu cử sơ bộ ở nhiều bang mà ông Trump đang bị truy tố với cáo buộc tham gia “lật kèo” bầu cử năm 2020, lẫn cuộc bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng 11/2024.

Người phát ngôn của ông Trump lên án phán quyết tại Colorado là “sai lầm toàn diện” và tuyên bố sẽ kháng cáo lên Tòa án Tối cao liên bang, yêu cầu diễn giải lại Tu chính án 14. Trong bối cảnh đó, 9 thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ phải lần thứ hai trong hơn hai thập kỷ qua ra phán quyết có thể định đoạt cục diện cuộc bầu cử tổng thống.





Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại phiên tòa ở New York ngày 6/11. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại phiên tòa ở New York ngày 6/11. Ảnh: AFP

Lần gần nhất phán quyết của Tòa án Tối cao ảnh hưởng trực tiếp đến bầu cử Mỹ là vụ kiện năm 2000 giữa hai ứng viên George W. Bush của đảng Cộng hòa và phó tổng thống Al Gore của đảng Dân chủ. Vụ kiện này cũng liên quan đến Tu chính án thứ 14 và phe Cộng hòa cũng tìm cách bảo vệ ứng viên trên đường đua vào Nhà Trắng.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, bang Florida trở thành nơi quyết định Al Gore hay George W. Bush chiến thắng. Ông Gore ban đầu được dự báo sẽ thắng ở Florida, nhưng ông lại gọi điện chúc mừng Bush khi nhìn thấy đối thủ dẫn trước hàng chục nghìn phiếu giữa giai đoạn kiểm đếm. Chưa đầy một tiếng sau, Gore rút lại tuyên bố nhận thua khi kết quả cập nhật cho thấy khoảng cách giữa hai người đã thu hẹp đáng kể.

Với số phiếu quá sít sao, bang Florida kiểm lại phiếu của hai ứng viên theo đúng quy trình. Tranh cãi nổ ra khi ủy ban bầu cử phát hiện nhiều phiếu lỗi cũng như nguy cơ máy kiểm phiếu gặp trục trặc, khiến Tòa án Tối cao Florida yêu cầu kiểm đếm thủ công toàn bộ phiếu bầu, khiến kết quả cuối cùng có thể bị trì hoãn nhiều ngày.

Đảng Cộng hòa đưa sự việc lên Tòa án Tối cao liên bang, đòi diễn giải nguyên tắc “bảo vệ công bình” trong Tu chính án 14. Họ tranh luận tiêu chuẩn mà Tòa án Tối cao Florida áp dụng riêng tại bang này là không công bằng với những bang khác và cần vô hiệu hóa phán quyết kiểm phiếu lại.

Hơn một tháng sau ngày bầu cử, với 5 thẩm phán ủng hộ và 4 thẩm phán phản đối, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết có lợi cho ứng viên Bush, ngăn Florida kiểm phiếu lại thủ công. Al Gore không muốn kéo dài tình trạng rối ren của chính trường Mỹ nên không tiếp tục kháng cáo mà tuyên bố nhận thua ở Florida. Ông Bush chiến thắng nhờ hơn tổng số phiếu đại cử tri, dù kém Gore khoảng 6 triệu phiếu phổ thông.

Vụ kiện Bush và Gore đã ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án Tối cao, khi các thẩm phán ra quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bầu cử tổng thống. Phe phản đối cho rằng tổ chức kiểm lại phiếu là chức năng của cơ quan bầu cử bang, do đó Tòa án Tối cao đã làm sai chức năng khi can thiệp vào phán quyết cấp bang.

Hơn 20 năm sau, Tòa án Tối cao Mỹ một lần nữa đứng trước yêu cầu phải can thiệp vào quá trình bầu cử. Giới quan sát lo ngại uy tín của tòa tiếp tục bị thách thức, khi xã hội Mỹ đang phân cực sâu sắc giữa hai luồng dư luận ủng hộ và phản đối ông Trump.





Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tập hợp cử tri tung thành ở Conroe, bang Texas vào tháng 1/2022. Ảnh: Reuters

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước người ủng hộ ở Conroe, bang Texas vào tháng 1/2022. Ảnh: Reuters

Phán quyết ở bang Colorado dù mới có hiệu lực với vòng bầu cử sơ bộ để lựa chọn ứng viên đại diện đảng Cộng hòa tranh cử, song có thể áp dụng cả với cuộc bầu cử chính thức vào cuối năm sau, trong trường hợp ông Trump trở thành đối thủ của Tổng thống Biden.

Phán quyết này cũng có thể là cơ sở để tòa án bang Georgia và tòa án liên bang ở Washington xét xử cáo buộc ông Trump tham gia lật kèo bầu cử. Cựu tổng thống Mỹ không nhận tội trong loạt cáo buộc và các tòa án cấp bang, liên bang cũng chưa ra phán quyết cuối cùng.

Đội ngũ luật sư của Trump đang nỗ lực kháng cáo lên Tòa án Tối cao, đồng thời tìm cách đảo ngược phán quyết của tòa Colorado để tránh kịch bản nó trở thành án lệ ở các bang khác trong những vụ kiện ông “kích động” lật kèo bầu cử năm 2020.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định Tòa án Tối cao Mỹ lần này có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để can thiệp vào phán quyết ở Colorado so với tranh chấp bầu cử năm 2000.

Trong vụ kiện năm 2000, Tòa án Tối cao đã phải xem xét liệu họ có thẩm quyền can thiệp vào phán quyết của bang Florida về quy trình kiểm phiếu hay không. Còn lần này, tòa Colorado áp dụng Tu chính án thứ 14 trong hiến pháp Mỹ để bác tư cách tranh cử của ông Trum, do đó Tòa án Tối cao hoàn toàn có quyền xử lý và can thiệp, theo Luke Sobota, thư ký cho cựu chánh án Tòa án Tối cao William Rehnquist, người từng tham gia phân xử tranh cãi giữa Al Gore và George W. Bush.

“Trong bối cảnh ông Trump đang đối mặt nhiều vụ án tương tự tại các bang khác, Tòa án Tối cao cần làm rõ liệu điều khoản về chống nổi loạn mà tòa Colorado viện dẫn có phù hợp hay không, nhằm ngăn tình trạng mỗi bang hiểu một kiểu về điều khoản này”, Sobota, nay là luật sư chủ chốt trong hãng luật quốc tế Three Crowns của Mỹ, nhận định.

Alexander Reinert, giáo sư luật tại Đại học Yeshiva ở New York, nhận định nếu Tòa án Tối cao thụ lý sự việc, bất cứ phán quyết nào họ đưa ra cũng đều tiềm ẩn những hệ lụy sâu sắc cho nền chính trị Mỹ.

Nếu các thẩm phán ra quyết định có lợi cho Trump, họ có thể đối mặt với nhiều hoài nghi về mức độ đáng tin cậy của tòa án có quyền lực lớn nhất nước Mỹ. Phần lớn thẩm phán của Tòa án Tối cao là những người theo đường lối bảo thủ, trong đó có ba người được bổ nhiệm dưới thời Trump.

Nhưng nếu ra phán quyết bất lợi cho Trump, họ nhiều khả năng sẽ đối mặt với làn sóng giận dữ từ hàng triệu người ủng hộ ông. Trump gần đây cũng tìm cách khơi dậy làn sóng giận dữ này, khi cáo buộc quyết định của tòa Colorado là kế hoạch “săn phù thủy” và là “âm mưu can thiệp bầu cử”.

Ted Olson, luật sư từng đại diện cho ông Bush trong vụ kiện năm 2000 ở Tòa án Tối cao, cho rằng các thẩm phán nên nhanh chóng chấp nhận kháng cáo từ ông Trump. Ông lập luận đảo ngược phán quyết tại Colorado là điều cần thiết với chính trường Mỹ để đảm bảo cuộc bầu cử công bằng, bởi chỉ có cử tri mới có quyền quyết định ứng viên xứng đáng.

“Phán quyết tại Colorado không chỉ ngăn cử tri bỏ phiếu ủng hộ Trump, mà còn cản trở những người bỏ phiếu chống lại cựu tổng thống”, Olson nhận định.

Thanh Danh (Theo WSJ, Politico)




Source link

Cùng chủ đề

Nhan sắc Ivanka Trump

TPO - Ivanka Trump là trưởng nữ cũng là người con xuất sắc nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tính đến hiện tại. Cô không chỉ xinh đẹp, có gu ăn mặc mà còn nổi bật ở nhiều vai trò từ người mẫu, doanh nhân đến cố vấn Nhà Trắng cấp cao. 26/01/2025 | 10:15 ...

Cựu cố vấn dự đoán thỏa thuận của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Ukraine

(Dân trí) - Cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ có thể đề xuất với Tổng thống Nga Vladimir Putin một thỏa thuận về xung đột Ukraine. Ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, hôm 25/1 cho biết chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tại Nhà Trắng có thể là tin không thuận lợi với Ukraine.Ông Bolton đề cập đến việc Tổng thống Trump...

Triều Tiên cảnh báo sẽ có ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ

CHDCND Triều Tiên ngày 26.1 nói rằng Bình Nhưỡng cần duy trì ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ nếu Washington phớt lờ chủ quyền và lợi ích an ninh. ...

Tổng thống Trump bị đe dọa trên TikTok, nghi phạm đã bị bắt

Giới chức thông báo một người đàn ông Mỹ đã bị bắt với cáo buộc nói trên TikTok rằng Tổng thống Donald Trump 'cần phải bị ám sát'. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Hải Phòng

Ngày 20/1, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và Hội người Hàn Quốc tại Hải Phòng tổ chức Giao lưu hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hải Phòng. (Ảnh:...

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga

Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức. ...

Vũ khí hạt nhân chiến thuật Nga sắp triển khai có sức công phá bằng 3 lần bom nguyên tử

Ngày 14/6, hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tiết lộ rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đặt tại nước này mạnh gấp 3 lần những quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Ông Tập Cận Bình cảnh báo tham nhũng là ‘mối đe dọa lớn nhất’

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6.1 cảnh báo tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, và thúc giục quyết tâm giải quyết vấn đề này. ...

Cùng chuyên mục

Căng thẳng xung quanh vấn đề người nhập cư, Colombia đang nhượng bộ?

Tổng thống Colombia Gustavo Petro quyết định sử dụng chuyên cơ để đón những công dân bị Mỹ trục xuất, thay vì để họ bị đưa về nước bằng máy bay quân sự.

Giải lo cho người tuổi Tỵ

Không ít người ngại sinh con tuổi Tỵ vì một số lý do, nhưng thực tế người sinh năm Tỵ cũng có nhiều điểm có lợi và đã có cả những cá nhân kiệt xuất trên thế giới. ...

Liên đoàn Arab cảnh báo về kế hoạch di dời người Palestine khỏi Gaza, Ai Cập tỏ thái độ cứng rắn

Liên đoàn Arab ngày 26/1 cảnh báo về "những nỗ lực đánh bật người Palestine khỏi vùng đất của họ", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất kế hoạch di dời dân cư ở dải Gaza tới Ai Cập và Jordan.

New Zealand nới lỏng thị thực cho diện ‘du mục kỹ thuật số’

Từ ngày 27.1, New Zealand chính thức nới lỏng các quy định về thị thực với nội dung cho phép các du khách trong quá trình tham quan nước này vẫn có thể làm việc từ xa ở các nước khác, gọi chung...

Tổng thống Zelensky thay chỉ huy đội quân chủ chốt lần 3 trong một năm

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 26.1 đã thay chỉ huy của một đội quân chủ chốt chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố Pokrovsk đang có nguy cơ cao rơi vào tay lực lượng Nga. ...

Mới nhất

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện...

Mới nhất