Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhần Lan thu hút sinh viên quốc tế thế nào

Phần Lan thu hút sinh viên quốc tế thế nào


Số sinh viên quốc tế đến Phần Lan tăng, được cho là nhờ chính phủ đơn giản hóa yêu cầu về thị thực và muốn thu hút nhân tài ở lại làm việc.

Từ năm 2022, du học sinh ở Phần Lan có thể nộp đơn xin cư trú trong toàn bộ thời gian học đại học, thay vì phải xin cấp mới hàng năm như trước. Họ còn được tăng giờ làm thêm từ 24 lên 30 giờ mỗi tuần, ở lại Phần Lan hai năm sau tốt nghiệp và mang theo người nhà.

Phần Lan cũng áp dụng đơn đăng ký chung với các đại học, mỗi ứng viên được chọn tối đa 6 ngành. Sinh viên quốc tế có thể tham gia kỳ thi của các đại học ứng dụng (kỳ thi UAS) tại nhà bằng hình thức trực tuyến, để nộp đơn.

“Những điều này thật sự hấp dẫn sinh viên quốc tế. Trước đây Phần Lan chỉ nói về sự thu hút, nhưng bây giờ chúng ta đang nói về sự thu hút và giữ chân”, Hanna Isoranta, tổ trưởng chuyên môn của Study in Finland, nói.

Kết quả là có hơn 7.000 sinh viên mới được cấp phép cư trú, tăng khoảng 54% so với năm 2021, đạt mức kỷ lục trong 6 năm qua. Năm quốc gia có số sinh viên được cấp giấy phép nhiều nhất là Nga, Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Việt Nam.





Khuôn viên Đại học Aalto. Nguồn: Aalto University

Khuôn viên Đại học Aalto. Nguồn: Aalto University

Harri Hälvä, cán bộ Cơ quan Giáo dục Phần Lan, cho biết những nỗ lực giới thiệu về cơ hội học tập và cuộc sống của Phần Lan bắt đầu mang lại kết quả.

“Phần Lan không chỉ khuyến khích nhiều sinh viên quốc tế đến học tập mà còn chào đón họ ở lại, làm việc và lập gia đình”, ông nói.

Nước này đã lập kế hoạch phát triển lĩnh vực nghiên cứu giai đoạn 2024-2030, dự kiến chi 280 triệu euro (khoảng 310 triệu USD) cho lĩnh vực nghiên cứu công nghệ. Tuy nhiên, dân số Phần Lan chỉ khoảng 5,5 triệu người nên chính phủ nước này mong muốn tăng gấp đôi lượng người nhập cư để tìm việc, tăng gấp ba số sinh viên quốc tế và giữ chân được 75% số đó ở lại từ nay đến năm 2030.

Ngoài ra, Phần Lan cũng tập trung tuyển dụng lao động có tay nghề từ bốn quốc gia, gồm Ấn Độ, Philippines, Brazil và Việt Nam.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất với sinh viên quốc tế muốn ở lại làm việc sau tốt nghiệp là ngôn ngữ. Trong khi các công ty lớn sử dụng tiếng Anh, phần lớn dân số dùng tiếng Phần Lan, một ngôn ngữ nổi tiếng khó học.

Phần Lan có 35 đại học, học phí với sinh viên quốc tế dao động 5.000-18.000 euro (135-485 triệu đồng) một năm, tùy ngành học. Các lĩnh vực được sinh viên lựa chọn nhiều là Khoa học xã hội, Báo chí và Thông tin, Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Đại học Helsinki là trường có thứ hạng thế giới cao nhất của Phần Lan, xếp thứ 99 trong bảng đại học US News.

Doãn Hùng (Theo The Pie News, University World News)




Source link

Cùng chủ đề

Cẩn trọng với du học hè ‘trăm triệu’

Thời điểm này đang là cao điểm 'chốt' các khóa du học hè - hình thức du học ngắn hạn cho học sinh cấp II và cấp III trải nghiệm tại các nước như: Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Philippines... Sự cân đo đong đếm...

Học bổng Chính phủ Australia mở đơn đăng ký cho năm 2026

(Dân trí) - Học bổng thạc sỹ của Chính phủ Australia dành cho công dân Việt Nam nhập học năm 2026 mở đơn từ ngày 1/2 đến 30/4. Theo đó, các lĩnh vực học tập ưu tiên cho công dân Việt Nam bao gồm: Y tế, chuyển đổi số, giáo dục, môi trường, biến đổi khí hậu, năng lượng, quản trị và phát triển kinh tế, Nông - lâm - ngư nghiệp… Riêng lĩnh vực công nghệ thông tin chỉ...

‘4 năm du học, tôi đặt chân đến 15 quốc gia khác nhau’

Nguyễn Tài Tâm (sinh năm 2002) có cÆ¡ hội trải nghiệm 15 quốc gia trên thế giới nhờ chÆ°Æ¡ng trình học đặc biệt và du lịch tá»± túc bằng khoản tiền tá»± tiết kiệm. Năm 2020, khi đến Mỹ theo học ngành Khoa học tính toán tại Đại học Minerva, tôi không nghĩ bản thân sẽ có cơ hội đặt chân đến nhiều quốc gia như vậy. Từ châu Á, châu Âu cho đến châu Mỹ, tổng cộng tôi đã...

Lận lưng nghề barista trước khi du học

Nhiều bạn trẻ Việt đang chọn học nghề pha chế cà phê trước khi du học để dễ dàng tìm việc làm thêm và thích nghi với cuộc sống mới tại "xứ chuột túi". Thu nhập hấp dẫn từ nghề tay tráiAnh Đặng Thế...

Gia hạn thời gian đăng ký học bổng Liên bang Nga năm 2025

(Dân trí) - Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thông báo gia hạn thời gian đăng ký dự tuyển đi học tại Liên bang Nga năm 2025 đến ngày 31/3. Theo đó, thời hạn đăng ký học bổng hiệp định du học Liên bang Nga năm 2025 được nới thêm 2,5 tháng. Ứng viên có nguyện vọng đi học tại Liên bang Nga năm 2025 cần thực hiện đăng ký trên cổng hệ thống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Điểm danh 23 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia qua các năm

Danh sách các nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia như sau: 1. Trần Ngọc Minh - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. 2. Phan Mạnh Tân - THPT Năng khiếu Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. 3. Lương Phương Thảo - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long. 4. Võ Văn Dũng - THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng. 5. Đỗ Lâm Hoàng - THPT Gò Vấp, TPHCM. 6. Lê Vũ Hoàng - THPT số 1 Bố Trạch, Quảng Bình. 7. Lê Viết Hà...

Lịch nghỉ hè năm học 2024-2025 của học sinh cả nước

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025, trong đó có lịch nghỉ hè của học sinh trong toàn quốc.

Đại học Quốc gia Hà Nội tăng lệ phí thi đánh giá năng lực năm 2025

(Dân trí) - Chiều 5/2, ĐH Quốc gia Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025. Lệ phí dự thi từ năm 2025 là 600.000 đồng/thí sinh/lượt thi, tăng 100.000 đồng/lượt so với năm ngoái. Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Trung tâm khảo thí (ĐHQG Hà Nội) cho biết, do năm 2025 chuẩn bị thêm nhiều bài thi phần lựa chọn, có thêm phần tiếng Anh nên lệ phí tăng 100.000 đồng/lượt...

Cùng chuyên mục

Cơ hội việc làm ngành du lịch

Mỗi năm ngành du lịch cần tới 40.000 nhân sự nhưng số lượng sinh viên được đào tạo mỗi năm chỉ đáp ứng được khoảng một nửa, trong đó chỉ 43% được đào tạo chuyên nghiệp. Trong xu hướng phát triển mới của...

Năm 2025 xét tuyển đại học bằng điểm SAT ra sao?

Năm 2025, nhiều trường đại học trên cả nước tiếp tục cho phép thí sinh dùng chứng chỉ năng lực quốc tế SAT để xét tuyển. Các trường xét kết quả kỳ thi SAT ra sao, thí sinh cần lưu ý gì? SAT (Scholastic...

Đại học có doanh thu 2.000 tỷ nhưng thu từ nghiên cứu khoa học nhỏ giọt

Dù đại học có doanh thu nghìn tỷ hay đại học khác thì nguồn thu chủ yếu đến từ học phí. Thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ rất hạn chế dù trường công hay tư. Đại học nghìn tỷ đồng nhưng thu từ khoa học công nghệ bèo bọt Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, tổng thu năm 2023 (được báo cáo tháng 6/2024) là 1157 tỷ đồng. Tuy nhiên, thu từ học phí chiếm 997,4...

Những trường đại học nào xét tuyển bằng điểm thi đánh giá tư duy?

Hiện nay, nhiều trường đại học sử dụng điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội (TSA) để xét tuyển đầu vào. Tuy nhiên, công thức quy đổi sang thang điểm của các trường sẽ khác nhau. Danh sách các trường sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển đại học như sau: ĐH Bách khoa Hà Nội Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Học viện Tài chính Trường...

Đột biến giáo viên đến đăng ký kinh doanh dạy thêm

TPO - Ghi nhận trong sáng 18/2 tại một số bộ phận một cửa của UBND các quận trên địa bàn Hà Nội, lượng giáo viên đến đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm khá đông. TPO - Ghi nhận trong sáng 18/2 tại một số bộ phận một cửa của UBND các quận trên địa bàn Hà Nội, lượng giáo viên đến đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm khá đông. Tại bộ phận một...

Mới nhất

Treo dây trồng một loại “rau ngon”, ăn tốt cho sức khỏe, anh nông dân Quảng Trị lãi 700 triệu/năm

Bên trong hệ thống nhà kín 500m2, anh Phạm Văn Quân (SN 1989, trú khu phố 5, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) trồng 60.000 phôi nấm...

Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương giữa vòng xoáy thương chiến

Tuy chưa có nhiều nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trở thành mục tiêu của các biện pháp thuế quan...

Tránh xếp hàng, người dân Hà Nội có thể đổi bằng lái xe ở các quận, huyện

Ngoài 2 điểm cấp đổi bằng lái xe do Sở GTVT Hà Nội quản lý, người dân có thể đến các quận, huyện, thị xã như: Nam Từ Liêm, Ứng Hòa, Sơn Tây, Ba Vì… thực hiện. Tối 18/2, trao đổi với VietNamNet, Phó Chánh văn phòng Sở GTVT Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, từ 15/1 - 14/2/2025...

‘Siêu thực phẩm’ ở Mỹ giá cao chót vót, Việt Nam có 20 tỷ quả mỗi năm bán rẻ bèo

Một “siêu thực phẩm” giá tăng không ngừng lên mức cao chót vót tại thị trường Mỹ, trong khi ở Việt Nam mỗi năm có thể sản xuất tới 20 tỷ quả và đang được bán với giá rẻ bèo. Trứng gia cầm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nên được gọi là “siêu thực phẩm”....

Trồng sầu riêng như trồng cây tiền tỷ ở miền Tây, giá quay xe, dân bất ngờ nghe thương lái nói 1 câu

Xuất khẩu liên tục tăng trưởng đã đưa sầu riêng trở thành cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trong mấy năm gần đây, do đó diện tích sầu riêng...

Mới nhất

Điểm hẹn Việt Nam