Trang chủKinh tếNông nghiệpPhân hữu cơ có tác dụng gì, tại sao ngày càng nhiều...

Phân hữu cơ có tác dụng gì, tại sao ngày càng nhiều nông dân Nam Định thích làm phân hữu cơ?


Sử dụng phân bón hữu cơ, lợi đôi đường

Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Nam Định chia sẻ, việc đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ mang lại nhiều lợi ích, giá trị cho sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định, tăng hàm lượng dinh dưỡng, cung cấp chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật trong đất.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ, lợi đôi đường (bài 3) - Ảnh 1.

Việc đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ mang lại lợi ích, giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Mai Chiến.

Ngoài ra, hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế việc sử dụng phân bón vô cơ, tiết kiệm nước tưới. Nâng cao chất lượng nông sản, hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Tuy nhiên, theo ông Chính, việc phát triển sản xuất phân bón hữu cơ ở quy mô nông hộ, trang trại, gia trại cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể, nhận thức về kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ của các hộ nông dân còn hạn chế, thiếu nhân lực.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên chi phí cao; thời gian xử lý dài, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đặc biệt, vốn, cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc… phục vụ cho sản xuất phân bón hữu cơ còn hạn chế; chi phí sản xuất phân hữu cơ cao, giá bán cao.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác.

Để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, ông Chính cho hay, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ cho phát triển nông nghiệp bền vững thay thế phân hóa học.

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để kích thích người dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó có sản xuất và sử dụng phân hữu cơ.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ, lợi đôi đường (bài 3) - Ảnh 2.

Khu sản xuất phân bón hữu cơ của HTX Nông nghiệp Bắc Cường (xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Ảnh: Mai Chiến.

Đồng thời, hỗ trợ cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc…, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận lưu hành phân bón hữu cơ cho các cơ sở sản xuất lớn. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ, tổ chức sản xuất, cung ứng phân hữu cơ với sản lượng lớn, giá bán hợp lý.

“Đầu tư khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là nền tảng khoa học sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo xu hướng thời đại; đầu tư công nghệ chế biến nông sản quy mô lớn”, ông Chính nêu thêm giải pháp tháo gỡ.

Theo ông Chính, hiện nay tỉnh Nam Định chưa có chính sách riêng cho sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, những năm qua, tỉnh đang áp dụng lồng ghép các cơ chế chính sách của Trung ương và của tỉnh để hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Trong đó, kết hợp chính sách hỗ trợ đào tạo ngành nghề nông thôn để đào tạo tập huấn cho người lao động ở các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; vận dụng các nguồn kinh phí hợp pháp từ Chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình mục tiêu dân số – y tế để hỗ trợ cho các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng các quy phạm thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, hữu cơ, xây dựng nhãn hiệu, mẫu mã sản phẩm, quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều diện tích nông nghiệp được “ăn” phân bón hữu cơ

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định, hằng năm lượng phân bón các loại được người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 165.000 tấn. Trong đó, 155.000 tấn phân bón vô cơ và 10.000 tấn phân hữu cơ các loại, chủ yếu là phân hữu cơ vi sinh và một phần phân hữu cơ khoáng.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ, lợi đôi đường (bài 3) - Ảnh 3.

Nông dân xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cho rau “ăn” phân bón hữu cơ. Ảnh: Mai Chiến.

Ông Trần Ngọc Chính thông tin, đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã hình thành một số mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ, với diện tích khoảng 1.000 ha.

Đơn cử như: Mô hình sản xuất lúa giống tại huyện Hải Hậu, Trực Ninh, Xuân Trường; sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện Hải Hậu, Trực Ninh, Nghĩa Hưng…

Mô hình trồng dưa, rau các loại công nghệ cao trong nhà màng, theo VietGAP tại Vụ Bản. Mô hình trồng rau màu theo tiêu chuẩn hữu cơ tại huyện Xuân Trường.

Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ theo công nghệ Nhật Bản, để sản xuất rau an toàn, VietGAP tại xã Yên Cường (huyện Ý Yên)…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tỉnh Nam Định là 1 trong số 6 địa phương được chọn tham gia Dự án “Sử dụng phân bón đúng” do Cục Nông nghiệp Đối ngoại (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA) chủ trì và tài trợ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) là chủ dự án.

Tại Nam Định, Chi cục Trồng trọt – BVTV Nam Định đã lựa chọn HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nam Cường (xã Yên Cường, huyện Ý Yên) thực triển khai mô hình xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ ứng dụng cơ giới hóa kết hợp sinh học.

Nông dân Nam Định sản xuất phân hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ, lợi đôi đường (bài 3) - Ảnh 4.

Mô hình “Canh tác lúa tiết kiệm nước, tạo tín chỉ carbon trong canh tác lúa bền vững” thực hiện tại cánh đồng xã Yên Khang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ảnh: Mai Chiến.

Trong quá trình triển khai, các chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã xây dựng mô hình, hướng dẫn công nghệ mới về xử lý phụ phẩm lúa làm phân bón hữu cơ tới người dân địa phương.

Ngoài ra, IRRI còn chuyển giao công nghệ ủ rơm rạ bằng máy trộn tự hành, năng suất khoảng 138 – 300m3 rơm rạ cho 1 lần trộn. Thời gian ủ khoảng 45 ngày, bằng một nửa so với phương thức ủ truyền thống như ủ phân thủ công hoặc dùng xe xúc.

Ông Nguyễn Văn Dự, Giám đốc HTX Nam Cường (xã Yên Cường, huyện Ý Yên) bày tỏ, chúng tôi rất vui mừng khi được các chuyên gia của IRRI hướng dẫn kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ và bàn giao máy đảo trộn phân hữu cơ tự hành trong vòng 2 năm.

“Tôi sẽ cùng các thành viên trong HTX vận hành một cách hiệu quả, đồng thời chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm của mình rộng rãi cho bà con vùng lân cận”, Giám đốc HTX Nam Cường nói.

Theo ông Nguyễn Văn Hữu, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, những năm qua, tỉnh định hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ sử dụng phân bón vô cơ sang hữu cơ, thể hiện ở việc hình thành nhiều chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Hiện, tỉnh Nam Định có nhiều chủ trương khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ bằng những buổi đào tạo, tập huấn nhằm thay đổi nhận thức về sử dụng phân bón, cũng như tăng cường sử dụng các biện pháp xử lý rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp.





Nguồn: https://danviet.vn/phan-huu-co-co-tac-dung-gi-tai-sao-ngay-cang-nhieu-nong-dan-nam-dinh-thich-lam-phan-huu-co-20241011215253252.htm

Cùng chủ đề

Đón khoảng 768 nghìn lượt khách tới tham quan các điểm du lịch trong Qúy I năm 2025

(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, ước tính trong quý I có khoảng 768 nghìn lượt khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 182 tỷ...

Nam Định đón 768.000 lượt khách du lịch trong quý I

Kinhtedothi - Theo thống kê, lượng khách du lịch đến Nam Định trong quý I/2025 ước tính đạt khoảng 768.000 lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 182 tỷ đồng. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nam Định, trong quý I/2025, nhiều lễ hội Xuân quy mô lớn đã diễn ra trên địa bàn tỉnh, thu hút đông đảo du khách. Một số lễ hội tiêu biểu bao gồm Hội chợ Viềng xuân...

Thực hiện nghiêm kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ

Kinhtedothi - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định vừa ban hành Công văn số 1799-CV/TU chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kết luận số 128-KL/TW, ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, các địa phương, cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị với các nội dung: tiếp tục thực hiện có...

Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi... Mở rộng không gian phát triển Những ngày qua, trên các diễn đàn mạng xã hội, trên trang cá nhân nhiều người đăng dòng trạng thái hay status liên quan đến việc những thương hiệu hàng hóa, thương hiệu gắn với địa...

Nam Định đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi

Công điện nêu rõ: thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, không để lây lan, bùng phát trên diện rộng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14/11/2024 của Thủ tướng Chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

Một huyện của Lạng Sơn đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ các loại nông sản, đặc sản nổi tiếng

Huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh phát triển các cây trồng chủ lực, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa lớn. Điển hình là chuỗi liên kết cây na, cây hồi, cây ớt...Các cây trồng thông thường, cây đặc sản trồng theo tiêu chuẩn VietGAP,...

Phát triển sản phẩm OCOP 5 sao, nâng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Tạo dựng nét riêng độc đáo Từng được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm”, huyện Mỹ Đức đến nay vẫn duy trì và phát triển khá mạnh mẽ nghề dệt tơ tằm truyền thống. Những sản phẩm của nghệ nhân ở vùng đất này không chỉ độc đáo mà còn ngày một cải tiến phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Đáng chú ý trong số đó có sản phẩm chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH...

La liệt động vật hoang dã quý hiếm “hiện ra” ở một khu rừng Bình Thuận, có gà rừng, con mang đỏ

Sau thời gian đặt bẫy ảnh, Ban quản lý rừng phòng hộ Lòng Sông-Đá Bạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) đã ghi nhận được 24 loại chim, loài thú là động vật rừng, động vật hoang dã; trong đó, có những loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải được bảo...

Tỷ phú Bắc Ninh nuôi cá đặc sản, trồng hoa, trồng cây cảnh tạo việc làm, thu nhập tốt cho lao động

Trong năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát triển sâu rộng, với nhiều điển hình tỷ phú nông dân trên các lĩnh vực, tạo việc làm cho hàng nghìn...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất