Trang chủNewsThời sựPhân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy...

Phân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy lên Thủ tướng

Nhiều đại biểu nhất trí việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ ràng để không đẩy việc lên Thủ tướng. Nếu không quy định thì ngay như việc xả nước một hồ thủy điện để cứu nông nghiệp cũng phải xin ý kiến Thủ tướng.

Không phân rõ quyền hạn sẽ cản trở sản xuất, kinh tế

Sáng 14/2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Phân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy lên Thủ tướng- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) tham góp ý kiến.

Phát biểu góp ý tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng khi địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm nhưng lại không quy định những việc nào là của địa phương làm thì sẽ rắc rối trong điều hành.

Ông lấy ví dụ trong thực thi Luật quy hoạch, vừa qua một số địa phương lập quy hoạch tỉnh, lại bỏ sót nhiều đơn vị như một số nhà máy nước đang hoạt động trên địa bàn. Khi không nằm trong quy hoạch đã trình Thủ tướng, các nhà máy nước muốn mở rộng cũng không được, muốn điều chỉnh phải trình Thủ tướng.

Do đó, theo ông việc không phân định rõ quyền hạn giữa Thủ tướng, địa phương khiến thực tế điều hành khó khăn khăn, cản trở sản xuất, kinh tế rất nhiều.

Theo đại biểu, những hoạt động kinh tế của địa phương do HĐND tỉnh quyết định thì nên thuộc địa phương. Khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh, huyện có quyền quyết định, “còn cứ động vào quy hoạch lại trình cấp trên thì rất vướng”.

Hay trong việc phân cấp, đại biểu đề nghị nêu rõ Thủ tướng chỉ quyết định những vấn đề liên bộ, ngành hoặc dự án lớn.

“Nếu không quy định thì nhiều vấn đề vận hành như vận hành một hồ thủy điện cũng phải xin ý kiến Thủ tướng.

Trong những lúc nông nghiệp đang cần hồ thủy điện xả nước để cứu nông nghiệp cũng phải xin ý kiến Thủ tướng. Trong khi các bộ chuyên ngành phải nắm vững, nắm rõ”, theo đại biểu Huân.

Đánh giá năng lực quản trị trước khi phân quyền

Cùng quan tâm về vấn đề phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật, đại biểu Trần Văn Khải – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng đây là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, bổ sung quy định giám sát, đánh giá năng lực địa phương và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để tránh chồng chéo và cát cứ quyền lực.

“Nếu không điều chỉnh hợp lý, sẽ gây trì trệ, thiếu đồng bộ và giảm hiệu quả quản lý nhà nước”, đại biểu Khải nói.

Phân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy lên Thủ tướng- Ảnh 2.

Đại biểu Trần Văn Khải – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phát biểu tại nghị trường.

Đại biểu dành nhiều thời gian phân tích làm rõ thêm về khả năng chồng chéo và cát cứ quyền lực khi áp dụng phân quyền (Điều 7), phân cấp (Điều 8), ủy quyền (Điều 9) vào thực tế.

Về phân quyền, đại biểu Khải chỉ ra nếu phân quyền không rõ ràng có thể dẫn đến sự chồng chéo giữa Trung ương và địa phương. Một số nhiệm vụ trọng yếu (quy hoạch, đầu tư công, quản lý đất đai, môi trường) có thể vừa thuộc trách nhiệm của Chính phủ, vừa thuộc thẩm quyền của địa phương.

Nếu Trung ương vẫn giữ quyền ra quyết định nhưng giao địa phương thực thi mà không rõ trách nhiệm, có thể dẫn đến thiếu đồng bộ và trì trệ trong triển khai.

Do đó, theo ông nên bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện” tức là chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị và xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền.

Phân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy lên Thủ tướng- Ảnh 3.

Các đại biểu theo dõi phiên thảo luận.

Về phân cấp, đại biểu cho rằng nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ có thể dẫn đến sự lạm quyền.

Nhiều nhiệm vụ có thể vừa do bộ quản lý, vừa do địa phương thực hiện (ví dụ: quản lý đô thị, đầu tư công, hạ tầng giao thông). Nếu không có cơ chế đánh giá hiệu quả phân cấp, có thể dẫn đến việc giao quyền nhưng không đủ điều kiện thực hiện, gây lãng phí và trì trệ.

Hơn nữa, nếu phân cấp quá mạnh, có thể khiến địa phương đưa ra các quyết định không đồng bộ với Trung ương.

Do đó, đại biểu đề xuất bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp” như quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm. Các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ.

Song song, áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.

Về ủy quyền, theo đại biểu Khải, nếu ủy quyền thiếu kiểm soát có thể khiến trách nhiệm bị đùn đẩy giữa các cấp chính quyền.

Khi một nhiệm vụ được ủy quyền nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, có thể xảy ra tình trạng cấp dưới không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả. Một số nhiệm vụ quan trọng (phê duyệt dự án đầu tư công, cấp phép xây dựng…) nếu ủy quyền mà không kiểm soát có thể dẫn đến tham nhũng, tiêu cực.

Do đó, ông đề xuất nên giới hạn phạm vi ủy quyền, chỉ ủy quyền các nhiệm vụ hành chính thông thường, không ủy quyền các nhiệm vụ quyết định chính sách vĩ mô.

Đồng thời, cần bổ sung trách nhiệm giải trình. Cơ quan được ủy quyền phải báo cáo định kỳ với cơ quan ủy quyền và quy định trách nhiệm cá nhân nếu nhiệm vụ được ủy quyền bị thực hiện sai.

Cần rõ ràng cơ chế để bảo vệ người dám nghĩ, dám làm

Tham gia ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, trong phân cấp, phân quyền phải có cơ chế cụ thể, nếu không đưa vào luật cũng phải đưa vào quy định để người được phân quyền, ủy quyền và giao thẩm quyền dám làm, dám chịu trách nhiệm về công việc đó.

Phân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy lên Thủ tướng- Ảnh 4.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) góp ý tại nghị trường.

“Tất nhiên hô xung phong thì phải vào trận. Vào trận phải có hy sinh, nhưng nếu có hy sinh phải xử lý người đứng đầu, cầm cờ thì chưa thực sự khách quan lắm.

Trừ khi người đứng đầu đó lợi ích nhóm, tham nhũng thì phải xử lý, còn những vấn đề khách quan do công tác, nôn nóng trong công việc phải xung trận, để đạt mục đích, yêu cầu thì cần rõ ràng về cơ chế”, đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Theo ông, luật đã quy định khung như vậy thì nghị định phải rành mạch, cụ thể, dễ cho người thực hiện.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị người phân quyền phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra người được phân quyền, ủy quyền; khi phân quyền, ủy quyền mà người thực hiện làm chưa đúng thì người phân quyền, ủy quyền cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

Tạo hành lang pháp lý quan trọng

Tiếp thu và giải trình làm rõ về phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đây là vấn mang tính cốt lõi, căn cơ, có tư duy đột phá nhất khi sửa luật lần này.

Phân cấp, phân quyền rành mạch, không để việc nhỏ cũng đẩy lên Thủ tướng- Ảnh 5.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình làm rõ thêm các nội dung đại biểu nêu.

Dự luật hoàn thiện được nguyên tắc phân quyền, phân cấp và ủy quyền theo hiến định và chủ trương của Đảng.

Từ đó, tạo sự chủ động, sáng tạo để thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hệ thống hành chính Nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý quan trọng để tháo gỡ những rào cản để phân quyền, phân cấp và phân định nhiệm vụ cụ thể đang hiện hữu trong các luật chuyên ngành.

“Vừa qua, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của Quốc hội, chúng tôi đã tiến hành rà soát để thực hiện phân cấp, phân quyền, thì thực sự phát hiện những điểm rất vướng.

Tại sao không làm được việc phân cấp, phân quyền? Vì luật chuyên ngành quy định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ trưởng.

Rà soát 257 luật thì có tới 177 luật quy định cụ thể nội dung này. Đồng thời, quy định rất rõ nhiệm của của Thủ tướng Chính phủ, của HĐND các cấp… Đây là sự chồng chéo, khó để thực hiện phân cấp, phân quyền…”, Bộ trưởng giải trình cụ thể.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, các luật chuyên ngành phải theo nguyên tắc Luật Tổ chức Chính phủ là đạo luật gốc của nền hành chính Nhà nước để thực hiện phân quyền, phân cấp, ủy quyền và làm rõ được đối tượng, chủ thể, phạm vi, nội dung theo từng các cấp độ khác nhau.

Đồng thời, dự luật cũng quy định điều khoản rất quan trọng: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải căn cứ vào nguyên tắc này để khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện theo quy định về phân quyền, phân cấp và ủy quyền.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/phan-cap-phan-quyen-ranh-mach-khong-de-viec-nho-cung-day-len-thu-tuong-192250214115431178.htm

Cùng chủ đề

Tạo không gian sáng tạo để thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng nói không đặt mục tiêu vừa phải để phấn đấu dễ dàng và càng khó khăn, áp lực thì càng phải nỗ lực. Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án bổ sung về phát...

Làm gì cũng phải hướng đến mục tiêu dân ấm no, đất nước hùng cường

Nhấn mạnh từ giờ tới cuối năm phải làm rất nhiều việc, Thủ tướng nêu rõ: "Dân phải hạnh phúc, ấm no, đất nước phải hùng cường, giàu mạnh. Làm gì thì làm, phải hướng đến mục tiêu đó". ...

Thủ tướng: Bỏ công an cấp huyện, đa số nhân sự về xã, một số lên tỉnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khi không tổ chức công an cấp huyện thì một số cán bộ công an được điều lên tỉnh, đa số sẽ về cấp cơ sở - cấp gần dân nhất. Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt...

Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm với bộ trưởng

Đại biểu đề xuất bổ sung cơ chế giám sát của Thủ tướng đối với bộ trưởng. Nếu bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm hoặc có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của bộ đó. Sáng 14/2, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Trong đó nhiều đại biểu quan tâm đến quy định "Thủ tướng Chính...

Những gì đã rõ, được đa số đồng tình thì luật hóa

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, những gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa. Ngày 12/2, sau phiên khai mạc Kỳ họp bất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

13 lãnh đạo cấp phòng Công an tỉnh Đồng Nai xin nghỉ công tác trước hạn

Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã trao quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/3/2025 đối với 13 lãnh đạo cấp phòng. ...

Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành

Loạt công trình trọng điểm kết nối với sân bay quốc tế Long Thành đang được TP.HCM khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, huy động nhân lực, thiết bị để thi công. ...

Hơn 8km quốc lộ 22 sắp mở rộng, giảm áp lực cho tuyến huyết mạch kết nối ASEAN

Hơn 8km quốc lộ 22 từ ngã tư An Sương đến nút giao Vành đai 3 sẽ được nâng cấp, mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo giao thông thuận lợi ở cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM. ...

Hưng Yên sắp khởi công đường 10 nghìn tỷ kết nối di sản ven sông Hồng

Đây là mục tiêu cũng là lời khẳng định của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên về việc đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng mức hai con số. ...

Tuyến đường sắt 8,3 tỷ USD mang tính chiến lược dài hạn

Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, việc triển khai đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp. ...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp các vụ nam sinh tự làm pháo nổ dịp cận Tết Nguyên đán

Hôm nay (8/1), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và phát hiện nhiều người học trên mạng và tự mua đồ về để làm pháo nổ, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt, đa số những người này có tuổi đời còn rất trẻ và am hiểu mạng xã hội. Đơn cử, ngày 3/1, Công an xã Quảng Long, huyện Hải Hà phát hiện 5 học sinh cấp...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Nam kỹ sư 9X cãi nhau vẫn muốn ở chung với cô gái Ninh Thuận xinh đẹp

(Dân trí) - Quan điểm hôn nhân của Xuân Tuyên tương đồng với suy nghĩ của Hoàng Yến. Ở tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò, MC Quyền Linh và Ngọc Lan mai mối Trần Xuân Tuyên (34 tuổi, quê Đắk Lắk) với Vũ Hoàng Yến (32 tuổi, quê Ninh Thuận).Nhà trai đang làm kỹ sư xây dựng và làm công trình ở Long An, nhưng sinh sống cùng anh chị tại Thủ Đức, TPHCM. Còn nhà gái...

VinFast mang VF 6 và VF 8 đến Triển lãm thương mại ABF 2025 tại Đức

(Dân trí) - VinFast công bố tham dự Triển lãm thương mại ABF tại Đức, diễn ra từ ngày 12/2 đến 16/2. Tại đây, khách tham quan sẽ có cơ hội lái thử VF 8 và VF 6, mẫu e-SUV đô thị mới được VinFast ra mắt tại châu Âu. Tham dự triển lãm ABF 2025 khẳng định cam kết của VinFast trong việc mang đến cho người tiêu dùng châu Âu những mẫu xe với mức giá hợp lý...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Cùng chuyên mục

Cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Nhiều đại biểu QH đồng tình với việc ban hành các nhóm cơ chế, chính sách đặc thù như đề xuất của Chính phủ để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. ...

5 bộ ngành được tăng số lượng thứ trưởng, 2 bộ có 9 thứ trưởng

Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tăng số lượng thứ trưởng, trong đó Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính được tăng nhiều nhất với 9 thứ trưởng. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 liên quan đến công tác cán bộ. Theo đó,...

Kiện toàn nhân sự trưởng đoàn đại biểu Quốc hội 3 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 6 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 liên quan đến việc kiện toàn nhân sự trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của 3 tỉnh. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn cho thôi giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 15 đối với 3 nhân sự do chuyển công tác khác. Theo đó, ông Lê Quang Tùng thôi giữ chức vụ Trưởng...

Bộ Công an thông báo về tổ chức liên quan đến vụ khủng bố tại Đắk Lắk

Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức liên quan đến khủng bố “Ủy ban cứu người vượt biển - BPSOS”. Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế , Bộ Công an xác định tổ chức dưới đây đã và đang liên quan đến khủng bố. Cụ thể, căn cứ Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 93/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ quy định về việc “Đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách...

Không khí lãng mạn ngày Valentine trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

(NLĐO) - Tối 14-2, phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) trở thành điểm đến không thể thiếu của những cặp đôi trong dịp lễ tình nhân (Valentine) ...

Mới nhất

Nhật Bản xả kho 200.000 tấn gạo để ngăn giá gạo tăng

Bộ trưởng Nông nghiệp cho biết giá cả tăng cao gây ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục, nhu cầu tăng đột biến và các vấn đề phân phối gạo. ...

Bình Dương chuyển hướng sang ‘khu công nghiệp sinh thái’

Giải pháp chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái, với việc sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ tài nguyên nước, môi trường… đang được tỉnh Bình Dương nghiên cứu triển khai với sự hợp tác quốc tế. ...

5 mẹo hay giúp cho những người hay bị đầy hơi

Ăn nhiều có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu, nhưng các chuyên gia cho biết có một số cách...

Cha mẹ sử dụng điện thoại có thể ảnh hưởng đến năng lực ngôn ngữ của trẻ

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc cha mẹ sử dụng điện thoại di động hơn 4 tiếng/ngày có liên quan...

Tình yêu khiến ai cũng phải trẻ lại

Bóng hồng quyền lực của Yoga Flow Phạm Thị Cúc đã bước sang tuổi U50, nhưng ai nhìn chị cũng phải ngỡ ngàng bởi nhan sắc và vóc dáng thon gọn, trẻ trung, xinh đẹp. Nữ doanh nhân, hoa hậu cho rằng, hạnh phúc trong tình yêu khiến bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trẻ lại ...

Mới nhất