Trang chủNewsThời sựPhân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn

Kinhtedothi – Sáng 5/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Trình bày tóm tắt Tờ trình Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, mục tiêu xây dựng dự án Luật là sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo đó, Dự án Luật dự kiến gồm 5 chương, 35 điều, so với Luật hiện hành giảm 2 chương và 15 điều. Nội dung cơ bản của Dự Luật gồm: Hoàn thiện các quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương; hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và mối quan hệ giữa các cơ quan của Chính phủ; Hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương.

Nêu quan điểm thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ. Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với nội dung về phân cấp trong Dự Luật nhằm thể chế hóa kết luận của Bộ Chính trị, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực chặt chẽ”.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung nguyên tắc phân cấp, làm rõ chủ thể được phân cấp, cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan được phân cấp để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).

“Đề nghị bổ sung nguyên tắc phân cấp theo hướng: khi thực hiện phân cấp phải bảo đảm đồng bộ giữa phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn với phân cấp về giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan được phân cấp chủ động trong giải quyết công việc, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính gắn với tăng cường trách nhiệm của các cơ quan và nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp” – Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật. Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh đó, do Luật Tổ chức Chính phủ được sửa đổi đồng thời với nhiều luật có liên quan như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân… do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu để bảo đảm đồng bộ về chính sách và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ; thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật….

Đồng thời, các đại biểu tập trung cho ý kiến về một số nội dung trọng tâm liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; phân cấp, ủy quyền; điều khoản chuyển tiếp, quan hệ của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Quochoi.vm
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Quochoi.vm

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hiện nay dư luận, Nhân dân rất quan tâm tới việc sắp xếp bộ tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo đúng chủ trương “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Do đó, các nội dung trình Quốc hội liên quan tới sắp xếp tổ chức bộ máy phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; quá trình chuẩn bị cần khẩn trương, kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nhấn mạnh, trong lần sửa đổi Luật này cần đẩy mạnh phân cấp cho Chính phủ tối đa, để Chính phủ chủ động, tháo gỡ được khó khăn vướng mắc, đưa đất nước phát triển. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định liên quan tới phân cấp, phân quyền quy định trong luật này với các luật có liên quan như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm về phân cấp phân quyền “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện nội hàm khái niệm về “phân cấp”, “ủy quyền” tại Dự án Luật để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của Dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); quy định rõ về các điều kiện phân cấp như tài chính, nguồn nhân lực, thủ tục hành chính… Ngoài ra, làm rõ hơn về điều kiện, người được phân cấp, tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm; cơ quan được phân cấp phải chủ động, không nên quy định về việc phân cấp tiếp.

Liên quan điều khoản chuyển tiếp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần xác định rõ các điều, khoản, điểm của luật, pháp lệnh đã được điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận nội dung họp. Ảnh: Quochoi.vn

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cao sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức Chính phủ. Về cơ bản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành các nội dung lớn của Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sáng tạo sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền trách nhiệm giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp theo nguyên tắc phân cấp cho Chính phủ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ quản lý điều hành, phát triển kinh tế – xã hội theo chức năng, nhiệm vụ; thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương.

Về một số nội dung cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, liên quan tới quy định về phân cấp cần tiếp tục rà soát, làm rõ hơn nội dung phân cấp, ủy quyền trong hệ thống hành chính, các từ ngữ, thuật ngữ thể hiện, bảo đảm đúng quy định của Đảng, thống nhất trong hệ thống pháp luật, các luật có liên quan. Ngoài ra, bảo đảm đồng bộ giữa phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn được giao với phân cấp về thủ tục hành chính, trình tự giải quyết công việc; làm rõ trách nhiệm giữa cấp trên và cấp dưới trong phân cấp; phân cấp cần gắn với bảo đảm nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thực hiện kết quả nhiệm vụ. Đồng thời, không phân cấp tiếp; phân cấp phải đảm bảo thông suốt, thuận lợi, khả thi…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/sua-doi-luat-to-chuc-chinh-phu-phan-cap-phan-quyen-manh-me-hon.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các Nghị quyết về công tác cán bộ

(NLĐO) - Phê chuẩn kết quả bầu ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, giữ chức vụ Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc ...

[Ảnh] Khai mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Sáng 5/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 42. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc. Dự kiến, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 13 nội dung. Trong phiên họp sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi),...

Chính phủ đề xuất lập 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ

Chính phủ đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới và giữ nguyên 8 bộ. ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Tại phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến liên quan các nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. ...

[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với các Ủy ban của Quốc hội và báo Đại biểu Nhân dân

NDO - Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 4/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, làm việc với các Ủy ban: Kinh tế; Tài chính-Ngân sách; Tư pháp; Pháp luật; Xã hội; Văn hóa, Giáo dục; Quốc phòng-An ninh; Đối ngoại và báo Đại biểu Nhân dân. Tham dự cuộc làm việc có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ và tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Cùng dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; các...

so sánh hiệu năng, giá cả và độ tin cậy

Với bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn so sánh để hiểu rõ hơn về 2 dịch vụ này. VPS là gì? VPS là một dạng máy chủ ảo được tạo ra thông qua phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau. Các máy chủ này đều có đầy đủ các thông số như CPU, Ram, bộ nhớ... Đặc biệt còn có sẵn hệ điều hành. Cloud VPS là gì? Cloud VPS cũng...

Đủ nguồn kinh phí để giải quyết các trường hợp nghỉ sau sắp xếp bộ máy

Kinhtedothi - Chiều 5/2, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin liên quan đến việc rà soát, đánh giá công chức, viên chức, người lao động sau khi tinh gọn bộ máy, nguồn kinh phí giải quyết các trường hợp nghỉ chế độ khi thực hiện sắp xếp. Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết: Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã ban...

Công bố đồ án quy hoạch, kêu gọi đầu tư 800.000 tỷ đồng vào Thủ Đức

Kinhtedothi - Tại Hội nghị TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, TP Hồ Chí Minh sẽ kêu gọi nhà đầu tư vào TP Thủ Đức với tổng nguồn vốn trên 800.000 tỷ đồng. Vào lúc 8 giờ ngày mai (6/2), TP Thủ Đức sẽ tổ chức hội nghị công bố đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP Hồ Chí Minh đến năm 2040 và xúc tiến mời gọi đầu tư vào TP Thủ Đức,...

Lễ hội ấm áp của Cộng đồng người Việt tại Bỉ

Ngày 2/2, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ (UGVB) đã tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán, thu hút đông đảo bà con kiều bào tại Bỉ cũng như từ các quốc gia lân cận đến chung vui. Như một nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Trung tâm Văn hóa quận Woluwe Saint-Pierre ở thủ đô Brussels lại trở thành điểm hội ngộ ấm áp của cộng đồng người Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh sau mỗi dịp nghỉ Tết. ...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

Cùng chuyên mục

Công chức nghỉ việc, áp lực không nhỏ lên thị trường lao động

Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Đây sẽ là áp lực không nhỏ lên thị trường lao động trong năm 2025. Những ngày đầu năm 2025, anh Trần Văn Nên (Hà Nội) đã lên kế hoạch tìm việc làm mới sau khi cơ quan anh chuẩn bị thực hiện sáp nhập, sắp xếp tinh gọn bộ máy. Dù có quá trình công tác lâu năm nhưng anh Nên thuộc...

Phó Trưởng Công an phường không đội mũ bảo hiểm chở vợ bị xử phạt hành chính

(NLĐO)- Điều khiển xe máy chở vợ không đội mũ bảo hiểm, Phó trưởng Công an phường Ô Chợ Dừa bị xử phạt 1 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe ...

“Làng chài miền Tây” trên cao nguyên

Lòng hồ thủy điện Sê San diện tích khoảng 56 km2, nằm giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. ...

Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH xin nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng. Tối 5/2, nguồn tin từ Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ xin nghỉ hưu trước tuổi. Nguyện vọng của ông Tùng đã được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng ý. Ông Tùng (58 tuổi) còn gần 5 năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu. Ông giữ chức Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH từ năm 2016. Theo kế hoạch sắp...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Mới nhất

Việt Nam khẳng định bước tiến mạnh mẽ trong giáo dục số

Tổ chức Khan Academy (trụ sở tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) vừa công bố rằng trong năm 2024, Việt Nam đã chính thức vươn lên vị trí thứ hai toàn cầu (ngoại trừ Hoa Kỳ) về số lượng người dùng trên nền tảng học trực tuyến miễn phí Khan Academy, đứng sau Brazil. Đây là một bước tiến lớn, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy giáo dục và chuyển đổi số tại Việt Nam.

“Làng chài miền Tây” trên cao nguyên

Lòng hồ thủy điện Sê San diện tích khoảng 56 km2, nằm giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. ...

Cúm mùa gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới

Chiều 5.2, Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản. ...

Vừa khai trương quán cơm chay đã nhận cuộc gọi lừa đảo nhiều hơn số ngày mở cửa

Vừa mở quán cơm chay, chủ tiệm ở Đà Nẵng đã nhận được cuộc gọi lừa đảo nhiều hơn số ngày mở cửa. Đã...

Mới nhất