Trang chủNewsChính trịPhải thiết kế cơ chế miễn trừ trách nhiệm với người thực...

Phải thiết kế cơ chế miễn trừ trách nhiệm với người thực hiện chính sách

Theo Thủ tướng, hiện nay dự thảo Nghị quyết mới miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro với người soạn thảo. Phải thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm với cả người thực hiện.

Ngày 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phát biểu tại tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trịTổng Bí thư, Chính phủ đã tranh thủ thời gian tối đa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan của Quốc hội đã rất tích cực trong việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội.

img_20250215_120339.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại tổ. Ảnh: Quang Vinh.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan. Vì vậy, việc tháo gỡ thể chế cần phải tập trung làm.

Thủ tướng thông tin, Chính phủ đang chỉ đạo sửa một loạt các luật song để Nghị quyết 57-NQ/TW đi vào cuộc sống ngay thì hôm nay chúng ta phải trình và thảo luận về dự thảo Nghị quyết này. Dự thảo Nghị quyết tập trung tháo gỡ các vướng mắc mà hiện nay rất cần thiết để thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, cũng chưa bao trùm, toàn diện hết được và phải tiếp tục sửa các luật khác.

Theo Thủ tướng, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung một số cơ chế đặc biệt chứ không phải đặc thù, như vậy mới làm được và thật sự đổi mới. Theo đó, thứ nhất, cần có cơ chế đặc biệt cho phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Hạ tầng này hiện nay rất yếu trong khi nguồn lực cần rất lớn nên phải có cơ chế để huy động nguồn lực này từ người dân, doanh nghiệp, xã hội để phát triển.

Thứ hai là cơ chế đặc biệt cho quản lý như lãnh đạo công-quản trị tư, đầu tư công-quản lý tư, đầu tư tư-sử dụng công trong các hoạt động khoa học công nghệ. Ví dụ đầu tư công-quản lý tư, đầu tư cho hạ tầng công nghệ của Nhà nước nhưng giao tư nhân quản lý.

Thứ ba là cơ chế đặc biệt cho các nhà khoa học, công trình khoa học có thể thương mại hóa được. Phải phân cấp, phân quyền cho các tỉnh, thành phố, bộ, ngành thậm chí các chủ thể liên quan, xóa bỏ xin-cho, giảm thủ tục hành chính và quản lý hiệu quả tổng thể.

Thứ tư, hiện nay dự thảo Nghị quyết mới miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro với người soạn thảo mà chưa đề cập tới người thực hiện. Trong khi đó, thực hiện mới khó. Nếu không có cơ chế đặc biệt bảo vệ người thực hiện thì lại sợ trách nhiệm, để đấy, hoặc không muốn làm vì không được bảo vệ. Phải thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm với cả người thực hiện chứ không phải chỉ người thiết kế chính sách thì mới toàn diện được.

Thứ năm là cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn nhân lực nhằm phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ; thu hút nhân lực từ bên ngoài để người ta về Việt Nam thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ bằng các chính sách thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, đất đai, visa, hợp đồng lao động.

Thủ tướng cũng cho biết, cần nghiên cứu bổ sung những vấn đề này và mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ. Tất nhiên có cơ chế đặc biệt thì phải thiết kế công cụ quản lý đặc biệt để không xảy ra vi phạm và nâng cao hiệu quả, không xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Phát biểu tại tổ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57/NQ-TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nhiệm vụ đặt ra là phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống một cách hiệu quả, muốn vậy phải luật hóa, thể chế hóa để được thực thi sâu rộng, hiệu quả trên thực tế, thực tiễn cuộc sống.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, quá trình luật hóa, cụ thể hóa này sẽ được chia làm hai bước. Bước thứ nhất là xây dựng một Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bước thứ hai căn cơ hơn là phải sửa nhiều các đạo luật liên quan để tháo gỡ cho phát triển khoa học, công nghệ trên tinh thần xem xét tổng thể, bàn một cách căn cơ, bài bản, chiến lược hơn.

“Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đã thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có 2 mảng lớn là mảng khoa học công nghệ và mảng chuyển đổi số”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho hay.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thu-tuong-phai-thiet-ke-co-che-mien-tru-trach-nhiem-voi-nguoi-thuc-hien-chinh-sach-10299959.html

Cùng chủ đề

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá

Trong số 5 cơ chế đặc biệt để phát triển khoa học công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh phải có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân lực, nhất là nhân lực từ bên ngoài bằng chính sách thuế, chỗ ở, visa… ...

Thủ tướng: Cần cơ chế để nhà khoa học muốn vào Việt Nam ‘lúc nào cũng được’

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, cần ''cơ chế đặc biệt'' để thu hút nhân lực nước ngoài, trong đó có các chính sách gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, đất đai, visa... Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo Nghị quyết được trình Quốc...

Tạo không gian sáng tạo để thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng nói không đặt mục tiêu vừa phải để phấn đấu dễ dàng và càng khó khăn, áp lực thì càng phải nỗ lực. Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án bổ sung về phát...

Làm gì cũng phải hướng đến mục tiêu dân ấm no, đất nước hùng cường

Nhấn mạnh từ giờ tới cuối năm phải làm rất nhiều việc, Thủ tướng nêu rõ: "Dân phải hạnh phúc, ấm no, đất nước phải hùng cường, giàu mạnh. Làm gì thì làm, phải hướng đến mục tiêu đó". ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mục tiêu 8% và cao hơn là ‘phép thử’ cho giai đoạn tăng trưởng hai con số

Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đề án bổ sung phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đại biểu (ĐB) Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho...

Thêm trường đại học xét học bạ năm 2025

Năm 2025, nhiều trường đại học tiếp tục dành chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ. Trong đó, Học viện Ngân hàng dự kiến dành 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển này. Ngày 15/2, Học viện...

Khi lựa chọn công nghệ phải đi tắt đón đầu

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần phải tháo gỡ rào cản thể chế, có các biện pháp khuyến khích về đầu tư, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Ngày 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo...

Đề xuất miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Ngày 15/2, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ...

Người cán bộ nhiệt huyết với công tác công đoàn

Công ty TNHH đồ chơi Chee Wah Việt Nam có hàng nghìn lao động. Tham gia hoạt động công đoàn trong một doanh nghiệp lớn đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, công sức. Mặc dù vậy, với sự năng động, giàu nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Hà Thị Ngân đã làm tròn hai vai, vừa là Bí thư Chi bộ, vừa là Phó Chủ tịch Công đoàn công ty. ...

Bài đọc nhiều

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam

Các chuyên gia, nhà quản lý ở Lào khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam trở thành người chủ của đất nước, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt 95 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa nhân...

Chuyến thăm Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính biểu tượng sâu sắc

(Chinhphu.vn) - Đại sứ Romania tại Việt Nam, bà Cristina Romila cho biết, chuyến thăm Romania sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính biểu tượng sâu sắc, nêu bật mối quan hệ nhân dân hai nước bền chặt, trở thành nền tảng cho quan hệ song phương trong 74 năm qua. Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới...

Chặng đường hợp tác Á-Phi-Mỹ Latinh

Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Ủy ban Việt Nam Đoàn kết và Hợp tác Á-Phi-Mỹ Latinh (19/10/1956-19/10/2026). Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Việt Nam Đoàn kết và Hợp tác Á-Phi-Mỹ Latinh cho biết, giữa thế...

Thủ tướng chủ trì hội nghị với các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lấy đòn bẩy ngân hàng để phát huy, khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tạo động lực, xung lực phát triển đất nước. Từ đầu...

Bộ Chính trị chuẩn y lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị bầu, chuẩn y lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngày 23/1/2025, Ban Chấp hành trung ương Đảng đã bầu bổ sung 3 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Khóa XIII gồm các đồng chí: Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng khóa 13, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Bí...

Cùng chuyên mục

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Trịnh Xuân Trường nhận nhiệm vụ mới

NDO - Chiều 15/2, tại thành phố Lào Cai, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhiệm kỳ 2020-2025 cho đồng chí Trịnh Xuân Trường. Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Ban Tổ chức...

Mục tiêu 8% và cao hơn là ‘phép thử’ cho giai đoạn tăng trưởng hai con số

Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đề án bổ sung phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Đại biểu (ĐB) Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho...

Khi lựa chọn công nghệ phải đi tắt đón đầu

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần phải tháo gỡ rào cản thể chế, có các biện pháp khuyến khích về đầu tư, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Ngày 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo...

Đề xuất miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Ngày 15/2, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. ...

Tổ chức BPSOS có liên quan vụ khủng bố năm 2023 tại Đắk Lắk

Theo Bộ Công an, tổ chức khủng bố BPSOS do Nguyễn Đình Thắng cầm đầu, hoạt động dưới danh nghĩa "Cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng để trợ giúp tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam. ...

Mới nhất

Thói quen không ngờ đang gây hại cho tim của bạn

Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại đang âm thầm gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của...

Mua tiền ảo, mất tiền thật

Gấp rút gỡ rào cản pháp lý; Mua tiền ảo, mất tiền thật là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra...

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm

Theo vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm. Điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa. ...

Mới nhất