Trang chủNewsThời sựPhải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách...

Phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện

Bên cạnh phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, qua công tác thanh tra, phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách, từ đó tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách.

Công tác thanh tra: Phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện- Ảnh 1.
Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành vào sáng nay (28/12) – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành vào sáng nay (28/12). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo Hội nghị.

Nhấn mạnh Hội nghị đã được nghe nhiều ý kiến phát biểu tham luận tâm huyết, trách nhiệm, đặc biệt là các nội dung quan trọng về công tác thanh tra như: Việc xử lý sau thanh tra; phòng, chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành thanh tra trong năm 2025, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, đây là những vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa quan trọng để ngành thanh tra cùng với cả nước phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ này, thực hiện các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và của toàn bộ hệ thống chính trị, sẵn sàng cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để đi đến thịnh vượng và giàu mạnh.

Góp phần quan trọng duy trì kỷ luật, kỷ cương của đất nước

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, năm 2024, chúng ta đã hành động quyết liệt, khắc phục nhiều khó khăn, vượt qua nhiều thách thức, kinh tế xã hội phục hồi tích cực, có chiều hướng tốt dần lên; 15/15 chỉ tiêu cơ bản mà Quốc hội đặt ra là hoàn thành; tốc độ tăng trưởng GDP cao trong khu vực và thế giới khi ước đạt khoảng 7%.

Công tác thanh tra: Phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện- Ảnh 2.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Bên cạnh phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, qua công tác thanh tra, phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách, từ đó tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Cùng với đó, những đột phá chiến lược tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều công trình trọng điểm quốc gia hoàn thành, đưa vào sử dụng. Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử có bước tiến dài. Đời sống của nhân dân không ngừng tăng lên…

Khẳng định “Đây là những thành tựu lớn của đất nước, trong đó có những đóng góp rất lớn của hệ thống thanh tra”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã nêu bật những điểm sáng của ngành thanh tra năm 2024, trong đó nhấn mạnh, ngành thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm, đề nghị xử lý và thu hồi khối lượng tài sản lớn cho Nhà nước, cả về giá trị tài chính cũng như đất đai; chuyển cơ quan điều tra hơn 200 vụ việc. Đây là kết quả tốt, góp phần quan trọng duy trì kỷ luật, kỷ cương của đất nước.

Bên cạnh đó, ngành thanh tra cũng đã thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tập trung làm tốt công tác xây dựng thể chế, nhất là thể chế chuyên ngành, góp phần tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Chúng ta xác định xây dựng thể chế là “đột phá của đột phá”; xây dựng Nhà nước pháp quyền và quản lý, quản trị đất nước phải bằng hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra phải dựa trên hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì mới hiệu quả.

Một nội dung lớn nữa được Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh là tình trạng lãng phí còn rất nghiêm trọng. Chủ trương của Đảng là phải đẩy mạnh phòng chống lãng phí bên cạnh phòng chống tiêu cực, tham nhũng; cho rằng “lãng phí gây hậu quả rất lớn. Chúng ta lãng phí rất nhiều về nguồn lực, nhân lực, thời gian. Tình trạng này đang rất nghiêm trọng”. Vì vậy, sau khi nhận nhiệm vụ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiệm vụ là phải chống lãng phí.

Phó Thủ tướng Thường trực đánh giá cao Thanh tra cùng các bộ, ngành với sự chỉ đạo của Chính phủ đã thực hiện 2 việc. Một là, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố. Thứ hai là tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án năng lượng tái tạo… Việc tháo gỡ này sẽ khơi thông được nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ; cho rằng cách làm của chúng ta hoàn toàn mới, sau khi có nghị quyết của Chính phủ, đã công bố công khai đây là chủ trương của Đảng, Nhà nước chứ không phải làm riêng cho cá nhân nào, dự án nào, nên không có chuyện “chạy chọt”.

Công tác thanh tra: Phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện- Ảnh 3.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tỉnh, thành phố trên toàn quốc – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Điểm sáng nữa là công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều đổi mới. Ngành thanh tra đã tăng cường kiểm tra, đôn đốn nên các vụ khiếu kiện kéo dài giảm 23%, những vụ việc phức tạp phần lớn được giải quyết.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực đồng ý với những hạn chế, tồn tại đã được nêu rõ trong báo cáo như tỉ lệ xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra chưa cao, còn tình trạng khiếu kiện đông người. Một số kết luận thanh tra còn “chưa được tâm phục, khẩu phục”, chưa “thấu tình đoạt lý” và khả thi; hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh tra còn “chưa đều”, nhất là thanh tra ở cấp huyện, cũng là vấn đề.

Không trở thành lực cản của quá trình phát triển

Nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới mà ngành thanh tra đã đề ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm mà ngành thanh tra cần tập trung triển khai thực hiện, trong đó nêu rõ cần phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, xác định kỹ hơn chức năng nhiệm vụ của thanh tra.

Bên cạnh phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm, qua công tác thanh tra phải phát hiện những sơ hở về cơ chế, chính sách, từ đó tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách.

Công tác thanh tra: Phải phát hiện được những sơ hở về cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và các đại biểu dự Hội nghị – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

“Để làm việc này, thanh tra phải rất giỏi, đồng thời quán triệt tinh thần thanh tra phải phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, không trở thành lực cản của quá trình phát triển. Rất nghiêm nhưng phải rất sát thực tế, hỗ trợ cho quá trình phát triển”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Đồng thời, thanh tra phải góp phần quan trọng trong việc đánh giá cán bộ trong toàn hệ thống, giúp Đảng có cái nhìn đúng hơn về đội ngũ cán bộ, chỉ ra, “anh này có đáng khen, có đáng bổ nhiệm không và mục tiêu cao nhất của thanh tra là duy trì kỷ cương, phép nước, duy trì trật tự pháp luật”.

Từ đó, Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra; kết luận thanh tra phải thấu tình, đạt lý. Bên cạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì phải phòng, chống lãng phí; nêu rõ việc này không chỉ là bổ sung vào báo cáo để cho hay mà cuộc sống đang chờ đợi thanh tra hướng dẫn cho cơ sở nhận diện như thế nào là lãng phí và phải tập trung như thế nào để phòng, chống, xử lý lãng phí; trong chương trình thanh tra năm 2025 nên chọn thanh tra một vụ việc để từ đó tổng kết lại, trở thành hướng dẫn chung.

“Năm 2025 là năm đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng và là năm bản lề để chúng ta thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm tiếp theo trong Chiến lược phát triển KTXH 10 năm giai đoạn 2021 – 2030 đã được Đại hội XIII đề ra. Tôi tin tưởng rằng với bề dày truyền thống tốt đẹp và sự nỗ lực, cố gắng, tận tụy của các đồng chí, trong năm 2025 và thời gian tới, toàn ngành thanh tra sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân đã tin tưởng, giao phó, đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, góp phần tích cực để đưa đất nước ta vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển hùng cường và thịnh vượng”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu./.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/cong-tac-thanh-tra-phai-phat-hien-duoc-nhung-so-ho-ve-co-che-chinh-sach-de-tham-muu-sua-doi-bo-sung-hoan-thien-385101.html

Cùng chủ đề

Chi sai chế độ phụ cấp giáo viên gần 9 tỉ đồng ở thị xã miền núi

Chỉ trong thời gian 2 năm, 21 trường học tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã chi sai chế độ phụ cấp ưu đãi giáo viên với hơn 8,84 tỉ đồng. Ngày 20-1, Thanh tra tỉnh Gia Lai cho biết đã ban...

Bộ máy cơ quan thanh tra còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc nên cần sắp xếp lại

(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng bộ máy cơ quan thanh tra hiện còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc nên cần thiết phải tổ chức, sắp xếp lại ...

Thanh tra Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Sở GD-ĐT Cà Mau thanh tra Trường THPT Phan Ngọc Hiển (H.Năm Căn) theo đơn tố cáo của giáo viên nhà trường. ...

Ban hành Kết luận thanh tra dự án do Đại học Đà Nẵng làm chủ đầu tư

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt những thiếu sót, vi phạm tại dự án "Đầu tư và nâng cấp hệ thống thư viện của Trung tâm Thông tin - Học liệu và các cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng". ...

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Thanh tra tỉnh Sơn La vừa công bố Kết luận số 75/KL-TTr về việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư. Theo Kết luận thanh tra, trong thời kỳ thanh tra (giai đoạn 2023-2024), Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La trực tiếp làm chủ đầu tư 19...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ trọng tâm đầu năm 2025

(TN&MT) - Sáng 3/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 2 và Quý I/2025 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Lê Công Thành; Thứ trưởng Lê Minh Ngân và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và lãnh...

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Đảng bộ các cơ quan Đảng TP trực thuộc Thành ủy TP.HCM

Sáng 3-2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập, kết thúc, giải thể tổ chức Đảng theo kế hoạch số 427 ngày 28-1-2025 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng...

Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm nay

Chiều tối 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), tại tỉnh Lạng Sơn, sau khi dành cả ngày để đi thị sát hiện trường hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất,...

Thủ tướng động viên Bộ đội Biên phòng và các lực lượng tại biên giới

Tối 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), trong chương trình công tác tại Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, tặng quà, động viên lực lượng Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). ...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

Ngắm chim, thú hoang dã trong “lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ

(NLĐO)-“Lá phổi xanh” của Đông Nam Bộ hiện có hơn 1.400 loài thực vật, hơn 2,2 ngàn động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. ...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Tết đầy khi ta biết đủ

Thay vì tiêu tốn số tiền lớn cho những khoản chi thỏa mãn “cái tôi”, nhiều bạn đã chọn cách “Tết đầy khi ta biết đủ”. ...

Hàng ngàn người Bảo Lộc đội mưa xem đêm nghệ thuật Hương trà

(NLĐO) - Dù thời điểm diễn ra chương trình "Bảo Lộc - Thành phố Hương trà - Sắc tơ" có mưa nhưng hàng ngàn người dân vẫn háo hức theo dõi. ...

Cùng chuyên mục

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa có ý kiến góp ý về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thể chế hoá các chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ Trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản số 5111/BKHCN-PC ngày 19/12/2024 về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây...

Tổng Bí thư trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc T.Ư

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương. Ngày 3/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng...

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Nổ bom ở Moscow khiến 5 người thương vong

(CLO) Một quả bom đã phát nổ tại sảnh khu chung cư cao cấp Alye Parusa ở Moscow vào ngày 3/2 khiến ít nhất một người thiệt mạng và 4 người bị thương. ...

Mới nhất

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025. Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) – thông tin,...

Giá vàng trong nước tăng mạnh, đã tiến sát 90 triệu đồng/lượng

Chiều nay 3-2, sau khi giá vàng thế giới hồi phục về ngưỡng 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng SJC được đẩy lên mức 89,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã. ...

Mới nhất